Cá oa oa
Cá oa oa hay còn gọi là cá cóc hay kỳ nhông khổng lồ (tên khoa học là Andrias davidianus). Chúng có nguồn gốc từ miền Trung và miền Đông Trung Quốc và chủ yếu phân bố ở vùng nước nông ở sông Dương Tử và sông Hoàng Hà.
Cá oa oa có khả năng phát ra âm thanh giống tiếng khóc trẻ em
Đây là một trong những loài kỳ giông lớn nhất còn tồn tại trên hành tinh khi có thể dài tới 1,8 mét và nặng gần 60kg. Hiện nay, chúng là động vật được bảo vệ cấp quốc gia ở Trung Quốc.
Ngoài những cái tên trên, cá oa oa hay còn được gọi với cái tên là cá em bé. Bởi chúng có khả năng phát ra âm thanh giống như tiếng khóc của trẻ con. Điều này đã thu hút sự tò mò của nhiều người và cũng gợi ra nhiều câu chuyện kỳ bí về “khả năng phi thường” của các sinh vật biển nói chung. Nhưng đối với trường hợp của cá oa oa, tiếng kêu được phát ra là để chúng giao tiếp với đồng loại và xua đuổi kẻ thù.
Cá nhà táng
Cá nhà táng (tên khoa học là Physeter macrocephalus) được mệnh danh là một trong những sinh vật biển có khả năng phát ra tiếng kêu lớn nhất trên Trái Đất. Cụ thể, chúng có khả năng phát ra những tiếng “clink-clink” được tạo ra bởi sự rung động trong khoảng âm thanh nằm ở đầu.
Điều đáng kinh ngạc là âm thanh do chúng tạo ra có thể đạt đến cường độ 236 dB dưới nước (tương đương với 174,5 dB trên cạn). Để có thể dễ dàng mường tượng độ lớn của âm thanh này, bạn có thể biết rằng nó còn mạnh hơn cả tiếng động cơ phản lực.
Việc tạo ra âm thanh như thế có ý nghĩa rất quan trọng đối với họ cá nhà táng. Bởi những âm thanh này không chỉ là phương tiện giao tiếp giữa các cá thể trong cộng đồng cá nhà táng mà còn là giúp chúng định vị con mồi.
Cá nhà táng phát ra âm thanh cực lớn để giao tiếp và định vị con mồi
Cá voi đầu bò
Cá voi đầu bò (tên khoa học là Eubalaena japonica) là một trong những loài cá voi hiếm nhất thế giới, thường được tìm thấy chủ yếu ở khu vực biển Bering và vịnh Mexico.
Cá voi đầu bò tạo ra âm thanh giống như tiếng hát để giao tiếp và tìm bạn tình
Loài cá này gây ấn tượng mạnh với khả năng phát ra âm thanh độc nhất tựa như những tiếng hát. Âm thanh của chúng phát ra được ghi nhận lần đầu vào năm 2019 đã hé lộ một thế giới giao tiếp phong phú và phức tạp của những loài cá trên hành tinh.
Giới khoa học cho rằng âm thanh của cá voi đầu thể hiện rất nhiều ý nghĩa như định vị vị trí, giao tiếp và thậm chí thể hiện cảm xúc, nhất là vào mùa sinh sản.
Tuy nhiên, do biến đổi khí hậu cũng như các hoạt động săn bắt trái phép mà số lượng cá voi đầu bò ngày càng khan hiếm. Cũng vì nguyên nhân này mà các nhà khoa học vẫn chưa thể khám phá sâu hơn về tiếng hát của chúng.
Tôm súng lục
Tôm súng lục (tên khoa học là Alpheus bellulus) hay còn được biết với tên gọi khác là tôm gõ mõ. Đã có đến hơn 600 loài được tìm thấy ở rạn san hô và thảm cỏ biển ở các vùng nước ôn đới và nhiệt đới.
Tôm súng lục dùng càng để tạo ra âm thanh để giao tiếp và “thôi miên” con mồi
Trong thế giới đại dương sâu thẳm, loài tôm bé nhỏ này được ví như một sinh vật ồn ào thực thụ với khả năng tạo ra âm thanh lớn hệt một tiếng nổ từ chiếc càng đặc biệt của mình.
Cụ thể, tôm súng lục có khả năng tạo ra một bóng khí nổ với áp lực lên đến 80kPa ở khoảng cách 4cm từ chiếc càng lớn. Khi rời khỏi càng, bóng khí này lao đi với tốc độ 97km/h và tạo ra tiếng nổ lên đến hơn 200dB.
Việc tạo ra âm thanh này không chỉ để tôm súng lục giao tiếp với nhau mà chúng còn được sử dụng như một vũ khí để gây nhiễu con mồi.