Lá có dạng hình quạt với các gân lá tỏa ra thành phiến lá, đôi khi chia hai nhánh. Hai gân lá đi vào phiến lá tại gốc lá và chia nhánh lặp lại thành hai; theo kiểu gọi là hệ gân lá phân đôi. Các lá thông thường dài 5–10 cm.
Các chất chiết ra từ lá bạch quả chứa các flavonoit-glicozit và các terpenoit (ginkgolit, bilobalit) và được sử dụng trong dược phẩm. Chúng có nhiều tính chất được coi là tăng độ minh mẫn, và được sử dụng chủ yếu như là các chất làm tăng trí nhớ và sự chú ý, cũng như là tác nhân chống oxy hóa.
Thí nghiệm
Các mẫu cá chim trắng tươi thu được trực tiếp từ các thị trường cá địa phương và được vận chuyển trực tiếp vào phòng thí nghiệm bằng các đông đá. Sau khi được rửa sạch và cắt tỉa trong dung dịch nước, các mẫu được xử lý với các nồng độ GBLE khác nhau (0,0 mg/mL, 2.5 mg/mL, 5.0 mg/mL, 10.0 mg/mL) và đóng gói trong túi Polyethylene , sau đó được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4 ± 1 °C với nước đá.
Sơ đồ thí nghiệm và các chỉ tiêu theo dõi
Kết quả
Kết quả cho thấy thời hạn sử dụng của các mẫu không được xử lý với dung dịch lá bạch quả (0,0 mg / ml) là 8 – 9 ngày và thời hạn 14 – 15 ngày đối với nhóm xử lý GBLE1 (2,5 mg/mL). Kết quả đánh giá cho thấy nồng độ GBLE khác nhau có những ảnh hưởng khác nhau đến việc bảo quả cá; các thông số bao gồm bảo vệ cấu trúc, ức chế quá trình oxy hóa lipid, suy giảm protein và tăng trưởng vi sinh vật. Trong đó 2,5 mg/ml GBLE là tốt nhất cho việc bảo quả cá với băng.
Kết luận
Từ các kết quả phân tích trên, có thể sử dụng dịch trích từ lá bạch quả (GBLE) như một chất bảo quản để kéo dài thời hạn sử dụng của thịt cá trong quá trình bảo quản ướp đá.
Theo Weiqing Lana, Xu Chea, Qiaoling Xua Ting, Wanga Ruoyuan, Dua Jing Xiea, Min Houa Han Lei. Báo cáo đầy đủ trên: Sciencedirect.