Rong nho: đối tượng đang cần được quan tâm

Một vài năm trở lại đây, nhiều hộ dân nuôi tôm gặp không ít khó khăn do dịch bệnh EMS hoành hành, môi trường nước ngày càng ô nhiễm,… làm cho tỉ lệ chết gia tăng, dẫn đến tình trạng treo ao ở nhiều nơi. Đứng trước những khó khăn đó, trồng rong nho hiện đang là một giải pháp có hiệu quả, góp phần mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân.

rong nho
Ảnh: rong nho

Rong nho (Caulerpa lentillifera) được trồng đầu tiên tại một trại nuôi tôm và cá măng biển vào năm 1952, ở đảo Mactan, Cebu, Philippine. Lúc đầu, rong nho được trồng để cải thiện chất lượng nước ao nuôi. Nhưng về sau, người dân nhận thấy thu được nguồn lợi rất nhiều từ nó, nên rong nho đã trở thành mùa vụ chính trồng trong ao, năng suất 12-15 tấn/ha/năm. Sau đó, du nhập vào Nhật Bản và được sử dụng như một loại thức ăn, phổ biến cho đến ngày nay. 

Dù vậy, rong nho lại phát triển không mấy thuận lợi ngay trên quê hương của nó. Rong nho thích hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ nước 220C-280C, độ mặn 30‰. Dễ dàng nhận thấy, rong nho hoàn toàn phù hợp với điều kiện khí hậu ở Việt Nam. Có thể tận dụng 3.000km bờ biển nước ta để nuôi thương phẩm, xuất khẩu rong nho.

Một ví dụ điển hình là anh Đặng Ngọc Thoại ở phường Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam, chàng thanh niên trẻ, phát triển thành công nhờ mô hình trồng rong nho . Từ 3 ha ao nuôi tôm bỏ không do thua lỗ, anh đã mang về hơn 600 triệu đồng/ năm, với năng suất 25-30tấn/ha/năm và giải quyết việc làm cho 30 lao động ở địa phương có thu nhập ổn định.

Thật vậy, chỉ cần tận dụng một số bể composite hay những ao bỏ không, không cần tốn nhiều công chăm sóc, không cần tư nhiều vốn đầu, không cần đầu tư trang thiết bị hay máy móc hiện đại, nguồn giống có thể sử dụng lại cho mùa vụ sau từ các cây rong đã phát triển, kĩ thuật trồng rong cũng khá đơn giản, thời gian thu hoạch ngắn, người dân đã có thể thu về mỗi năm hàng trăm triệu đồng. Có thể nói, rong nho là món quà quý giá mà thiên nhiên dành tặng cho người dân miền biển nghèo, chịu thương, chịu khó này.

Mặt khác, chất lượng cuộc sống đang ngày một nâng cao, lựa chọn thực phẩm bổ dưỡng, làm đẹp, an toàn cho con người là vấn đề luôn được đặt lên hàng đầu. Đáp ứng được yêu cầu đó, một lần nữa, rong nho lại là ứng cử viên đầy tiềm năng.

Kết quả phân tích thành phần các chất dinh dưỡng trong rong nho của phân viện khoa học vật liệu Nha Trang cho thấy trong rong nho chứa nhiều khoáng vi và đa lượng, vitamin,.. có tác dụng tẩy độc cơ thể, làm đẹp da, chống béo phì, lão hóa, thấp khớp, bứu cổ, tăng sức đề kháng cho cơ thể và điều hoài huyết áp, tim mạch.

Hàm lượng Iod trong rong nho (470µg/g ) là rất cao (cao hơn nhiều lần so với hàm lượng Iod trong các lọai thực phẩm khác, kể cả trong thực phẩm có nguồn gốc từ biển như cá tươi : 2.4 µg/g, cá khô 13.6 µg/g, nước mắm : 9.5 µg/g, rau cải xoong : 0.45 µg/g). Nhu cầu Iod cần thiết cho cơ thể con người được qui định tối thiểu là 150 µg/g /ngày.

