Nuôi trữ cua đồng, nghề mới cần được phát triển

Đời sống ngày một tăng cao và nhu cầu ăn uống cũng có nhiều thay đổi theo hướng ít lượng nhưng nhiều chất. Số đông cư dân thành thị đã hướng ẩm thực thiên về những sản vật của đồng quê, vừa bổ dưỡng vừa phù hợp với túi tiền nên cua đồng là thực phẩm khá được ưa chuộng.

nuôi cua đồng
Mô hình nuôi cua đồng ở An Giang.

Với nhu cầu thị trường ngày một tăng, nhiều vùng nông thôn An Giang đã phát triển nghề nuôi cua đồng.

Để tìm hiểu hiệu quả của nghề nuôi cua đồng, Trung tâm Khuyến nông An Giang đã tổ chức chuyến tham quan mô hình nuôi cua đồng tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp cho cán bộ và nông dân. Tại mô hình nuôi cua đồng của gia đình ông Nguyễn Văn Khanh, ấp Hưng Quới, xã Mỹ An Hưng B, cho thấy, chỉ cần bao lưới xung quanh cao chừng 1 mét, giữ mực nước trong ruộng khoảng 5-7 tấc thì có thể mua cua về thả nuôi.

Theo ông Khanh, với 1.000m2 (1 công) đất ruộng, gia đình thả khoảng 2-4 tấn cua. Mùa vụ nuôi cua nơi đây thường bắt đầu từ giữa tháng 9, vì lúc này nguồn cua giống thu gom được khá nhiều. Mật độ thả cua tùy thuộc vào số lượng cua mua được, các năm trước nhờ mua được khá nhiều cua nên gia đình đã thả 3 tấn cua/công.

Năm nay do nước lũ thấp, và do nhiều yếu tố khách quan khác nên nguồn cua giống khá khan hiếm, nên đến giờ chỉ mới mua được có 1,2 tấn cua, giá mua bình quân 10.000 đồng/kg. Với tình hình hiện nay, lượng cua mua thêm được chỉ chừng khoảng vài trăm ký. Nếu như vậy, mật độ nuôi cua trong ruộng sẽ khá thưa và sản lượng thu được có lẽ không được như các năm trước.

Thức ăn cho cua chủ yếu là khoai mì tươi. Khoai được băm nhỏ thành sợi và rải đều xuống vuông cua. Lượng cho ăn 30kg khoai/tuần/lần. Theo ông Khanh, thời vụ thu hoạch cua cũng tùy thuộc tình hình giá cả và sản lượng cua hiện có trong vuông.

Nếu cua ít hao hụt thì nuôi chừng hơn 2 tháng là bán, nếu hao hụt nhiều thì thời gian nuôi có thể kéo dài đến 4 tháng. Vả lại, dưỡng cua càng gần ngày Tết thì giá bán sẽ càng cao hơn, nếu như cua bị hao hụt 40% vẫn lời, vì giá bán cua thương phẩm thường đạt gấp 3-4 lần giá cua giống, khoảng 35.000 - 40.000đ/kg. Vụ nuôi năm 2010, với sản lượng thu hoạch khoảng 1,5 tấn, gia đình ông Khanh thu được lợi nhuận hơn 20 triệu đồng.

Đến thăm mô hình nuôi cua của gia đình ông Lê Văn Dợt, ấp An Quới, cũng ở xã Mỹ An Hưng B cho thấy, mô hình được đầu tư khá tốt. Cũng trên diện tích 1.000m2, được đăng lưới cẩn thận và chia làm 2 vuông. Thời vụ nuôi và cách cho ăn giống như mô hình của gia đình ông Khanh, nhưng lợi nhuận cao hơn một ít, nhờ cách bố trí vuông nuôi thành 2 ngăn riêng biệt.

Nhờ nuôi riêng vuông nên có thêm điều kiện để tuyển chọn cua lớn bán trước, và giữ cua nhỏ lại rồi dưỡng đến khoảng hơn 5 tháng mới xuất bán toàn bộ, nên trọng lượng cua cũng như giá bán cua cũng cao hơn so với mô hình nuôi của gia đình ông Khanh.

Cách đây khoảng 5-7 năm, vào mỗi mùa nước rút, đi dọc theo Quốc lộ 91, cứ mỗi sáng sớm, tại đầu những con kênh đào đều thấy cảnh mua bán cua đồng rất nhộn nhịp. Cua thường được phân làm nhiều cỡ, loại cua tốt dành để bán cho thương lái chở đi tiêu thụ ở TP.HCM, phần còn lại thường bán làm thức ăn cho cá. Ước tính, hằng ngày nơi đây trung chuyển hơn chục tấn cua. Vài năm gần đây, vì nhiều lý do, lượng cua đã ít dần, và các điểm trung chuyển cua hầu như đã không còn hoạt động. 

An Giang có nguồn nhân lực dồi dào với nhiều thành tựu về nghề nuôi cá, nuôi tôm trong ruộng lúa, có hệ thống kênh mương nội đồng đẹp như tranh vẽ, có mạng lưới giao thông thủy chằng chịt xuyên suốt đến tận từng ngõ ngách của xóm thôn, đã từng là địa phương có nguồn cua đồng phong phú,… nên việc nuôi cua đối với nông dân An Giang không hề khó.

Nghề nuôi cua cần sự tiếp sức của ngành chức năng để từng bước thực hiện trình diễn nuôi trên chân ruộng, nhất là đối với diện tích đất trồng lúa gặp trở ngại về khâu bơm tưới nước và thu hoạch.

Nhưng vấn đề khó hiện nay là thiếu nguồn cua giống chất lượng tốt để thả nuôi. Nghề nuôi cá tra của An Giang ngày xưa đã có tốc độ phát triển đứng đầu cả nước nhờ vào nguồn giống khai thác từ tự nhiên, do vậy nếu có biện pháp bảo tồn hợp lý nguồn lợi cua đồng thì sẽ luôn có nguồn cua sạch đáp ứng nhu cầu nuôi trữ và tiêu thụ.

Báo An Giang
Đăng ngày 20/12/2012
Lưu Kim Đính
Nuôi trồng

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 10:19 18/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:16 18/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 11:16 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 11:16 18/11/2024

Phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng

Ngành thủy sản là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng là hướng đi tất yếu và bền vững.

Tôm chế biến sẵn
• 11:16 18/11/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 11:16 18/11/2024
Some text some message..