Ảnh hưởng của nuôi trồng thủy sản đến các loài thủy sản tự nhiên

Nghề nuôi trồng thủy sản ảnh hưởng như thế nào đến các loài thủy sản trong tự nhiên? Và tại sao ngư dân thấy chất lượng của thủy sản tự nhiên ở các khu vực gần với các trang trại nuôi trồng thủy sản lại khác với những gì mà các nhà khoa học thu thập được?

Ảnh hưởng của nuôi trồng thủy sản đến các loài thủy sản tự nhiên
Ảnh minh họa.

Các nhà khoa học đã xem xét lại kiến thức có được về cách các loài thủy sản trong tự nhiên ở các vùng lân cận bị ảnh hưởng bởi các trang trại nuôi trồng thủy sản. Đồng thời, họ cũng đang tiến hành các nghiên cứu để tìm ra câu trả lời. Không phải lúc nào cũng giống nhau giữa những trải nghiệm của ngư dân và các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học.

Một nhà nghiên cứu làm việc tại Nofima cho biết: “Đến nay, có tương đối ít các nghiên cứu về ảnh hưởng của việc nuôi cá đến các loài thủy sản trong tự nhiên được thực hiện. Một số ngư dân và người mua thủy sản thấy rằng những trải nghiệm của họ không giống với những gì có được từ nghiên cứu. Chúng tôi lo lắng về điều này và muốn biết điều gì đã tạo nên nhận thức quá khác biệt trên”.

Một dự án nghiên cứu đã được thực hiện ở nơi có những ảnh hưởng của nghề nuôi thủy sản đến các loài thủy sản tự nhiên. Hiện dự án này đã hoàn tất và được tiến hành với sự hợp tác giữa Nofima, Viện Nghiên cứu thiên nhiên Na Uy (NINA), Viện Nghiên cứu biển Na Uy và Đại học Alicante, dự án do Quỹ Nghiên cứu hải sản Na Uy (FHF) tài trợ.

Bắt đầu từ kết quả của những tìm hiểu từ phía ngư dân và các cơ sở thu mua, liên quan đến chất lượng kém của các loài thủy sản trong tự nhiên ở gần các cơ sở nuôi đã ăn thức ăn dùng để nuôi cá hồi. Đầu tiên, việc đề cập đến những tác động như vậy xuất phát từ Ryfylke (một quận ở Na Uy), và trong những năm gần đây, chúng ta đã nghe nói về các tình huống tương tự xảy ra dọc theo một vài vùng ven biển (của Na Uy).

“Để nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản có thể tồn tại song song với nhau, quan trọng là có được sự hiểu biết về các vấn đề khi phát sinh những điều không đồng thuận. Đang có sự gia tăng về tranh giành quyền sử dụng những vị trí ven biển, và lẽ ra chúng ta nên có định hướng ưu tiên sử dụng chúng như thế nào dựa trên sự hiểu biết”, ông Sæther nói.

Sự khác biệt nhỏ về chất lượng

Dự án đã tiến hành đánh giá lại nhiều tài liệu của các nghiên cứu trên toàn thế giới, và đã tổng kết ra điều này. Ngoài ra, các nhà khoa học đã thực hiện những nghiên cứu thực địa nơi mà họ quan sát chặt chẽ hơn ở những điều kiện cá thể. Ban đầu, họ nghiên cứu chất lượng của cá tuyết đen (Pollachius virens) được đánh bắt ở khu vực gần với các trang trại nuôi cá, sau đó so sánh với cá tuyết đen được đánh bắt ở các vùng không có trang trại nuôi. Các nhà khoa học thấy có sự khác nhau, tuy nhiên sự khác biệt này không lớn.

Sæther cho biết, cá tuyết đen ăn thức ăn từ các trại nuôi cá thì có cơ thịt mềm hơn một chút và dễ tách ra hơn so với những con ở nơi khác, nhưng chúng vẫn thuộc loại có chất lượng tốt. Tuy nhiên, sự thay đổi về chất lượng như thế là bình thường để cá có được nguồn thức ăn tốt, ví dụ đối với cá tuyết thì mồi của nó là cá trứng.

Sự khác biệt lớn nhất mà các nhà khoa học nhận thấy liên quan đến cá tuyết đen tự nhiên ăn thức ăn của cá hồi bị mắc và đã chết trong lưới. Những con cá này bị hư hỏng nhanh hơn so với những con cá khác.

“Chúng tôi đã có lời giải đáp, nhưng cũng vẫn còn một vài thắc mắc. Làm sao có thể có khoảng cách lớn giữa kết quả của chúng tôi và những gì mà ngư dân thực tế trải nghiệm? Chúng tôi muốn hợp tác với họ để hiểu điều này”, Sæther nói.

Thế hệ sau

Nhưng thế hệ kế tiếp của những con cá tự nhiên ăn thức ăn của cá hồi thì như thế nào? Thức ăn của cá bố mẹ sẽ ảnh hưởng đến thế hệ sau hay không? Thức ăn thông thường của cá tự nhiên có chứa các acid béo có nguồn gốc từ biển, nhưng không đủ. Do đó, có một tỷ lệ lớn chất béo từ thực vật được sử dụng trong thức ăn của cá hồi. Dự án mong muốn xác định liệu tinh trùng và trứng của cá tự nhiên có thể bị ảnh hưởng bất lợi hay không.

