Ăn cá bảo quản bằng hoá chất có thể bị tử vong

Để cá được tươi lâu và bắt mắt người tiêu dùng, các vựa cá vẫn vô tư ướp cá bằng phân urê hoặc các hoá chất độc hại dù đã được cảnh báo từ khi phương thức này được "áp dụng".

Nhiều loại cá biển được bảo quản bằng hóa chất.
Nhiều loại cá biển được bảo quản bằng hóa chất.

Để bảo quản cá tươi lâu, làm cá ươn thành cá tươi, các vựa cá vẫn vô tư dùng phân urê và các hoá chất độc hại để ướp cá. Công nghệ giữ và làm tươi thực phẩm kinh hoàng như thế đang được áp dụng hằng ngày ở các chợ tại TP.HCM, Bình Dương, Long An, Khánh Hòa và nhiều tỉnh lân cận.

Dạo quanh các chợ tại TP.HCM như: Chợ Nhật Tảo, chợ Nguyễn Tri Phương (quận 10), chợ An Đông (quận 5), chợ Bình Điền (huyện Bình Chánh) nếu ai tinh mắt sẽ dễ dàng phát hiện ra ở nhiều sạp cá được chủ sạp ướp cá bằng urê nhìn rất bắt mắt. Hầu hết các sạp cá này trông rất tươi ngon như vừa mới được đánh bắt từ biển lên, nhưng thực chất nó đã được ngâm trong nước urê pha loãng hàng tuần, có khi hàng tháng trời.
Bà Trần Hạnh Nguyên, một người bán cá tại chợ Bình Điền cho biết: "Để cá tươi lâu hơn, những người bán thường ướp đá lạnh hay chất urê, nhưng thường là urê vì chỉ cần pha loãng bỏ cá vào là xong, rất tiện lợi mà cá tươi lâu hơn".

Thực tế có nhiều người không bán hết cá trong phiên chợ sáng thường để bán vào phiên chợ chiều, nhưng cá vẫn rất tươi, mang cá vẫn đỏ. Lý giải cho điều này, bà Cao Thị Tâm, bán cá tại chợ Nhật Tảo cho biết: "Cá muốn được tươi lâu thường được ngâm urê, có khi ngâm cả hàn the, nếu phiên chợ sáng bán không hết, người bán chỉ cần làm một thao tác rất đơn giản làm nhúng cá vào nước có pha urê, sau đó vớt lên để ráo nước, như thế cá có thể tươi lâu hơn, thậm chí có thể để sang ngày hôm sau. Ngâm nước có pha urê và bảo quản trong tủ lạnh có thể để được hai tuần mà cá vẫn tươi như vừa đánh bắt xong".

Cá đánh bắt ngoài biển phải mất hàng chục ngày mới đến tay người tiêu dùng, đối với những con tàu lớn có khi phải mất hơn một tháng. Ông Trần H., chủ tàu đánh cá QX 54 (Bà Rịa - Vũng Tàu), tiết lộ: "Các chủ tàu đánh bắt cá trên biển cả tháng trời mới vào bờ. Cá đánh bắt được phải được bảo quản nếu không sẽ hư. Đối với những tàu lớn, có trang bị tủ đông lạnh thì không nói, những tàu nhỏ và thô sơ thì cá được ướp bằng đá hoặc urê. Nhưng nếu đưa đá cây trên thuyền sẽ rất cồng kềnh và tốn nhiên liệu, vì thế họ thường đưa urê vừa gọn nhẹ, vừa giữ được cá tươi rất lâu".

Ông Danh Đồng, chuyên bán cá tại chợ Mỏ Cày (Bến Tre) cho biết: "Hầu hết các loại cá bày bán ở chợ đều được ngâm hóa chất để giữ cho cá được lâu và trông tươi ngon hơn. Thực tế nếu không bảo quản như thế thì từ sáng đến trưa là cá sẽ bắt đầu có dấu hiệu chuyển màu và hư, sẽ không bán được, nếu bán cũng không được giá, vì thế phải ngâm hóa chất.

Với người bán hàng có lương tâm, chỉ lấy về một lượng cá vừa đủ bán trong ngày nên không cần phải ướp urê một lần nữa. Còn nếu chạy theo lợi nhuận, cứ lấy hàng nhiều để bán trong nhiều ngày thì việc ngâm vào urê là không tránh khỏi, cá vẫn tươi nhưng thịt rất bở và khi nấu có mùi khai nồng rất khó ăn".

Theo bà Trần Thị Nhu, ngụ đường Lê Văn Thọ, quận Gò Vấp, TP. HCM: "Hồi nhỏ nhà tôi ở Phan Thiết và bố tôi làm nghề đánh bắt cá biển nên tôi được biết phần lớn cá biển đến tay người tiêu dùng đều đã được ướp qua một hai lần phân urê để giữ tươi, dễ  bán và bán được giá. Vì vậy, nhiều lúc cá, mực nhìn tươi rói nhưng mua về ăn thì không thể ăn được. Cá vẫn cứng nhưng nếu ướp urê thì độ đàn hồi thân cá không cao, mua về rửa vài nước cá sẽ mềm, lúc chiên hay kho cá sẽ rã ra và không có mùi thơm tự nhiên của cá biển nữa".

