Mùa lạnh: Mối nguy về bệnh đốm trắng trên tôm

Bệnh đốm trắng là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm đối với nghề nuôi tôm, bệnh thường xảy ra nhiều ở tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Tỷ lệ gây chết tôm có thể từ 90 – 100% chỉ sau vài ngày nhiễm bệnh, đồng nghĩa với tình trạng tôm chết hàng loạt, gây tổn thất nặng nề về mặt kinh tế cho bà con nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
Quan sát vỏ tôm có nhiều đốm trắng ở giáp đầu ngực, đốt bụng thứ 5, 6 và lan toàn thân. Đôi khi tôm cũng có dấu hiệu đỏ thân. Ảnh: ST

Tổng quan về bệnh đốm trắng ở tôm

Bệnh đốm trắng trên tôm (WSS - White Spot Syndrome) xuất phát từ một loại virus gây hội chứng đốm trắng, virus có độc lực rất mạnh, tấn công nhiều mô tế bào khác nhau, thường trên tế bào biểu mô da. WSSV gây chết trên mọi giai đoạn phát triển từ ấu trùng đến tôm giống và tôm trưởng thành.

Mầm bệnh có trong tôm hoặc xâm nhập từ bên ngoài thông qua nguồn nước, các ký chủ trung gian. Khi lượng chất thải nuôi tôm nhiều, môi trường nuôi bị ô nhiễm hay thời tiết thay đổi, tôm bị yếu sẽ tạo điều kiện cho các loại virus bùng phát gây dịch bệnh cho tôm. Bệnh thường phát triển khi giao mùa. 

Tôm bị bệnh đốm trắng do virus thường biểu hiện một số triệu chứng bệnh lý như tôm có hiện tượng dạt vào bờ, giảm ăn, quan sát trên thân tôm thấy xuất hiện những đốm trắng tròn nằm dưới lớp vỏ kitin ở giáp đầu ngực hoặc toàn thân. Thân tôm xuất hiện màu hồng tím. Tôm chết hàng loạt và có thể chết 100% chỉ trong 3 – 5 ngày sau khi có dấu hiệu bệnh.

Tôm bị đốm trắngQuan sát vỏ tôm có nhiều đốm trắng. Ảnh: ST

Bất lợi khi nuôi tôm mùa lạnh

Tôm là động vật biến nhiệt, hoạt động trao đổi chất phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường nước ao. Khi vào mùa lạnh, nhiệt độ ao nuôi sẽ xuống thấp, đặc biệt xuống nhanh khi sử dụng sục khí, ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của tôm. Thông thường sức ăn của tôm sẽ giảm 10% nếu nhiệt độ nước giảm xuống 10℃. Mưa và thời tiết lạnh có thể làm giảm nhiệt độ nước ao 3 – 5℃, vì vậy sức ăn của tôm có thể giảm ít nhất 30% so với thông thường.

Khi nhiệt độ xuống dưới 20℃, tôm ngừng sinh trưởng, giảm ăn và tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 0,2 g/con/ngày (thấp hơn so với mùa nắng là 0,3 g/con/ngày), kéo dài thời gian nuôi thêm khoảng 1,5 lần. Cường độ bắt mồi và chuyển hóa thức ăn kém, kết hợp với sự thay đổi độ mặn, pH và độ kiềm, khiến tôm dễ chết trong quá trình lột xác. Nhiệt độ thấp cũng gây khó khăn cho việc xi phông và vệ sinh đáy ao. Khi trời nắng ấm trở lại, chất thải, thức ăn dư thừa và vỏ tôm tích tụ phân hủy nhanh, sinh ra khí độc ảnh hưởng xấu đến tôm. Những yếu tố này khiến tôm giảm ăn đáng kể trong giai đoạn này.

Mùa lạnh trời âm u, tảo không phát triển, gây thiếu ôxy về đêm. Tôm dễ bị rớt cục thịt, khi nhiệt độ xuống thấp kéo dài, tôm có xu hướng xuống đáy để tránh rét (đặc biệt giữa ao), tôm sẽ tiếp xúc khí độc, mầm bệnh tích tụ ở đáy ao.

Tại sao mùa lạnh lại là thời điểm tôm dễ bệnh đốm trắng?

Nhiệt độ thấp làm suy giảm hệ miễn dịch của tôm, do tôm là loài động vật biến nhiệt, nhiệt độ nước ao ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trao đổi chất và hoạt động của hệ miễn dịch. Trong điều kiện nhiệt độ thấp (dưới 26ºC), khả năng đề kháng tự nhiên của tôm giảm đáng kể, khiến tôm dễ bị nhiễm các loại virus, trong đó có WSSV.

Bên cạnh đó, virus WSSV hoạt động mạnh hơn ở nhiệt độ thấp, chúng thường bùng phát mạnh khi nhiệt độ dao động từ 18 – 25ºC, là khoảng nhiệt độ thường gặp vào mùa lạnh. Ở nhiệt độ này, tốc độ nhân bản của virus tăng lên, dẫn đến nguy cơ bùng phát bệnh cao.