Rong còn giúp cho việc nhuận trường cũng như kháng khuẩn đường ruột, hấp thu các kim lọai độc hại trong cơ thể người và thải ra ngòai theo đường bài tiết. Hàm lượng lipid thấp (1,2%) thích hợp cho người ăn kiêng. Đồng thời chứa nhiều acid amin thiết yếu và các vitamin cần thiết cho cơ thể. Dùng rong nho làm mặt nạ có thể cải thiện vết nám, mang lại vẻ sáng mịn cho da.

Ngoài cái lợi có thêm rau xanh làm phong phú bữa ăn, rong nho có thể làm sạch môi trường nước bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ và làm giảm mức độ ô nhiễm môi trường nước ở các khu vực đó. Đặc biệt, sau khi được sử dụng làm tác nhân chống ô nhiễm môi trường, rong nho vẫn có khả năng sử dụng bình thường, không độc đối với người sử dụng.

Đó là lí do vì sao rong nho rất được ưa chuộng và thường sử dụng trong các món salad ở một số nước châu Á như Nhật Bản, Philippine…

Kĩ thuật trồng rong nho đang dần được hoàn thiện, người dân ngày càng cho sản lượng cao hơn và hình dáng ngoài của rong nho đều đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.. Năng suất tăng dần so với lúc ban đầu, từ 12-15 tấn/ha/năm ở Philippine tăng lên 25-30 tấn/ha/năm ở Việt Nam.

Tuy nhiên, ở nước ta, đây chỉ là hình thức tự phát của một số doanh nghiệp hay một số hộ nuôi. Do đó, giá rong nho trên xuất khẩu qua thị trường Nhật ở nước ta chỉ khoảng 10USD/kg rong nho tươi. Nhưng thực tế, giá rong nho tươi ở Nhật lên đến 60-70USD/kg. Thiết nghĩ, nếu rong nho được quan tâm nhiều hơn, và có những đề tài nghiên cứu sâu rộng hơn chẳng hạn như nghiên cứu về hoạt tính chống oxy hóa hay chiết suất omega 3 từ rong nho để thay thế cho nguồn omega 3 trong cá biển trong tương lai, thì giá trị của rong nho cũng sẽ tăng lên rất nhiều… Sẽ như thế nào nếu cá biển không còn nữa do khái thác quá mức? Con người không còn được bổ sung omega 3 từ cá biển, lúc đó, các loại rong tảo sẽ là nguồn chính cung cấp dưỡng chất, giúp cho hệ tim mạch nói riêng hay sức khỏe nói chung của con người hoạt động tốt hơn.

tepbac.com
Đăng ngày 18/04/2013
Lê Hải Quỳnh
Kỹ thuật

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 10:04 03/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 11:38 02/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 01:45 16/12/2024

Phòng bệnh tổng hợp cho tôm hùm

Tôm hùm là một trong những loài nuôi có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, để nuôi tôm hùm đạt hiệu quả kinh tế cao, ngoài việc nắm vững kỹ thuật nuôi, người nuôi cần chú ý các biện pháp phòng trị bệnh cho tôm.

Tôm hùm
• 01:45 16/12/2024

VietShrimp 2025: Những vấn đề nóng hổi ngành tôm Việt Nam trên bàn Hội thảo

“Xanh hóa vùng nuôi” sẽ là chủ đề chính, xuyên suốt tại kỳ Hội chợ VietShrimp 2025. Hội chợ quy tụ những doanh nghiệp hàng đầu của ngành tôm Việt Nam – mang tới các giải pháp công nghệ tiên tiến, những mô hình nuôi hiện đại nhằm đẩy nhanh quá trình xanh hóa vùng nuôi tôm.

Vietshrimp 2025
• 01:45 16/12/2024

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 01:45 16/12/2024

Rủi ro của việc xét nghiệm không đầy đủ trong quy trình kiểm dịch

Quy trình kiểm dịch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, và hàng hóa. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, các bước xét nghiệm trong kiểm dịch giúp phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, kiểm soát các chất cấm, và đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm.

Thủy
• 01:45 16/12/2024
Some text some message..