An Giang: Vào mùa thu hoạch lươn

So với cùng kỳ năm trước, giá lươn thu mua tại bồn thời điểm này tuy có thấp hơn chút đỉnh nhưng người nuôi lươn vẫn phấn khởi vì lợi nhuận cao. Mô hình nuôi lươn trong bồn không sử dụng nhiều vốn, không đòi hỏi diện tích lớn, chỉ cần chịu khó chăm sóc là có thể bỏ túi vài chục triệu đồng sau 5 - 7 tháng thả nuôi.

Thu hoạch lươn

Lươn nuôi có màu vàng tự nhiên như lươn đồng.

Vào giai đoạn nửa cuối mùa lũ năm trước, khi trên mặt ruộng nước chỉ còn cao tới bắp chân, người ta đua nhau đặt ủ bắt lươn. Cũng như nhiều hộ dân khác trong vùng, ông Hồ Minh Tâm, nông dân ấp Cần Thới (xã Cần Đăng, Châu Thành - An Giang), lại đầu tư nuôi lươn trong bồn đất. Tận dụng khoảng trống trước sân nhà, ông Tâm dùng tre và cao su xây dựng 2 bồn lươn với diện tích 35 m2/bồn. Đồng thời, thuê người chở đất mặt ruộng đổ vào bên trong. Sau đó, thả nuôi hơn 3.000 lươn con do người dân đặt ủ bán lại. Thời gian đầu, ông Tâm tận dùng nguồn cá đồng mùa nước nổi làm thức ăn cho lươn để tiết kiệm chi phí. Khi nước rút hoàn toàn, ông chuyển sang mua cá biển giá rẻ về nấu chín, xay nhuyễn, sau đó trộn với thức ăn viên công nghiệp, nhồi lại thành bánh rồi đặt vào những chiếc vỉ tre trong bồn lươn.

Ông Tâm cho biết, sở dĩ thức ăn phải được nhồi cho kết dính lại với nhau nhằm hạn chế tình trạng thức ăn bị tan vào nước, vừa lãng phí, vừa gây ô nhiễm bồn lươn. Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chỉ cần nhìn cách lươn trồi lên ăn, mức độ tiêu hao thức ăn là ông Tâm có thể biết được sức khỏe của lươn để có cách can thiệp kịp thời. “Muốn cho lươn phát triển tốt, ít bệnh thì ngày nào cũng phải dậy sớm xả nước cũ trong bồn ra, để bồn khô hoàn toàn trong khoảng 30 phút rồi mới bơm nước vào lại. Cần phải thay nước vào buổi sáng vì thời điểm này nước sông luôn sạch hơn buổi chiều do ít có ghe xuồng qua lại, chưa có nhiều người tắm giặt trên sông”, ông Tâm chia sẻ.

Sau gần 7 tháng thả nuôi trong bồn đất, ông Tâm vừa thu hoạch được hơn 430 kg lươn, chủ yếu là lươn loại 1 (mỗi con từ 200g trở lên), còn loại 2 chỉ có khoảng 30 kg. Toàn bộ số lươn được thương lái đến tận nơi thu mua với giá 128.000 đồng/kg lươn loại 1, 123.000 đồng/kg lươn loại 2. Ông Tâm tính toán: “Chi phí đầu tư khoảng 30 triệu đồng, tính ra còn lời hơn 25 triệu đồng. Nếu bán được bằng giá của thời điểm này năm trước (142.000 đồng/kg lươn loại 1) thì lợi nhuận sẽ cao hơn”. Vừa thu hoạch xong đợt lươn, ông Tâm lại chuẩn bị vật liệu cho 2 bồn nuôi mới để đón nguồn lươn giống dồi dào khi mùa lũ sắp về.