Các nhà khoa học bắt cá tuyết đen và cá tuyết, nuôi chúng trong lồng và cho chúng ăn thức ăn của cá hồi qua hai mùa sinh sản.

Trứng và cá bột lần lượt được thu thập. Cả trứng và cá đều có hàm lượng các acid béo có nguồn gốc thực vật tăng cao, nhưng các nhà khoa học không thấy những ảnh hưởng xấu chủ yếu đến chất lượng của trứng và cá bột, chúng vẫn phát triển bình thường.

Nhận biết về ảnh hưởng của nghề nuôi cá

Dưỡng chất ở biển

Các chất dinh dưỡng phát sinh từ các trang trại nuôi trồng thủy sản dọc theo bờ biển Na Uy là tương đối thấp nếu so với các nguồn cung trong tự nhiên. Thông thường, điều này ít gây tác động đến tình trạng phú dưỡng trong vùng và ở phạm vi toàn cầu, ngoại trừ những ảnh hưởng cục bộ ở những nơi có sự trao đổi/lưu thông nước quá kém, hoặc những nơi nuôi thâm canh.

Ảnh hưởng đến nền đáy biển

Tình trạng về dòng chảy, độ sâu bên dưới trang trại nuôi biển xác định đáy biển có bị ảnh hưởng từ thức ăn và phân cá chìm xuống hay không? Nếu độ sâu thấp và dòng chảy yếu bên dưới trang trại, hoặc nếu nó được đặt ở nơi xa đất liền nhất trong một vịnh hẹp, đáy biển ở bên dưới trang trại đó sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn ở nơi có độ sâu hơn với dòng chảy mạnh hơn, thường là ở các khu vực bên ngoài vịnh. Ở các vùng biển mở ven bờ và rộng, vịnh sâu thì rất ít khi đáy biển bị ảnh hưởng lâu dài. Tuy nhiên, có thể có tác động cục bộ đáng kể ở những khu vực có nhiều trang trại nuôi cá.

Chất lượng của cá tự nhiên ăn thức ăn của cá hồi

Ngư dân và các cơ sở thu mua có kinh nghiệm rằng cá tự nhiên ăn thức ăn của cá hồi ở bên ngoài các lồng nuôi thì có chất lượng kém và không thể dùng để buôn bán được. Nghiên cứu cho thấy, xét về chất lượng trung bình thì không khác nhau mấy giữa cá tự nhiên có và không ăn thức ăn của cá hồi, nhưng ở một vài cá thể thì có sự sụt giảm thấy rõ.

Ảnh hưởng đến thế hệ sau

Cá tự nhiên có khả năng kiếm được thức ăn nhiều hơn cũng như sản sinh ra nhiều trứng hơn. Tuy nhiên, có câu hỏi là có hay không các nguồn nguyên liệu trong thức ăn làm tổn thương đến thế hệ sau. Những trải nghiệm thực tế ở những nơi mà cá tự nhiên được ăn thức ăn của cá hồi cho thấy có sự phát triển bình thường ở thế hệ tiếp theo.

Cá ở vùng vịnh nhỏ hơn

Do việc khai thác thủy sản bị cấm ở khu vực có bán kính 100 mét tính từ trang trại nuôi cá, nên người ta nghĩ rằng tiếp cận cá tự nhiên bị hạn chế ở những vùng nuôi cá, nhưng điều này cũng có thể làm số lượng cá tự nhiên sẽ gia tăng. Các số liệu hiện có không đủ để đưa ra kết luận về điều này. Nếu tổ chức khai thác cá tự nhiên với quy mô lớn được tập trung ở các trang trại nuôi cá, thì nên có một kế hoạch để tránh khai thác quá mức.

Hành vi của cá tự nhiên ở bên ngoài lồng nuôi

Cá tự nhiên ăn thức ăn rơi ra khỏi các lồng nuôi có thể giúp giảm ảnh hưởng đến môi trường của nền đáy biển bên dưới lồng nuôi. Đồng thời, không thể phủ nhận rằng cá tự nhiên ở bên ngoài các lồng nuôi làm phát tán virus hoặc vi khuẩn gây bệnh giữa các trang trại, hoặc lây sang các quần thể khác ngoài tự nhiên. Cá tự nhiên ở bên ngoài lồng nuôi cũng ăn những con cá nuôi bị thoát ra, và có vài suy đoán rằng các loài ăn thịt có thể cắn rách lồng lưới, làm cá nuôi thoát ra ngoài, nhưng điều này vẫn chưa được điều tra.

Thành thục sinh dục và những điều kiện sinh sản

Cá ngoài tự nhiên ăn thức ăn của cá hồi thì sung sức và tăng trưởng tốt hơn, điều này có thể dẫn đến chúng thành thục sinh dục sớm hơn. Có khả năng thành thục sinh dục sớm sẽ ảnh hưởng đến thời gian sinh sản và di cư đến bãi đẻ, nhưng vấn đề này chưa được nghiên cứu.

