ADM công bố những mục tiêu mới nhằm thúc đẩy giảm cường độ sử dụng nước và chất thải chôn lấp

ADM (Mã giao dịch trên Sàn chứng khoán New York: ADM) hôm nay tuyên bố cam kết giảm 10% cường độ sử dụng nước và đạt tỷ lệ phân loại rác thải 90% vào năm 2035 như một phần trong kế hoạch tích cực nhằm tiếp tục giảm tác động môi trường.

Mô hình Biosipec
Mô hình Biosipec tiêu chuẩn (Biosipec standard) của tập đoàn ADM.

Các cam kết này được đề cập trong bản Báo cáo phát triển bền vững của Tập đoàn. Đồng thời, bản báo cáo cũng cập nhật tiến trình thực hiện các cam kết bền vững của ADM.

Ông Juan Luciano Chủ tịch kiêm CEO tập đoàn ADM chia sẻ: “Tầm quan trọng của những cam kết này càng trở nên rõ ràng hơn trong thời điểm đại dịch Covid 19 bùng phát như hiện nay. Tại thời điểm này, các Tập đoàn như ADM đang đóng một vai trò trọng yếu trong việc hỗ trợ và duy trì chuỗi thực phẩm cho toàn thế giới. Và trong khi chúng ta đang tập trung vào việc vận hành một cách an toàn và hiệu quả hôm nay, chúng ta cũng không thể ngừng quan tâm đến tương lai. Ngay cả tại thời điểm đầy thách thức này, chúng ta vẫn sẽ tiếp tục duy trì các cam kết để đảm bảo ADM và các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà chúng ta đang sử dụng vẫn luôn dồi dào và lớn mạnh trong nhiều năm tới.” 

Vào đầu năm nay, ADM đã công bố kế hoạch giảm 25% lượng khí thải nhà kính và 15% cường độ sử dụng năng lượng. Ngoài ra, ADM sẽ phát triển các kế hoạch giảm lượng nước sử dụng cho các khu vực có nguy cơ cao và khan hiếm nguồn nước.

Các mục tiêu mới phù hợp với các mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc, và sẽ được thực hiện thông qua việc tái sử dụng và tái chế nước, đồng thời tìm cách sử dụng thay thế cho chất thải. Những mục tiêu này nằm trong kế hoạch ban đầu của ADM, được công bố vào năm 2011, trong đó Tập đoàn cam kết cải thiện từng đơn vị sử dụng năng lượng, khí thải nhà kính, nước và chất thải chôn lấp vào năm 2020. Như được đề cập trong Báo cáo bền vững chi tiết, ADM đã đạt được tất cả mục tiêu trước thời hạn.

 “Chúng tôi nhận thức được rằng nguồn tài nguyên thiên nhiên mang ý nghĩa sống còn với tương lai của chúng ta và những cam kết bền vững này của chúng tôi sẽ tạo ra một ADM vững mạnh hơn và một thế giới tốt đẹp hơn,” Ông Luciano chia sẻ thêm. “Chúng tôi tự hào là đối tác cung ứng bền vững cho khách hàng của mình và xa hơn nữa chúng tôi cam kết thúc đẩy sự thay đổi thông qua các phương pháp thực hành tốt, các giải pháp tiến bộ và hành động có ý thức của mình để mang đến tác động tích cực.

Mô hình BIOSIPEC của ADM – giải pháp nuôi tôm thâm canh tiết kiệm nước và bền vững

Hiện nay, mô hình nuôi thâm canh đã trở nên rất phổ biến ở nhiều nước trên thế giới nhất là đối với tôm thẻ chân trắng (Lipopenaeus vannamei). Cùng với việc tăng mật độ nuôi, người nuôi thường tăng cường thay nước để duy trì chất lượng nước trong quá trình nuôi. Việc sử dụng và xả thải một lượng nước rất lớn không chỉ làm tăng chi phí sản xuất mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát mầm bệnh, gây ô nhiễm và hủy hoại môi trường xung quanh.

BIOSIPEC là một giải pháp nuôi tôm thâm canh tiết kiệm nước và bền vững được phát triển cách đây 5 năm tại trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Thủy sản Ocialis của tập đoàn ADM ở Việt Nam. Điểm khác biệt của mô hình BIOSIPEC là giảm thiểu rủi ro do bệnh bùng phát trong tháng nuôi đầu tiên. Cho đến nay, giải pháp đã phát triển thành hai mô hình chuyên biệt gồm Biosipec tiêu chuẩn (Biosipec standard) và Biosipec nâng cao (Biospec advance) để phù hợp với các điều kiện ương nuôi cũng như mức độ tài chính và trình độ kỹ thuật khác nhau của người nuôi. Cả hai mô hình này đều tập trung vào giảm thiểu tối đa lượng nước sử dụng bằng việc tái sử dụng nước từ ao tuần hoàn (Biosipec tiêu chuẩn) và bể lọc sinh học (mô hình Nâng cao). Ngoài ra, việc sử dụng thức ăn ương chuyên biệt sẽ giúp quản lý chất lượng nước tốt hơn và nâng cao các giải pháp an toàn sinh học. Sau đây là thông số kỹ thuật của mô hình Biosipec so với cách nuôi tôm thẻ phổ biến hiện nay.

