Ấn Độ: Khối lượng xuất khẩu tôm năm 2018 đạt kỷ lục

Theo Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), XK tôm của Ấn Độ năm 2018 đạt 615.690 tấn, tăng 8% (tương đương 44.495 tấn) so với năm 2017. Đây là mức kỷ lục về khối lượng XK mà Ấn Độ đạt được từ trước tới nay.

Ấn Độ: Khối lượng xuất khẩu tôm năm 2018 đạt kỷ lục
Xuất khẩu tôm đông lạnh của Ấn Độ

Tuy nhiên, do giá tôm biến động nên đã ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng giá trị XK tôm Ấn Độ trong năm 2018. Năm 2018, giá trị XK tôm Ấn Độ đạt 4,7 tỷ USD, giảm 6% so với năm 2017. Giá tôm XK trung bình hàng tháng của Ấn Độ chạm đáy vào tháng 6/2018 với 6,92 USD/kg. Sau khi phục hồi trong tháng 7 và 8, giá giảm trở lại trong tháng 12 (7,32 USD/kg).


XK tôm Ấn Độ đạt khối lượng kỷ lục trong năm 2018 do Ấn Độ tăng trưởng sản lượng tôm nuôi mạnh trong năm này. Sản lượng tôm Ấn Độ năm 2018 ước đạt 700.000 tấn. Bên cạnh đó, Ấn Độ duy trì ổn định XK sang thị trường Mỹ và tăng mạnh XK sang Trung Quốc.

XK tôm Ấn Độ sang Mỹ (thị trường NK tôm lớn nhất, chiếm 46% tổng giá trị XK tôm của Ấn Độ), đạt 248.156 tấn, trị giá 2,17 tỷ USD, tăng 13% về khối lượng nhưng giảm 2% về giá trị so với năm 2017. Có thể nói, năm 2018 là một năm hoạt động ổn định của các nhà XK tôm Ấn Độ sang Mỹ.

Giá tôm Ấn Độ giảm khoảng 10% trong năm 2018, khiến nhu cầu của các nhà NK Mỹ tăng. Cộng với Mỹ giảm NK tôm từ Việt Nam, Ecuador, Thái Lan, Mexico nên càng tạo đà tăng trưởng XK cho tôm Ấn Độ sang Mỹ. Trong quý cuối năm 2018, đồng rupee giảm giá mạnh so với đồng USD cũng hỗ trợ cho đà tăng trưởng XK tôm Ấn Độ sang Mỹ.

Dự kiến XK tôm Ấn Độ sang Mỹ sẽ chững lại trong năm 2019 vì các nhà XK tôm Ấn Độ lo ngại Chương trình Giám sát Thủy sản NK (SIMP) của Mỹ có thể ảnh hưởng không tốt tới XK tôm Ấn Độ sang Mỹ. Bên cạnh đó, tồn kho trên thị trường Mỹ còn nhiều cộng với Mỹ mới đây đã đưa ra kế hoạch đưa Ấn Độ ra khỏi danh sách các nước được hưởng Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) của Mỹ, cũng tác động phần nào tới XK tôm Ấn Độ sang Mỹ.

Theo ITC, năm 2018, Ấn Độ XK 46.113 tấn tôm, trị giá 267 triệu USD sang Trung Quốc, tăng 300% về khối lượng và 264% về giá trị so với năm 2017. Trung Quốc tăng NK tôm Ấn Độ do nhu cầu tiêu thụ trong nước tăng và sản lượng tôm Trung Quốc giảm sâu. Bên cạnh đó, thỏa thuận thương mại giữa Ấn Độ và Trung Quốc đang trong quá trình đàm phán cũng hứa hẹn tác động tích cực tới XK tôm Ấn Độ sang Trung Quốc.

Trái ngược với đà tăng trưởng tốt của XK tôm Ấn Độ sang Mỹ và Trung Quốc, XK tôm Ấn Độ sang EU và Nhật Bản trong năm 2018 giảm. XK tôm Ấn Độ sang EU trong năm 2018 và những năm gần đây có xu hướng giảm do vướng phải vấn đề về chất lượng.

XK sang Nhật Bản giảm do Ấn Độ không có size cỡ tôm phù hợp với thị hiếu của thị trường Nhật và sự cạnh tranh mạnh của các đối thủ như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia. Dự kiến năm 2019, XK tôm Ấn Độ sang Nhật Bản sẽ còn tiếp tục giảm do Ấn Độ phải cạnh tranh mạnh với Việt Nam do Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế từ những Hiệp định Thương mại đã ký kết với Nhật Bản trong khi Ấn Độ không có.

Năm 2019, giá tôm Ấn Độ dự kiến vẫn giảm theo xu hướng của năm 2018, dẫn tới sản lượng tôm nước này dự kiến giảm.

Ấn Độ vẫn đang phải đối mặt với quy định kiểm tra 50% các lô hàng tại EU. Bên cạnh đó, các nhà XK tôm Ấn Độ cũng lo ngại quyết định của giới chức Hàn Quốc trong việc áp dụng các kiểm tra mới.

Trước những thách thức trên, tốc độ tăng trưởng khối lượng XK tôm Ấn Độ năm 2019 dự kiến chỉ đạt từ 7-10% so với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm 17% từ năm 2013 đến 2017. Giá trị XK tôm của nước này dự kiến không tăng nhiều do giá tôm thế giới năm nay chưa được cải thiện nhiều.

VASEP
Đăng ngày 03/04/2019
Kim Thu
Thế giới

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 10:20 22/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 10:21 06/11/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 22:57 20/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:57 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 22:57 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 22:57 20/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 22:57 20/12/2024
Some text some message..