Ấn Độ muốn học hỏi kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản của Việt Nam

Trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam, chiều 3/10 tại Thành phố Hồ Chí Minh, ông Sharad Pawar, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Chế biến thực phẩm Ấn Độ đã làm việc với lãnh đạo của các viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản, lúa, cây ăn trái và đại diện Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long.

nuoi trpng thuy san
ô hình nuôi tôm chân trắng trên cát hiệu quả cao tại huyện Bà Rịa-Vũng Tàu. (Ảnh minh họa: Phương Vy/TTXVN)

Tại buổi làm việc, ông Bùi Ngọc Sương, Phó trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam bộ đã giới thiệu sơ lược tình hình phát triển kinh tế, xã hội của khu vực, đồng thời nêu rõ những nét đặc trưng về thế mạnh phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản của Đồng bằng sông Cửu Long.

Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp, thủy hải sản của khu vực tăng trung bình 7%/năm, trong đó nổi bật là hoạt động cải tạo đồng ruộng, nâng cao giá trị sử dụng đất như thâm canh, thay thế các giống mới có năng suất cao.

Với việc hướng tới phát triển thành vùng sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ông Bùi Ngọc Sương cho biết, bên cạnh những chính sách của Nhà nước, Ban chỉ đạo Tây Nam bộ cũng đã chủ động tạo môi trường thông thoáng để thu hút đầu tư, hợp tác với quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp.

Trong thời gian tới, ông Sương mong muốn Bộ Nông nghiệp và Chế biến thực phẩm Ấn Độ tạo điều kiện, hỗ trợ các doanh nghiệp Ấn Độ tham gia Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long hàng năm, đồng thời hợp tác trong các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm như hợp tác sản xuất, nghiên cứu giống cây trồng, máy móc sản xuất nông nghiệp, công nghệ sinh học.

Ông Sharad Pawar cho rằng, nông nghiệp là ngành quan trọng đối với nền kinh tế của Việt Nam và Ấn Độ. Cả hai nước đang có những bước phát triển năng động, vì vậy tiềm năng phát hiển, hợp tác giữa hai nước là rất lớn.

Ông Sharad Pawar bày tỏ mong muốn được học hỏi những kinh nghiệm của Việt Nam trong việc phát triển sản xuất cá tra, phát triển nuôi cá lồng, tôm chân trắng và nuôi trồng thủy sản trong tự nhiên.

Theo ông Sharad Pawar, hai bên cần có những chương trình, kế hoạch cụ thể để thúc đẩy hợp tác, đặc biệt trong các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2, Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam, Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long và đại diện Bộ Nông nghiệp và Chế biến thực phẩm Ấn Độ đã giới thiệu tiềm năng, cũng như những thành tựu trong quá trình phát triển trồng trọt, nuôi trồng thủy hải sản của mỗi bên và hy vọng sẽ triển khai các chương trình hợp tác trong thời gian tới.

Việt Nam plus
Đăng ngày 04/10/2012
Kinh tế

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 10:52 07/11/2024

Thị trường Ấn Độ: Đối thủ hay cơ hội hợp tác của Việt Nam?

Năm 2024 đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng trong ngành thủy sản Ấn Độ, khi quốc gia này ngày càng khẳng định vai trò trong xuất khẩu thủy sản toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam - một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu đang đối diện câu hỏi quan trọng: liệu Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay một đối tác chiến lược tiềm năng?

Tôm thẻ
• 09:58 04/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 09:43 01/11/2024

Tiềm năng và thách thức trong thị trường thủy sản đông lạnh tại châu Phi

Châu Phi đang nổi lên như một thị trường tiềm năng cho ngành thủy sản đông lạnh Việt Nam, nhờ vào nhu cầu tiêu thụ thực phẩm gia tăng và sự phát triển của tầng lớp trung lưu.

Chế biến thủy sản
• 10:22 31/10/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 22:49 07/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 22:49 07/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 22:49 07/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 22:49 07/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 22:49 07/11/2024
Some text some message..