Bác sĩ Nguyễn Văn Ký, Hội Khoa học Kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam, cho biết: "Urê là chất rất tốt cho cây trồng nhưng không tốt cho con người, vì thế việc ướp cá bằng urê rất độc hại. Theo các tài liệu nghiên cứu thì khi ăn phải các loại cá có chứa dư lượng phân urê cao thì người ăn có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy và tử vong. Nếu ăn cá có hàm lượng urê ít nhưng trong một thời gian dài sẽ bị ngộ độc mãn tính, thường xuyên đau đầu không rõ nguyên nhân, giảm trí nhớ và mất ngủ".

an ca ngam hoa chat
Để có sạp cá tươi, người bán đã ướp cá với phân đạm urê và các hoá chất độc hại

Đầu độc nhiều thế hệ

Để giữ cá tươi lâu bán trong nhiều ngày và được giá cao nhiều người kinh doanh đã sẵn sàng trộn phân urê với đá bào nhuyễn để tăng độ lạnh và ướp cá. Điều này đang làm ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của hàng triệu người tiêu dùng. Cá nếu được ướp urê có thể gây ra các triệu chứng từ đau bụng đến nhiều triệu chứng nghiêm trọng khác như tiêu chảy, nổi mề đay, ngứa toàn thân.

Theo thạc sĩ Phùng Văn Trung, Viện Công nghệ hoá học TP.HCM thì urê được người kinh doanh lạm dụng là hoá chất công nghiệp cấm sử dụng trong thực phẩm bởi nó gây ra những hậu quả khôn lường cho sức khoẻ con người. Urê có công thức hóa học CO(NH2)2, là một chất đạm vô cơ, dùng làm phân bón trong nông nghiệp.

Độ đạm của urê khá cao, trên 45%, vì vậy nó có giá trị dinh dưỡng cho cây trồng. Thế nhưng, một số người đã lạm dụng và sử dụng sai mục đích, đặc biệt trong việc bảo quản hải sản cho tươi lâu và bắt mắt người tiêu dùng. Điều này để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng về sau, có thể ảnh hưởng đến nhiều thế hệ.

Ông Đặng ái Việt, Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho biết: "Urê là loại phân đạm có hàm lượng nitơ cao và thích ứng với nhiều loại cây trồng, đất trồng. Urê khi hoà tan trong nước thu một nhiệt lượng khá lớn, vì vậy có khả năng làm lạnh môi trường xung quanh.

Dung dịch phân urê có khả năng giữ cho thịt, cá lạnh ngắt, nhìn bằng mắt thường có cảm giác tươi nguyên. Do thiếu hiểu biết nên ngư dân đánh bắt thường dùng chất này để bảo quản cá khi mới đánh bắt xong. Trong phân urê có hàm lượng chì, thuỷ ngân rất cao... gây tác hại nghiêm trọng cho sức khoẻ. Nếu sử dụng nhiều và thường xuyên hải sản ướp phân urê có thể sẽ bị ung thư song ngộ độc thì không tránh khỏi: Nhẹ là chóng mặt, đau bụng, nặng hơn sẽ nôn mửa, tiêu chảy, trường hợp cấp cứu không kịp thì tử vong."

TS Nguyễn Xuân Lãng, Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam cho biết, không nên lạm dụng chất hóa học, đặc biệt là phân urê trong ướp cá và các loại hải sản tươi sống. Khi sử dụng hóa chất ướp cá cần hiểu rõ tác dụng của nó và sử dụng phù hợp với hóa chất với từng loại thực phẩm, việc sử dụng phân urê một cách bừa bãi rất có hại cho sức khoẻ người sử dụng.

Tuy nhiên trong sản xuất, chế biến thực phẩm công nghiệp, công nghệ xử lý và kiểm soát việc sử dụng hoá chất rất chặt chẽ, với liều lượng nhất định và dư lượng hoá chất độc hại phải được khử sạch hoàn toàn trước khi sản phẩm tới tay người tiêu dùng. TS. Nguyễn Xuân Lãng khuyến cáo: "Không được phép sử dụng phân đạm urê để ướp cá và các loại hải sản biển nếu chỉ vì mục đích đánh lừa thị giác và không kiểm soát được liều lượng cũng như cách thức sử dụng".

Trong phân urê có hàm lượng chì, thuỷ ngân rất cao... gây tác hại nghiêm trọng cho sức khoẻ. Nếu sử dụng nhiều và thường xuyên ăn hải sản ướp phân urê có thể sẽ bị ung thư song ngộ độc thì không tránh khỏi: Nhẹ là chóng mặt, đau bụng, nặng hơn sẽ nôn mửa, tiêu chảy, trường hợp cấp cứu không kịp thì tử vong.

