Amonia là chất độc hại được tích lũy trong quá trình nuôi. Amoniac có thể tạo thành hiệu ứng “gây chết”, chẳng hạn như giảm tăng trưởng, chuyển hóa thức ăn kém và làm giảm khả năng miễn dịch ở những nồng độ thấp. Khi pH và nhiệt độ tăng sẽ làm gia tăng nồng độ NH3 (Emerson et al., 1975; Tomasso et al., 1980; Sink, 2010), dễ dẫn đến nguy cơ cá bị ngộ độc.
Mùa hè khi nhiệt độ tăng cao (320C) gây tăng lượng amoniac (NH3/NH4+) trong ao, đồng thời làm rối loạn một số chức năng sinh lí của tôm, cá. Hàm lượng amoniac trong ao tôm tăng lên khi nhiệt độ hoặc pH tăng lên trong điều kiện 30oC, pH < 8.0 thì NH3 thường dưới 10%.
Khi hàm lượng NH3 trong nước cao, cá khó được bài tiết NH3 từ máu ra môi trường ngoài. NH3 trong máu và các mô tăng làm pH máu tăng dẫn đến rối loạn những phản ứng xúc tác của enzyme và độ bền vững của màng tế bào, làm thay đổi độ thẩm thấu của màng tế bào dẫn đến cá chết vì không điều khiển được quá trình trao đổi muối giữa cơ thể và môi trường ngoài. NH3 cao cũng làm tăng tiêu hao oxy của mô, làm tổn thương mang và làm giảm khả năng vận chuyển oxy của máu. Độ độc của NH3 đối với một số loài giáp xác cũng đã được ngiên cứu, ở nồng độ 0,09 mg/L NH3 làm giảm sự sinh trưởng của tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii), ở nồng độ 0,45 mg/L làm giảm 50% sự sinh trưởng của các loài tôm he. Do đó, việc theo dõi hàm lượng NH3 trong ao nuôi thủy sản là rất cần thiết để nâng cao năng suất nuôi.
Trong nghiên cứu, thí nghiệm kéo dài 9 tuần đã được thực hiện để đánh giá độc tính mãn tính của amonia lên tỉ lệ sống, các thông số huyết học và sự thay đổi mô bệnh học trên cá tráp đầu to Megalobrama amblycephala.
Bố trí thí nghiệm
Cá được tiếp xúc với một trong năm nồng độ amoniac khác nhau (0, 5, 10, 15 và 20 mg/ L tổng ammonia-N, pH = 7,86 ± 0,41, nhiệt độ = 28,23 ± 0,79°C).
Kết quả
Các nghiệm thức tiếp xúc với nồng độ amoniac đều có tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với nhóm đối chứng.
Tỷ lệ sống sót trong nhóm tiếp xúc với nồng độ ammonia-N cao nhất (20 mg/L) thấp hơn đáng kể so với nhóm đối chứng.
Khi kết thúc thí nghiệm các thông số huyết học có sự thay đổi rõ rệt khi cho cá tiếp xúc với amonia mãn tính. Mức độ tế bào bạch cầu ở các nghiệm thức tiếp xúc với nồng độ NH3 cao (20 mg/L ) sẻ cho số lượng bạch cầu thấp nhất (WBC), số lượng tế bào hồng cầu (RBC), huyết sắc tố, hematocrit và glucose huyết tương, ammonia trong huyết tương, mức cortisol đạt cao nhất khi cá tiếp xúc với ammonia-N ở 20 mg/L và thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng.
Superoxide gan (SOD), catalase (CAT) và glutathione peroxidase (GPX) ở cá phơi nhiễm với nhóm 20 mg/L, thấp hơn đáng kể so với nhóm đối chứng, trong khi chỉ số stress cao hơn đáng kể so với nghiệm thức tiếp xúc với nồng độ NH3 0 mg/L.
Phân tích hồi quy cho thấy hiệu suất tăng trưởng, các thông số huyết tương, các thông số huyết học và tình trạng chống oxy hóa của cá có mối quan hệ tuyến tính đáng kể với nồng độ ammonia-N.
Kết quả từ nghiên cứu cho thấy rằng khi cho cá tráp đầu to tiếp xúc mãn tính với môi trường có NH3 thì cá sẻ có hiện tượng stress, thay đổi một số phản ứng sinh lí trong cơ thể, thay đổi mô gan và mang, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp lên sức khỏe vật nuôi, ức chế sự sinh trưởng bình thường cũng như giảm khả năng chống bệnh của đối tượng nuôi… Từ đó làm ảnh hưởng đến tỉ lệ sống, năng suất nuôi, hiệu quả kinh tế và tăng chi phí đầu tư.
Theo The Science Direct