So với các địa phương trong tỉnh thì Châu Thành được biết đến là nơi có diện tích nuôi lươn lớn nhất với hơn 1.000 hộ dân tham gia. Thời điểm này, đi dọc theo các xã Bình Hòa, Bình Thạnh, Cần Đăng, Vĩnh Hanh, Vĩnh Bình… có thể bắt gặp không khí rộn rã của mùa thu hoạch lươn. Từ đây, hàng trăm tấn lươn loại ngon tỏa đi khắp các chợ lớn nhỏ trong tỉnh, một số tỉnh lân cận, kể cả các chợ đầu mối ở TP.HCM. Anh Trần Hoàng Nguyên, thương lái chuyên mua lươn khu vực huyện Châu Thành cho biết, mỗi ngày anh có thể gom được hơn 1 tấn lươn từ các hộ nuôi để đưa đi tiêu thụ ở chợ Long Xuyên và TP.HCM. “Hiện tại, do bước vào mùa thu hoạch rộ nên nguồn cung ứng lươn khá dồi dào, tiêu thụ trong tỉnh không hết. Chúng tôi trang bị bình oxy trên xe tải để giữ lươn sống, chở đi TP.HCM bán sẽ lời hơn. Giá mua trên đó cao hơn dưới này nhiều”, anh Nguyên thông tin.

Theo ông Lê Ngọc Quỳnh, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành, mô hình nuôi lươn trong bồn lót bạt nylon đã phát triển mạnh nhiều năm nay, mang lại nguồn thu nhập khá lớn cho cả ngàn hộ dân vùng nông thôn. Qua đúc kết kinh nghiệm nuôi, có nhiều hộ đã thay đất trong bồn bằng ống tre, lau sậy, dây nylon... với mục đích là dễ kiểm soát sự phát triển của lươn, sớm phát hiện lươn bệnh, lươn chết hoặc chậm lớn để tách ra khỏi bồn. Cách nuôi này cũng giúp thu hoạch dễ dàng hơn do không cần phải bốc lớp đất để bắt lươn. Tuy nhiên, nhược điểm của mô hình này là lươn không có màu vàng tự nhiên như nuôi trong bồn đất nên giá bán thường thấp hơn. Do vậy, đa số các hộ dân vẫn trung thành với cách nuôi lươn trong bồn đất. Đồng thời, tận dụng nguồn nước xả ra từ bồn lươn để tưới cho các loại bạc hà, mồng tơi, bầu, bí… Riêng đất trong bồn lươn có thể trồng rau ngổ, rau muống, rau nhút… để tăng thêm thu nhập.

baoangiang.com.vn
Đăng ngày 23/07/2012
Ngô Chuẩn
Nông thôn

Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, hướng đi bền vững của người nuôi tôm tại Bình Định

Ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm đã được Trung tâm Khuyến nông Bình Định triển khai xây dựng mô hình và thực hiện từ năm 2020.

Ao nuôi tôm
• 11:18 03/12/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:39 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:33 26/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tép Bạc trở thành đối tác chiến lược phân phối sản phẩm Virbac

Nuôi tôm tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn, từ việc cải thiện năng suất đến các vấn đề như lột xác không hoàn hảo, mềm vỏ và tỷ lệ chết cao đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất. Một trong những giải pháp then chốt để giải quyết tình trạng này là bổ sung khoáng chất đầy đủ trong suốt quá trình nuôi.

Tepbac
• 19:37 03/12/2024

Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, hướng đi bền vững của người nuôi tôm tại Bình Định

Ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm đã được Trung tâm Khuyến nông Bình Định triển khai xây dựng mô hình và thực hiện từ năm 2020.

Ao nuôi tôm
• 19:37 03/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 19:37 03/12/2024

Men vi sinh trong phòng ngừa bệnh trong nuôi tôm

Các bệnh gây hại cho tôm như bệnh đầu vàng, bệnh đốm trắng, bệnh gan tụy, hay bệnh nấm thường xuyên xảy ra và có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho năng suất và chất lượng sản phẩm.

Vi sinh
• 19:37 03/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 19:37 03/12/2024
Some text some message..