Nuôi cá cạnh ống xả thải để cán bộ ăn thẩm định

Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang đang cho nuôi cá ngay ống xả thải của nhà máy giấy Lee&Man với mục đích 'kiểm tra nước xả thải của nhà máy'.

Người dân nuôi cá bè gần nhà máy giấy Lee&Man vào năm 2016

Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN&PT tỉnh Hậu Giang cho hay đã giao ngành thủy sản tham mưu, trong tháng này sẽ triển khai nuôi cá ngay gần ống xả thải của nhà máy giấy.

Theo đó, số lượng cá nuôi có thể là vài bè để giám sát môi trường đồng thời cán bộ có cá để ăn chứ không bán ra ngoài.

"Ngoài các máy móc trang thiết bị hiện đại để giám sát xả thải, việc nuôi cá ngay sát nhà máy cũng là cách giám sát nước thải của nhà máy hay nhất. Nếu môi trường nước sạch, an toàn chắc chắn cá sẽ không bị chết.

Đây là cách khả thi nhất đánh giá nước thải của nhà máy có gây tổn thương đến ngành nông nghiệp hay không”, ông Đồng nói.

Không chết ngay nhưng ảnh hưởng lâu dài

Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập nghiên cứu về sinh thái vùng ĐBSCL cho rằng, ý tưởng này rất hay, thể hiện trách nhiệm "dám làm dám chịu". Tuy nhiên, cần thực hiện đúng lời hứa là tuyệt đối không bán cá này ra thị trường cho dân tiêu thụ mà chỉ sử dụng cho cán bộ ăn như tuyên bố với báo chí.

thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện

Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện: Người ăn thì không chết ngay nhưng ăn đến đủ đô thì có chuyện

"Cũng cần lưu ý rằng, cá nuôi có thể không chết vì chất độc chưa đạt ngưỡng, nhưng độc chất có thể tích lũy trong cá. Người ăn thì không chết ngay, nhưng ảnh hưởng sức khỏe lâu dài và khi ăn nhiều, tích lũy một thời gian dài đến 'đủ đô' thì mới có chuyện.

Vấn đề lớn hơn cần quan tâm là cho cả toàn vùng, một khi có chuyện lớn xảy ra thì chức vị hoặc sức khỏe của một vài người cũng không thể so sánh”, thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện lưu ý.

Theo các chuyên gia, với đặc thù là hệ thống kênh rạch chằng chịt và chế độ thủy triều lên xuống mỗi ngày của sông Hậu, nên trong trường hợp nước thải gây ô nhiễm, thì hậu quả sẽ khôn lường đối với thủy sản nước ngọt tự nhiên của sông Hậu và các kênh rạch và thủy sản biển vùng cửa sông Trần Đề và có thể toàn bộ vùng biển ĐBSCL.

Vùng Sông Hậu rất nhạy cảm về sinh thái thủy sinh, trong đó tài nguyên thủy sản nước ngọt và nước mặn rất quan trọng. Ước lượng thủy sản nước ngọt ĐBSCL đạt 220-440.000 tấn/năm.

Sản lượng thủy sản ven biển 500-700 tấn/năm, tương đương 50% sản lượng thủy sản biển của Việt Nam.

Đặc biệt, vùng này có hệ thống sông ngòi ở chằng chịt, liên thông và ảnh hưởng chế độ bán nhật triều Biển Đông. Nguồn nước sông Hậu quan trọng cho hàng chục triệu người. Đa số dân cư sống ven sông.

lee man xả thải

Lee&Man phải minh bạch sử dụng hóa chất gì

“Bối cảnh của những thảm họa môi trường như Formosa, dù đúng quy trình, có đánh giá tác động môi trường do Bộ TN&MT phê duyệt, nhưng thảm họa vẫn xảy ra.

Chính vì vậy, nếu xảy ra có sự cố thì hậu quả sẽ nghiêm trọng”, ông Thiện nói và cho biết, Lee&Man luôn nói đảm bảo xử lý tốt nước thải và chất thải, nhưng thông tin về loại hóa chất và lượng hóa chất sử dụng thì không rõ ràng.

Không nên xem thường dân

Theo thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, Lee&Man cần công bố bài toán cân bằng vật chất, theo dấu từng loại hóa chất, chất gì, vào ở đâu, bao nhiêu, ra ở đâu, bao nhiêu, thật rõ ràng minh bạch.

Ông cho biết, sông Hậu có tầm quan trọng sống với hàng triệu người và hệ sinh thái của một vùng rộng lớn phía Tây sông Hậu. Nếu sự cố xảy ra, thảm họa sẽ cực lớn. Vì vậy, cần phải hết sức thận trọng, không nên đánh cuộc rủi may, đặt sự sống của hàng chục triệu người vào rủi ro ở bất cứ mức nào.

Do đó cần phải áp dụng nguyên tắc không hối tiếc, cẩn trọng cho đến khi có sự đồng thuận chắc chắn rằng không có rủi ro gây hại.

Cần phải minh bạch bài toán cân bằng vật chất từ đầu vào sản xuất giấy đến tất cả các đầu ra. Phải tham vấn cộng đồng một cách có ý nghĩa, trong đó người dân có thể bị ảnh hưởng có quyền được biết; không nên xem thường người dân, cho rằng họ không thể hiểu. Nếu người dân không hiểu thì nên giúp họ hiểu.

Cần phải có bên thứ ba độc lập, hướng dẫn thảo luận với người dân. Tham vấn với người dân có nhiều lợi ích cho chủ đầu tư: tránh được dư luận đồn đại và hơn nữa, chi phí của việc tham vấn sẽ rẻ hơn chi phí của những vấn đề phát sinh lâu dài nếu không tham vấn.

VietNam+
Đăng ngày 06/04/2017
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 05:54 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 05:54 23/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 05:54 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 05:54 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 05:54 23/11/2024
Some text some message..