Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn đến hiệu quả sử dụng thức ăn của cá diêu hồng

Trong những năm gần đây tình hình biến đổi khí hậu ảnh hưởng nghiệm trọng đến nuôi trồng thủy sản. Sự tăng lên của nhiệt độ môi trường và hiện tượng nước biển dâng dẫn đến sự tăng độ mặn vùng cửa sông và xâm nhập mặn vào các vùng nước ngọt. Vệc xâm nhập mặn sẽ ảnh hưởng đến các loài thủy sinh nước ngọt, do đó nhóm nghiên cứu Trần Thị Thanh Hiền và Trần Tín Nhiệm trường đại học Cần Thơ đã nghiên cứu đánh giá sự ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn lên tiêu hóa và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá rô phi đỏ.

Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn đến sử dụng thức ăn của cá diêu hồng
Cá diêu hồng hay còn gọi là cá rô phi đỏ là đối tượng nuôi phổ biến hiện nay.

Cá diêu hồng (Oreochromis spp.) hay còn gọi là cá rô phi đỏ hiện được nuôi khá phổ biến và đang được xem là nguồn thủy sản xuất khẩu đầy tiềm năng bên cạnh cá tra và tôm. 

Cá diêu hồng là một loài cá nước ngọt, có khả năng chịu phèn kém nhưng có thể phát triển tốt ở vùng nước nhiễm mặn nhẹ 5 – 12ppt, chúng có thể nuôi được trong môi trường nước mặn nhờ thừa hưởng tính trạng chịu mặn của bố mẹ O. aureusO. niloticus. Cá diêu hồng có thể thích ứng với nước mặn bằng cách thuần hóa, thích nghi từ từ.

Độ tiêu hóa của thức ăn ngoài chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như thành phần và tính chất thức ăn, giống loài, giai đoạn phát triển mà còn phụ thuộc vào trạng thái sinh lý và nhiệt độ, độ mặn của môi trường. 

Khi độ mặn gia tăng thì cá có thể bị stress do ảnh hưởng đến trạng thái sinh lý, ngoài ra độ mặn cũng tác động lên khả năng tiết enzyme tiêu hóa cũng như hoạt tính của các enzyme này từ đó ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn của cá. 

Bố trí thí nghiệm

Thuần độ mặn: Cá được thuần theo từng nghiệm thức bằng cách dùng nước ót pha với nước ngọt trong bể, tăng độ mặn lên 2 ppt mỗi ngày cho đến khi đạt được độ mặn của từng nghiệm thức thì dừng lại.

Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của độ mặn kết hợp nhiệt độ lên tăng tốc độ tăng trưởng của cá rô phi đỏ gồm 12 nghiệm thức: kết hợp nhiệt độ khác nhau (28, 31, 34°C) và độ mặn (0, 6, 9, 12 ppt). Nhiệt độ chỉ được điều chỉnh 31°C, 34°C vào ban ngày. 

Thí nghiệm 2 xác định độ tiêu hóa. Cách bố trí như thí nghiệm 1. Cá được cho ăn thức ăn công nghiệp (35% protein thô, 5% lipid thô). Thức ăn thí nghiệm được trộn 1% Cr2O3 làm chất đánh dấu để xác định độ tiêu hóa của cá.

Kết quả

Nhiệt độ và độ mặn có ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá rô phi đỏ. Tốc độ tăng trưởng cao nhất được tìm thấy ở các nghiệm thức nước ngọt và và các nghiệm thức độ mặn cao kết hợp với nhiệt độ cao, 12 ppt-34°C, 9 ppt-34°C, 6 ppt-34°C. Nhiệt độ gia tăng làm tăng lượng thức ăn ăn vào của cá do đó cá sẻ có tốc độ tăng trưởng tốt.

Trong khi đó độ mặn sẻ ảnh hưởng đến độ tiêu hóa vật chất khô và độ tiêu hóa protein nhưng không ảnh hưởng đến độ tiêu hóa lipid. Độ tiêu hóa của cá có khuynh hướng giảm khi gia tăng độ mặn ở các nghiệm thức. 

Khi nuôi cá nước ngọt môi trường độ mặn, cá cần nhiều năng lượng hơn nhằm điều hòa áp suất thẩm thấu (Sardella et al., 2004). Ở nhiệt độ 34°C, cá có lượng thức ăn ăn vào cao hơn so với các mức nhiệt độ thấp hơn.

Khi độ mặn tăng thì hoạt động trao đổi chất của cá giảm nhưng cá lại phải tiêu tốn năng lượng cho việc điều hòa áp suất thẩm thấu. Khi nhiệt độ tăng lên trong khoảng tối ưu cho sự phát triển thì cá có tăng trọng cao nhất do cá tăng cường vận động, tăng cường bắt mồi, khi nhiệt độ tăng trên mức tối ưu thì tăng trưởng của cá bắt đầu giảm xuống. 

Theo Trần Thị Thanh Hiền và Trần Tín Nhiệm

Đăng ngày 30/10/2019
NHƯ HUỲNH Tổng Hợp
Kỹ thuật

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 09:46 16/04/2024

Nước ao nuôi bị xanh đen xử lý thế nào đơn giản và đạt hiệu quả cao

Làm thế nào để xử lý nước ao nuôi bị màu xanh đen một cách hiệu quả và nhanh chóng là một vấn đề mà hầu như tất cả người chăn nuôi thủy sản đều quan tâm. Mỗi khi nước ao trong quá trình nuôi trở nên xanh đen, đó là dấu hiệu cho thấy các điều kiện môi trường đang không còn ổn định.

Nước ao nuôi
• 08:00 15/04/2024

Làm thế nào để hiệu quả việc tăng kiềm trong ao tôm?

Độ kiềm là thông số rất quan trọng, góp phần vào một trong những yếu tố quyết định thành công của vụ nuôi, bởi độ kiềm có liên quan trực tiếp đến độ ổn định của pH nước và hoạt động lột xác của tôm. Việc hiểu và kiểm soát hiệu quả, đúng lúc tính kiềm trong ao sẽ giúp hoạt động nuôi tôm của bà con trở nên dễ dàng hơn.

Độ kiềm
• 09:50 12/04/2024

Nuôi vỗ cua gạch thành cua ôm trứng ở Cà Mau

Ngành cua Cà Mau đang từng bước khẳng định vị thế, trở thành đối tượng nuôi chủ lực thứ hai của địa phương, chỉ đứng sau con tôm.

Cua gạch
• 14:17 11/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 00:08 17/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 00:08 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:08 17/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 00:08 17/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:08 17/04/2024