Ăn gì mùa đại dịch?

Covid-19 là cái tên hiện đang gây sóng gió cho toàn bộ dân cư toàn cầu. Trước những diễn biến phức tạp của đại dịch này, nguồn lương thực thực phẩm luôn là vấn đề được quan tâm trên hết. Vậy mùa dịch cần ăn gì và nên ăn gì?

Thủy hải sản
Mùa dịch cần ăn gì và nên ăn gì?

Thực phẩm hàng ngày là nguồn cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của của con. Không chỉ là thực phẩm mà còn là những vị thuốc tự nhiên có công dụng lâu dài, nên ăn gì cũng là vấn đề đáng được chú trọng. Sức đề kháng của cơ thể ngoài việc chăm chỉ tập luyện thể thao thì ăn uống một cách hợp lý cùng sẽ giúp cải thiện đáng kể.

Trong thời điểm mà đại dịch Covid-19 đang đe dọa đến sức khỏe toàn cầu thì ăn gì và ăn thế nào là vấn đề gây đau đầu. Trước những thắc mắc và xôn xao thì hiện nay vẫn chưa có thông tin nào chính xác hay cụ thể về những thực phẩm tốt cho sức khỏe và giúp đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh. Mặc dù vậy, sức khỏe và đề kháng cơ thể luôn nằm trong tay của chính chúng ta. Hãy là người tiêu dùng thông minh chủ động dung nạp những dưỡng chất cơ thể cần để tạo một lớp bảo vệ chắc chắn cho sức khỏe của bản thân.

Những gia vị có sẵn trong gian bếp gia đình

Một số gia vị có khả năng chữa bệnh giải cảm tăng đề kháng được ông cha ta truyền đời: tỏi, hành, gừng , nghệ… Đây là những thành phần gia vị tạo màu tạo hương vị vô cùng quan trọng cho những món ăn ngon. Tuy nhiên chúng ta chỉ biết dùng chúng để tăng mùi vị chứ ít ai để ý sự hiện diện của chúng là những cứu tinh cho sức khỏe đề kháng của chính chúng ta.


Những gia vị sẵn có trong bếp thực chất là vị thuốc đông y.

Tỏi và hành được biết rộng rãi như một loại kháng sinh tự nhiên giúp ngăn ngừa và trị những chứng cảm hay cúm rất hiệu quả. Việc tăng cường sử dụng những thực phẩm này trong món ăn hàng ngày tùy không hoàn toàn giúp phòng tránh nguy cơ mắc phải dịch bệnh nhưng sẽ giúp cơ thể nâng cao đề kháng chống chọi lại nguy cơ bị lây nhiễm.

Vitamin C trong thực phẩm

Có rất nhiều thực phẩm có hàm lượng Vitamin C cao, tuy nhiên phổ biến với người Việt vẫn là Vitamin C trong họ cam quýt.


Những thực phẩm giàu Vitamin C.

Bình thường ta chỉ cần được uống một cốc nước cam sau một ngày lao động thì cảm giác như là năng lượng được nạp trở lại. Thật vậy, vitamin C là một nguồn dưỡng chất giúp chuyển hóa năng lượng làm giảm mệt mỏi và cũng sẽ giúp cho sức đề kháng của cơ thể được nâng cao. Thường vitamin C sẽ xuất hiện trong thực phẩm có vị chua như cam. Vì vậy, mỗi ngày có thể duy trì uống nước  cam để ngăn ngừa nguy cơ xâm nhập của bệnh dịch.

Thủy hải sản

Thủy hải sản là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và khá đầy đủ. Chính vì vậy những món ăn từ chúng được liệt kê vào thực đơn bồi bổ cho những người có sức khỏe vốn không tốt. Đặc biệt người lớn tuổi và trẻ em nếu được ăn đủ và đúng cách thì sức khỏe sẽ được cải thiện tối đa.

Một số động vật có vỏ được biết đến như cua, sò , ốc, ngao, tôm hùm …. chứa bên trong nguồn canxi dồi dào cho xương phát triển. Không chỉ canxi mà còn có kẽm, sắt, man gan, ma gie cùng các vitamin thường gặp trong các thực phẩm hàng ngày. Có thể thấy rằng nhóm động vật có vỏ chứa rất nhiều dưỡng chất cùng năng lượng giúp cho cơ thể khỏe mạnh và nhanh chóng đẩy lùi những căn bệnh đe dọa khi sức khỏe ta suy yếu.


Tôm là thực phẩm bổ dưỡng và dễ tìm ở nước ta.

Trước những diễn biến mà khó có thể dự đoán trước của Covid-19, chúng ta cần hết sức bình tĩnh ăn ngủ điều độ và tạo cho mình một tinh thần thoải mái nhất để sức khỏe không suy giảm. Thức ăn tuy cung cấp năng lượng và tăng cường hệ miễn dịch những chỉ là một trong những cách nâng cao sức khỏe và cần được bổ trợ từ rất nhiều biện pháp khác thì mới có khả năng phát huy tối đa tác dụng.

Một khẩu phần ăn hợp lý nâng cao chế độ dinh dưỡng từ nguồn thủy sản, hải sản sẽ tạo ra lượng dinh dưỡng cần thiết đầy đủ cho cơ thể và nhanh chóng thiết lập hệ miễn dịch dày đặc ngăn cản sự xâm nhập phá hủy của virus gây bệnh.

Nâng cao sức khỏe bản thân trong mùa dịch chính là giải pháp hữu hiệu nhất cho mỗi chúng ta không cần quá cầu kỳ mà hiệu quả thu được lại luôn là tốt nhất. Hãy nhanh chóng thêm một vài món hải sản vào trong thực đơn để giúp cải thiện sức khỏe, nói không với những căn bệnh nguy hiểm đang rình rập.

Đăng ngày 24/03/2020
Cindy
Khoa học

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 10:57 26/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:00 15/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 15:05 27/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 15:05 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 15:05 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 15:05 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 15:05 27/11/2024
Some text some message..