MÔ HÌNH ƯƠNG
THÔNG THƯỜNG
BIOSIPEC TIÊU CHUẨN
BIOSIPEC NÂNG CAO
Mật độ ương (PL/l)
1-3
1-5
8-12
Thời gian ương (tuần)
3-4
3-4
3-4
Phương pháp xử lý nước
Thay nước

Ao tuần hoàn (1.500-2.000m2)

Bể lọc sinh học (3-5m3)
Lượng nước thay (trên lượng nước bể ương)
10-12 lần

Không thay nước (Tuần hoàn)

Không thay nước (Tuần hoàn)
Mức độ rủi ro (do tác động bên ngoài)
Cao
Thấp
Rất thấp
Chi phí thay nước
Tốn kém
Không đáng kể
Không đáng kể
Quản lý sức khỏe
Vi sinh, kháng sinh…
Không kháng sinh
Không kháng sinh
Thức ăn
Thông thường
Chuyên biện từ Ocialis  (MeM + Vana Nano)
Chuyên biện từ Ocialis (MeM + Vana Nano)
FCR
0.8 – 1.2
0.8
0.9
Cỡ tôm giống thu hoạch (g/con)
0.3 – 0.8
0.6 – 0.8
0.3 – 0.4
Tỉ lệ sống (%)
10 – 90
90
85
Sinh khối (kg/m3)
1.2 – 1.4
1.5
2.1


Như vậy bên cạnh mục tiêu giúp giảm thiểu việc thay nước, thì mô hình ương tôm BIOSIPEC (cả Tiêu Chuẩn & Nâng Cao) còn mang lại nhiều lợi ích khác như:

  • Có thể được áp dụng hiệu quả ở cả các vùng nuôi khó khăn về nguồn nước (số lượng lẫn chất lượng).
  • Nâng cao tính an toàn sinh học, giảm thiểu rủi ro bệnh tật, đặc biệt không sử dụng kháng sinh.
  • Nâng cao năng suất cũng như tính ổn định của việc ương nuôi.
  • Giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả nuôi.
  • Giảm thiểu việc xả thải các chất độc hại ra môi trường, bảo vệ vùng nuôi và môi trường xung quanh.


Mô hình Biosipec nâng cao (Biosipec advance) của tập đoàn ADM.

Về ADM

ADM là tập đoàn dẫn đầu toàn cầu về Dinh dưỡng cho Người và Vật nuôi và là nhà sản xuất và chế biến nông sản hàng đầu thế giới.  Tại ADM, chúng tôi khai phóng sức mạnh thiên nhiên để cung cấp nguồn dinh dưỡng cho toàn thế giới. Với công nghệ tiên tiến đầu ngành, một danh mục hoàn chỉnh về nguyên liệu và giải pháp để đáp ứng mọi khẩu vị, và cam kết phát triển bền vững, chúng tôi mang đến cho khách hàng những ưu thế để giải quyết các thách thức về dinh dưỡng trong hiện tại và tương lai. Với những giá trị về bề rộng, chiều sâu, hiểu biết, cơ sở vật chất và chuyên môn trong hậu cần, chúng tôi có năng lực cao nhất để đáp ứng những nhu cầu về thực phẩm, đồ uống, sức khỏe thể chất, sức khỏe toàn diện và còn nhiều hơn thế nữa. Từ hạt giống ý tưởng cho đến mầm xanh giải pháp, chúng tôi luôn nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người trên khắp thế giới. Tìm hiểu thêm tại www.adm.com

Đăng ngày 15/09/2020
ADM
Doanh nghiệp

Tép Bạc ra mắt máy đo phiên bản mới Farmext Envisor E7

Oxy hòa tan, nhiệt độ, pH - Đo bao nhiêu lần một ngày mới an tâm? Khi các thông số môi trường là yếu tố quan trọng góp phần không nhỏ trong thành công của một vụ nuôi.

Nhá tôm
• 09:00 19/11/2024

Sách Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản: Giảm ngay 15% cho 50 khách hàng đầu tiên

Ngành thủy sản hiện nay đang không ngừng phát triển và đổi mới, nhưng một trong những yếu tố cốt lõi giúp các nhà chuyên môn, kỹ thuật viên và sinh viên ngành thủy sản nâng cao kiến thức chính là sở hữu tài liệu chuyên sâu, đáng tin cậy. Hiểu được điều đó, quyển sách "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản" - một tác phẩm được đánh giá cao bởi các chuyên gia đầu ngành, nay đã chính thức tái bản, đáp ứng nhu cầu học tập và ứng dụng thực tiễn trong công việc.

Đặt hàng trước giảm 15%
• 17:57 18/11/2024

[22-28/10/2024] Tháng 10 vàng - Ngàn ưu đãi

Cần sắm giá hời, ưu đãi tháng 10 liền tới!

Farmext eShop
• 12:01 21/10/2024

VietShrimp 2025: Hướng tới phát triển ngành tôm Việt Nam bền vững

Ngành tôm Việt Nam đang trải qua giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ để đối phó với những thách thức về môi trường và theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững. Đây này sẽ là chủ đề thảo luận chính, xuyên suốt tại kỳ Hội chợ VietShrimp 2025.

Vietshrimp 2025
• 15:47 16/10/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 00:37 20/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 00:37 20/11/2024

Cá lồng đèn: Loài cá bé nhỏ thắp sáng một vùng đại dương

Dưới hàng trăm mét ở lòng biển tối tăm, một loài cá có kích thước “mi nhon” được đặt tên là cá lồng đèn. Loài cá này sở hữu khả năng kỳ diệu là điểm tô cơ thể bằng những ánh sáng màu xanh rực rỡ trong vùng nước sâu tối tăm của vùng biển chạng vạng.

Cá lồng đèn
• 00:37 20/11/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 00:37 20/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:37 20/11/2024
Some text some message..