Ăn 2,5 kg tôm mỗi ngày để kiếm việc lương 5.000 USD mỗi tháng

Để nhận được công việc có lương lên đến 70.000 USD một năm, người thử việc phải có khả năng ăn 2,5 kg tôm mỗi ngày.

Ăn hải sản, kiếm việc lương 5.000 USD mỗi tháng ở Trung Quốc
Thí sinh được yêu cầu xác định khối lượng, màu sắc hay các loại hải sản đặc biệt. Ảnh: China News.

Cuộc thi được công ty thực phẩm ở Nam Kinh, thủ phủ tỉnh Giang Tô, Trung Quốc tổ chức đầu tháng 7 với mục đích tìm ra một người ăn hải sản toàn thời gian, giúp họ tạo ra những món ăn thủy sản ngon nhất trên thị trường, phục vụ thực khách.

Hơn 100 người ứng tuyển cho vị trí này, phần lớn là sinh viên, khách nước ngoài, đầu bếp chuyên nghiệp..., theo Yantze Evening News. Video ghi lại cảnh thí sinh tham gia thử thách nhanh chóng nhận được sự chú ý từ dư luận.

Theo đó, nhà tuyển dụng đặt một con tôm hùm trước các ứng viên, yêu cầu họ xác định trong lượng, màu sắc, các loài cụ thể và môi trường sinh sản của chúng. Các ứng viên làm bài kiểm tra khả năng thử hải sản như bóc vỏ tôm hoặc cua trong 3 giây hay xác định tất cả gia vị được dùng trong đó.

Sau vài vòng kiểm tra chuyên sâu, chỉ có 9 ứng viên lọt vào vòng cuối. Ứng cử viên xuất sắc sẽ được công bố vào tuần sau, bắt đầu làm việc với mức lương từ 45.000 USD đến 75.000 USD mỗi năm và được chia cổ tức ở trang trại hải sản của công ty.

Người chiến thắng phải đáp ứng nhiều yêu cầu khắt khe: có bằng cử nhân về quản lý hoặc liên quan tới công nghệ thực phẩm, nói tiếng Anh tốt. Người này cần có khả năng ăn 2,5 kg tôm mỗi ngày mà không gặp vấn đề về sức khỏe. Ngoài ra, quán quân cuộc thi phải duy trì hình ảnh khỏe mạnh trong thời gian làm việc, không tăng cân hay dễ nổi mụn.

Hải sản là một trong những món ăn phổ biến ở Trung Quốc. Người dân ở các thành phố khắp cả nước thường thích ăn chúng nấu với nước sốt cay phục vụ ở các quán ngoài trời và uống bia lạnh với bạn bè. Tôm càng được biết đến là "tiểu tôm hùm" ở Trung Quốc, được mệnh danh là cao lương mỹ vị. Người nghiện ăn không ngại bẩn tay khi bóc chúng, chấm với nước mắm chưng. Theo số liệu của SCMP, hơn 879 tấn tôm càng được tiêu thụ ở Trung Quốc trong năm 2016.

VnExpress
Đăng ngày 05/07/2018
Vân Phạm
Lạ

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 13:53 14/11/2024

Sức bật của tôm tít: Vũ khí sinh tồn lợi hại dưới đại dương

Tôm tít, loài sinh vật biển với dáng hình nhỏ bé nhưng mang trong mình những khả năng đáng kinh ngạc, được ví như “võ sĩ quyền anh” của đại dương. Cùng khám phá sức bật của tôm tít và bí mật về những cú đấm mạnh mẽ đã giúp chúng nổi danh trong thế giới hải sản.

Tôm tít
• 10:44 12/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 10:22 07/11/2024

Ngắm nhìn loài hải tiêu đáng yêu tựa nhân vật hoạt hình

Nhiều người tự hỏi: “Liệu những nhân vật hoạt hình chúng ta thường thấy có phải là hình mẫu từ thế giới tự nhiên hay không?” Bởi càng ngày chúng ta càng phát hiện nhiều sinh vật biển có ngoại hình độc đáo và chính điều đó khiến chúng trở nên rất “lạc loài” với thế giới thực.

Loài hải tiêu mới
• 10:07 01/10/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 07:09 21/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:09 21/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 07:09 21/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 07:09 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 07:09 21/12/2024
Some text some message..