BS Trần Văn Ký, phụ trách chuyên môn Văn phòng phía Nam, Hội Khoa học Kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam cho biết, cá biển là một loại thực phẩm tốt cho tất cả mọi người, từ người già đến trẻ nhỏ. Nhưng nếu cá bị tẩm ướp hoá chất thì không còn nguyên chất nữa và có thể gây ngộ độc cho người tiêu dùng bất cứ lúc nào. Nên mua cá ở những nơi có nguồn gốc rõ ràng để bảo đảm sức khỏe cho mình và gia đình.

Người Đưa Tin
Đăng ngày 26/09/2012
Ẩm thực

Tại sao người Nhật ăn cá sống mỗi ngày mà không sợ bị nhiễm ký sinh trùng?

Văn hóa ăn cá sống ở Nhật Bản không chỉ là một nét đặc trưng độc đáo mà còn nổi tiếng trên toàn thế giới qua các món ăn như sushi và sashimi. Điều thú vị là mặc dù ăn cá sống, người Nhật ít lo lắng về nguy cơ nhiễm ký sinh trùng hay các mầm bệnh từ thực phẩm sống.

sashimi
• 10:43 30/09/2024

Mẹo chế biến tôm để tránh mùi tanh khi nấu

Tôm là một trong những nguyên liệu phổ biến trong ẩm thực trên thế giới, và đặc biệt được ưa chuộng tại Việt Nam nhờ hương vị đa dạng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, mùi tanh của tôm là một trong những thách thức mà người nấu ăn thường gặp phải. Sau đây, Tép Bạc sẽ bật mí một số mẹo khử mùi tanh của tôm đơn giản nhưng hiệu quả và an toàn cho sức khỏe, bao gồm:

Tôm thẻ chân trắng
• 11:07 13/09/2024

Khám phá Phú Yên: Thưởng thức đặc sản vùng biển có 1-0-2

Phú Yên không chỉ nổi tiếng với những bãi biển đẹp mà còn sở hữu tiềm năng kinh tế biển dồi dào cùng nền ẩm thực độc đáo. Hãy cùng theo chân bé Tép khám phá những nét đặc trưng làm nên sức hấp dẫn của vùng đất này nhé!

Phú Yên
• 09:00 31/08/2024

Loài cá khiến người ăn say mềm như uống rượu

Loài cá khiến những người ăn vào xuất hiện tình trạng say như uống rượu. Nghe có vẻ hảo huyền nhưng chúng thật sự tồn tại trong tự nhiên. Trong phạm vi bài viết sau đây, chúng ta cùng khám phá loài cá vi diệu này nhé.

Cá chày
• 10:20 11/07/2024

Tảo Thalassiosira trong sản xuất giống tôm

Trong các loại thức ăn bổ sung, sử dụng vi tảo biển Thalassiosira làm thức ăn tươi sống cho ấu trùng zoea của tôm cua biển được xem là hiệu quả tốt nhất.

Tảo Thalassiosira
• 15:36 02/10/2024

Lầm tưởng về tôm SPF

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, khái niệm SPF (Specific Pathogen Free) đã trở nên quen thuộc, đặc biệt là khi nói đến tôm. Tuy nhiên, có nhiều lầm tưởng xoay quanh thuật ngữ này, gây hiểu lầm cho người nuôi tôm và ảnh hưởng đến quyết định quản lý và sản xuất. Dưới đây là một số lầm tưởng phổ biến về tôm SPF và sự thật đằng sau chúng.

Tôm thẻ
• 15:36 02/10/2024

Cá tra hao hụt giống 95%, nuôi thương phẩm 30 - 50%

Dự án thất thoát thực phẩm trong chuỗi giá trị cá cá tra (do Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia và Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế đồng tài trợ) cho kết quả nghiên cứu bước đầu rất đáng quan tâm. Thông tin từ Tiến sỹ Nguyễn Văn Kiền và Kim Alexander của dự án.

Cá tra
• 15:36 02/10/2024

Triển khai các biện pháp để khắc phục khuyến cáo của Đoàn thanh tra EU về xuất khẩu thủy sản

Từ ngày 24/9/2024 đến ngày 17/10/2024, Đoàn thanh tra của Tổng vụ Sức khỏe và Bảo vệ người tiêu dùng, Ủy ban châu Âu (DG SANTE) sẽ tổ chức thanh tra Chương trình giám sát dư lượng thuốc thú y, thuốc trừ sâu và các chất ô nhiễm trong thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm tại Việt Nam để xuất khẩu vào EU.

Chế biến thủy sản
• 15:36 02/10/2024

Khác biệt và cách chăm sóc: Cá cảnh biển và cá cảnh nước ngọt

Nuôi cá cảnh hiện vẫn đang là một thú vui tao nhã, mang lại không chỉ niềm vui mà còn giúp cải thiện sức khỏe tinh thần, giảm stress. Dù là cá cảnh biển hay nước ngọt, mỗi loại đều có nét đẹp và yêu cầu chăm sóc riêng biệt. Và với nhu cầu nuôi cá cảnh biển và nước ngọt đang ngày càng tăng, người chơi cá cần nắm rõ sự khác biệt giữa hai loại cá này để chăm sóc chúng đúng cách.

cá cảnh
• 15:36 02/10/2024
Some text some message..