Đốm trắngMùa lạnh làm giảm sức đề kháng của tôm và tạo điều kiện thuận lợi cho virus WSSV hoạt động mạnh, khiến tôm dễ nhiễm bệnh. Ảnh: ST

Sự thay đổi nhiệt độ và môi trường đột ngột. Vào mùa lạnh, nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch lớn, gây sốc nhiệt cho tôm. Sốc nhiệt khiến tôm bị stress, giảm sức đề kháng, tạo điều kiện cho virus tấn công. Đặc biệt, sự thay đổi đột ngột của các yếu tố như pH, độ mặn và ôxy hòa tan trong nước cũng làm tôm dễ nhiễm bệnh.

Hệ vi sinh vật ao nuôi không ổn định. Nhiệt độ thấp làm giảm số lượng và hoạt động của các vi sinh vật có lợi, gây mất cân bằng sinh thái trong ao nuôi. Điều này khiến các vi khuẩn và virus có hại dễ dàng phát triển mạnh, bao gồm WSSV.

Thêm nữa, chất lượng nước kém do quản lý ao nuôi không hiệu quả cũng là nguyên nhân gây bùng phát bệnh. Mùa lạnh thường kèm theo mưa hoặc nước ít lưu thông, khiến chất lượng nước ao nuôi xấu đi, tích tụ chất hữu cơ, khí độc (H2S, NH3). Môi trường nước ô nhiễm làm tăng mật độ mầm bệnh và gây căng thẳng cho tôm, khiến chúng dễ nhiễm WSSV.

Đăng ngày 11/03/2025
Nhất Linh @nhat-linh
Nuôi trồng

Đa dạng hóa các loài nuôi thủy sản nước lợ, mặn

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng cao và điều kiện môi trường thay đổi, việc đa dạng hóa các loài nuôi thủy sản nước lợ, mặn trở thành một xu hướng quan trọng, giúp phát triển bền vững ngành thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Cá nâu
• 10:26 19/03/2025

Cách nào giải quyết NO2 tối ưu tới thời điểm hiện tại

Việc duy trì môi trường nước sạch và ổn định là yếu tố sống còn để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của tôm.

Ao tôm
• 10:04 19/03/2025

Bền vững trong nuôi tôm công nghệ cao, hướng đi cho ngành thủy sản tương lai

Trong bối cảnh ngành thủy sản toàn cầu đang đối mặt với nhiều thách thức, từ vấn đề tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt cho đến tác động của biến đổi khí hậu, việc áp dụng mô hình nuôi tôm công nghệ cao theo hướng bền vững đã trở thành xu hướng tất yếu.

Ao nuôi tôm
• 10:22 18/03/2025

Tăng sinh khối men vi sinh trong ngành nuôi trồng thuỷ sản có lợi gì?

Nuôi trồng thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, ngành này cũng đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm bệnh dịch, môi trường nuôi bị ô nhiễm, và hiệu quả tăng trưởng của đối tượng nuôi. Việc ứng dụng men vi sinh đã trở thành giải pháp hiệu quả giúp tăng cường sức khỏe động vật thuỷ sản, giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và tăng năng suất nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:00 18/03/2025

Săn bắt lươn bằng ná trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè: Nghề mưu sinh hay hành vi vi phạm?

Những ngày gần đây, hiện tượng dùng ná bắn lươn, cá trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đang gây xôn xao dư luận. Hành động này không chỉ vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả người thực hiện lẫn cộng đồng xung quanh.

Người
• 13:45 19/03/2025

Cá hồi có thể chịu được tiếng ồn ở biển không?

Thực tế, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cá hồi có khả năng phân biệt được tần số âm thanh từ 100Hz đến 1000Hz, tương đương với một bàn hòa các loại âm tần từ tiếng thúc đầu của cá voi cho đến tiếng động cơ xa xa. Điều này giúp chúng định hướng trong môi trường nước tối tăm, nơi ánh sáng không thể chiếu tới.

Cá hồi
• 13:45 19/03/2025

Bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng ngập mặn gắn với bảo tồn và đa dạng hệ sinh thái

Rừng ngập mặn là một trong những hệ sinh thái quan trọng nhất đối với môi trường tự nhiên.

Rừng ngập mặn
• 13:45 19/03/2025

Đa dạng hóa các loài nuôi thủy sản nước lợ, mặn

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng cao và điều kiện môi trường thay đổi, việc đa dạng hóa các loài nuôi thủy sản nước lợ, mặn trở thành một xu hướng quan trọng, giúp phát triển bền vững ngành thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Cá nâu
• 13:45 19/03/2025

Gấp rút chuẩn bị cho vụ nuôi thuỷ sản xuân hè 2025: Đảm bảo chất lượng, tăng cường hiệu quả

Ngành nuôi trồng thủy sản đang bước vào giai đoạn quan trọng khi các hộ nuôi đồng loạt cải tạo ao đầm, xử lý môi trường nuôi và sẵn sàng thả giống cho vụ nuôi xuân hè 2025.

Thả giống
• 13:45 19/03/2025
Some text some message..