Ảnh hưởng của kích thước bể đến hành vi của cá ngựa vằn

Một nghiên cứu mới đây của Abudusaimaiti Maierdiyal và cộng sự 2020 đã cho thấy ảnh hưởng của kích thước bể đến hành vi của cá ngựa vằn (loài cá rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học.)

Cá ngựa vằn (zebrafish) với tên khoa học là Danio rerio

Tại sao cá ngựa vằn được sử dụng trong nhiều nghiên cứu?

Cá ngựa vằn (zebrafish) với tên khoa học là Danio rerio không chỉ là một giống cá cảnh nước ngọt được ưa chuộng mà còn là sinh vật có xương sống quan trọng trong nghiên cứu khoa học.

Cá ngựa vằn là động vật có xương sống quan trọng và có giá trị để nghiên cứu di truyền học và bệnh tật ở người bởi các lý do:

  • Cá ngựa vằn nhỏ và phát triển nhanh.
  • Chúng rẻ và dễ chăm sóc hơn so với chuột.
  • Cá ngựa vằn sinh sản nhanh, cung cấp cho các nhà khoa học nguồn cung cấp phôi dồi dào.
  • Phôi cá ngựa vằn gần như trong suốt cho phép các nhà nghiên cứu dễ dàng kiểm tra sự phát triển của các cấu trúc bên trong.
  • 70% gen ở người do protein mã hóa có mối quan hệ với các gen được tìm thấy ở ngựa vằn.
  • 84% các gen được biết gây ra bệnh ở con người có bản sao ở cá ngựa vằn.
  • Là một loài động vật có xương sống, cá ngựa vằn có các cơ quan và mô chính: cơ bắp, máu, thận và mắt có nhiều đặc điểm tương đồng với con người.

Ảnh hưởng của kích thước bể nuôi đến hành vi của cá

Động vật thí nghiệm đóng một vai trò quan trọng trong khoa học. Phúc lợi động vật kém có thể ảnh hưởng đến giá trị khoa học và khả năng lặp lại thí nghiệm. Kích thước của không gian sống ảnh hưởng đến phúc lợi động vật. Những báo cáo gần đây cho thấy rằng cá chép Koi (Cyprinus carpio) sống ở không gian rộng sẽ phát triển tốt và tỷ lệ sống cao hơn so với cá ở không gian nhỏ. Tuy nhiên, cá sử dụng trong phòng thí nghiệm thường được nuôi trong các bể nhỏ và những ảnh hưởng do sử dụng các kích thước bể khác nhau đã bị bỏ qua, do đó góp phần vào các kết quả thiên lệch và mâu thuẫn. Kích thước bể nuôi nhỏ kích hoạt các hành vi bất thường ở một số động vật thí nghiệm.

Phúc lợi kém ở cá có thể được đánh giá bằng hành vi, bao gồm những thay đổi về hành vi bắt mồi, tính hung dữ hoặc sự hiện diện của hành vi bản năng của cá.

Kích thước bể
Các cuộc thử nghiệm đã được tiến hành để xác định xem kích thước không gian sống có thể ảnh hưởng đến hành vi và tâm lý của cá ngựa vằn hay không.

Kết quả nghiên cứu của Abudusaimaiti Maierdiyal và cộng sự 2020 cho thấy rằng các hành vi rời khỏi nơi trú ẩn, tìm kiếm nơi trú ẩn và hành vi săn mồi đều bị ảnh hưởng sau khi nuôi cá ở các bể có kích thước khác nhau. Cá ngựa vằn sống trong các bể nhỏ cư xử kém dạn dĩ và sức chịu đựng kém hơn. Phát hiện này chỉ ra rằng những thay đổi trong kích thước bể làm thay đổi hành vi của cá ngựa vằn.

Sự dạn dĩ của cá có thể được phản ánh bởi một số loại hành vi, một trong số đó là thời gian lưu trú trong khu vực mở (việc tìm kiếm nơi trú ẩn). Trong thí nghiệm này, những con cá được nuôi trong một bể nhỏ đã dành một thời gian dài tìm kiếm nơi trú ẩn để tránh khu vực trống. Do đó, kích thước bể nhỏ sẽ làm giảm tính dạn dĩ của cá ngựa vằn.

Theo đoạn video ghi lại, những con cá ngựa vằn sống trong bể nhỏ dành nhiều thời gian hơn (cao hơn 90%) cho việc di chuyển so với những con sống trong bể lớn. Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng một không gian nhỏ có thể kích hoạt hành vi bản năng của cá ngựa vằn.

Trong bài kiểm tra sự bền bỉ, tốc độ bơi ngược dòng tối đa của cá ngựa vằn sống ở bể nhỏ thấp hơn ở nhóm bể lớn. Mặc dù video ghi lại hoạt động của cá ngựa vằn cho thấy những con sống trong bể nhỏ rất hiếu động. Phát hiện này chỉ ra rằng kết quả của bài kiểm tra sự bền bỉ không liên quan đến việc di chuyển nhiều. Do đó, các nhà nghiên cứu cho rằng sự khác biệt về kích thước bể nuôi có thể ảnh hưởng đến sức mạnh của cá ngựa vằn. Khi nuôi ở bể lớn cá sẽ có sức bền bỉ tốt hơn.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng kích thước của môi trường sống là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cá ngựa vằn dùng trong thí nghiệm. Vậy nên khi thí nghiệm với loài cá này cần quan tâm đến điều kiện sống, tránh không gian nuôi quá nhỏ.

Đăng ngày 26/10/2021
Như Huỳnh
Kỹ thuật

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 10:04 03/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 11:38 02/12/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:58 29/11/2024

Rủi ro của việc xét nghiệm không đầy đủ trong quy trình kiểm dịch

Quy trình kiểm dịch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, và hàng hóa. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, các bước xét nghiệm trong kiểm dịch giúp phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, kiểm soát các chất cấm, và đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm.

Thủy
• 14:48 12/12/2024

Máy cho ăn tự động Farmext Feeder Lite - Công nghệ tinh gọn, nhẹ nhàng chi phí

Giải quyết nỗi lo về chi phí cho người nuôi tôm trong vấn đề cần một thiết bị vừa tiết kiệm nhưng vẫn phải đảm bảo sự hiệu quả. Farmext Feeder Lite – Phiên bản mới chính là giải pháp thông minh, đáp ứng trọn vẹn nhu cầu của bà con. Với mức giá hợp lý, máy vẫn đảm bảo các tính năng hiện đại như điều khiển từ xa, hẹn giờ tự động, giúp việc nuôi tôm trở nên dễ dàng và tối ưu hơn bao giờ hết.

Máy cho tôm ăn
• 14:48 12/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 14:48 12/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 14:48 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:48 12/12/2024
Some text some message..