Hành vi di cư sinh sản

Thức ăn thu hút cá ngoài tự nhiên, và có lo lắng rằng những đợt di cư sinh sản sẽ bị chậm lại bởi vì khi di cư thì chúng sẽ không ăn được thức ăn ở bên ngoài các lồng nuôi. Nhưng cũng có ý kiến rằng cá tự nhiên tránh các vịnh có các trang trại nuôi cá. Rất khó để thực hiện các nghiên cứu có kiểm soát về những thay đổi trong hành vi của các quần thể ngoài tự nhiên. Các nghiên cứu phải được thực hiện từ hành vi và sự phân bố của cá trong khu vực ở các thời điểm trước, trong và sau khi xây dựng một trang trại nuôi cá. Cho đến nay, những cuộc khảo sát như thế chưa được tiến hành.

Hành động cân bằng

Việc xem xét lại tài liệu cho thấy nuôi trồng thủy sản có thể ảnh hưởng đến một số sinh vật biển. Nhưng những ảnh hưởng có thể khác nhau giữa các loài, giữa các giai đoạn sống và các yếu tố sinh thái khác nhau. Các nhóm có lợi ích khác nhau có thể gặp những tác động khác nhau, cả theo hướng tích cực và tiêu cực, tùy thuộc vào quan điểm của mỗi nhóm.

Ông Sæther kết luận rằng: “Để những người này đưa ra những quyết định về cách sử dụng môi trường ven biển, sẽ cần có một hành động cân bằng giữa hệ sinh thái và các mối quan tâm của các bên liên quan. Điều quan trọng là những người xem xét việc này sẽ tính đến toàn bộ các mối quan tâm về sinh thái và xã hội”.

Tổng Cục Thủy Sản
Đăng ngày 29/09/2017
Môi trường

Cá chết trên hồ sinh thái Bàu Sen (Quy Nhơn) do thiếu oxy

Mới đây, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định thông tin nguyên nhân của tình trạng cá chết nổi trắng ở hồ sinh thái Bàu Sen, thành phố Quy Nhơn do nguồn nước tại hồ có nồng độ oxy hòa tan quá thấp.

Cá
• 10:32 12/05/2024

Tăng cường quản lý nuôi trồng thủy sản trên biển

Theo dự báo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, hiện tượng El Nino kéo dài từ năm 2023 sẽ duy trì đến tháng 4/2024, sau El Nino suy yếu và có khả năng chuyển sang La Nina vào cuối năm 2024. Vì vậy, hiện tượng nắng nóng tại khu vực Nam Trung Bộ nhiều khả năng đến sớm và xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:09 06/05/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 14:16 25/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 11:28 23/04/2024

Cơ hội và tiềm năng phục hồi cho thủy sản Việt Nam

Trong bối cảnh đầy thách thức của thị trường thế giới, ngành thuỷ sản Việt Nam đang đối diện với những cơ hội và tiềm năng phục hồi đáng kể. Từ những thách thức về môi trường kinh doanh đến áp lực từ các yêu cầu xuất khẩu quốc tế, ngành này đang tìm kiếm những lối đi mới để phát triển một cách bền vững và hiệu quả.

Thu hoạch tôm
• 20:53 13/05/2024

Dự án Aqua Xanh nuôi tôm bền vững ở Cà Mau

Từ tháng 5/2024 đến tháng 7/2026, tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, triển khai thí điểm dự án Aqua Xanh với mục tiêu góp phần giảm ô nhiễm nguồn nước để thực hành nuôi tôm bền vững và sau đó mở rộng ra vùng ĐBSCL.

Mô hình nuôi tôm
• 20:53 13/05/2024

Gặp gỡ, trao đổi với người dân về nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Ngày 10/5, tại xã Phước Sơn (Bình Định), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức Chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 hộ nuôi tôm trên địa bàn các xã Phước Sơn, Phước Thuận và Phước Hòa về kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc.

Cơ quan chuyển môn
• 20:53 13/05/2024

Mưa đầu mùa - Nỗi lo của người dân nuôi tôm

Trong những ngày đầu mùa mưa, dòng mưa này không chỉ là niềm vui và cảm hứng cho mọi người mà còn là một thách thức đối với những người nuôi tôm trên ao. Mỗi giọt mưa cũng là một lời nhắc nhở về sự cần thiết của việc quản lý và ứng phó với những tác động của thời tiết đối với nguồn lợi thủy sản quý báu này.

Ao nuôi tôm
• 20:53 13/05/2024

Cá chết trên hồ sinh thái Bàu Sen (Quy Nhơn) do thiếu oxy

Mới đây, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định thông tin nguyên nhân của tình trạng cá chết nổi trắng ở hồ sinh thái Bàu Sen, thành phố Quy Nhơn do nguồn nước tại hồ có nồng độ oxy hòa tan quá thấp.

Cá
• 20:53 13/05/2024