Ảnh hưởng của Taurine đến khả năng chịu đựng của lươn đồng

Taurine giúp cơ thể lươn đồng tăng cường các đáp ứng miễn dịch một cách hữu hiệu, đồng thời chống lại thời tiết khô hạn một cách hiệu quả.

Ảnh hưởng của Taurine đến khả năng chịu đựng của lươn đồng
Ảnh: BHT

Lươn đồng Monopterus albus là đối tượng đang được mở rộng diện tích nuôi hiện nay theo hướng công nghiệp. Đây là loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao và cũng là đối tượng xóa đói giảm nghèo cho người nuôi. Việc phát triển diện tích nuôi cũng như hình thức nuôi đòi hỏi thức ăn công nghiệp cho đối tượng này ra đời. Tuy nhiên các nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng cũng như những phụ gia sử dụng trong thức ăn của lươn đồng vẫn còn hết sức hạn chế. 

Taurine, hay 2-aminoethanesulfonic acid, là một axít hữu cơ. Taurine là một axit sulfonic được tìm thấy ở nồng độ cao trong các mô động vật. Nó cần thiết cho hoạt động của mắt, và đóng vai trò như chất chống oxi hóa trong các tế bào bạch cầu và mô phổi. Hơn nữa, taurine ảnh hưởng đến chức năng của các tế bào thần kinh và sự co bóp của tim. Taurine có nhiều trong các loài cá, tôm, cua và nhuyễn thể.


Trong những năm gần đây, một số nghiên cứu đã chứng minh tính thiết yếu của taurine trong khẩu phần ăn cho nhiều loài động vật, đặc biệt là thủy sản. Do đó, việc loại bỏ các thành phần trong chế độ ăn giàu taurine như bột cá có thể tạo ra sự thiếu hụt, dẫn đến các hệ lụy như giảm tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống, tăng tính nhạy cảm với bệnh tật.

Theo FDA, sử dụng taurine trong thức ăn cho cá có thể cải thiện tính bền vững về môi trường sử dụng và hiệu quả kinh tế của thức ăn cho cá. 

Nghiên cứu này được tiến hành để đánh giá hiệu quả của việc bổ sung Taurine trong chế độ ăn đối với tốc độ tăng trưởng, khả năng miễn dịch và đề kháng với stress khi điều kiện khô hạn diễn ra của lươn đồng (Monopterus albus) cho ăn chế độ ăn ít bột cá. 

Tác dụng của Taurine trên lươn đồng 


Sáu chế độ ăn có kết hợp với bột cá và bổ sung sáu nồng độ của taurine khác nhau: 0, 0.3, 0.6, 0.9, 1.2 và 1.5 g/kg, được kí hiệu tương ứng là là T0, T0.03, T0.06, T0.09, T0. 12 và T0.15 đã được chuẩn bị. Một chế độ ăn uống bao gồm 42% bột cá (FM) cũng được chuẩn bị như là một nhóm đối chứng. 

Kết quả cho thấy tốc độ tăng trưởng (SGR) cụ thể trong nhóm FM cao hơn đáng kể so với các biện pháp xử lý bột cá thấp hơn. Giá trị hoạt động lipase trong ruột của lươn M. albus cho ăn khẩu phần FM là tối đa, và với sự gia tăng mức bổ sung taurine, hoạt động lipase tăng đáng kể không có sự khác biệt về mặt thống kê. 

Với sự gia tăng mức bổ sung Taurine trong chế độ ăn, các hoạt động CAT, T ‐ SOD, T ‐ AOC và LZM trong huyết thanh tăng đáng kể và sau đó giảm, chứng tỏ Taurine giúp hoạt động miễn dịch của cá tăng cường mạnh mẽ. 

Trong thử nghiệm với môi trường stress khô hạn, các chỉ số adrenaline (AD), cortisol (COR), glucose (GLU), cholesterol toàn phần (CHOL), và nồng độ malondialdehyde (MDA), hàm lượng T ‐ AOC, hoạt tính CAT và T ‐ SOD trong huyết thanh của lươn trong năm nhóm đầu tiên tăng lên và đạt đến đỉnh vào lúc 2 giờ, và sau đó giảm dưới áp lực phơi nhiễm tiếp xúc với không khí trong thời gian dài. So với nhóm FM, nhóm T0.15 có hàm lượng T ‐ AOC cao hơn, hoạt tính CAT và T ‐ SOD, và nồng độ AD, COR GLU, TC và MDA thấp hơn. Chứng tỏ khi cho ăn bổ sung Taurin, các cá thể lươn có được khả năng chống lại stress môi trường khô hạn một cách đáng kể. 


Các kết quả nghiên cứu trên chứng minh rằng các acid khác nhau sẽ có những tác dụng khác nhau đối với cơ thể vật nuôi. Cụ thể là Taurine giúp cơ thể lươn đồng tăng cường các đáp ứng miễn dịch một cách hữu hiệu, đồng thời chống lại các yếu tố bất lợi từ môi trường một cách hiệu quả khi thời tiết khô hạn. Báo cáo cho thấy taurine là phụ gia tiềm năng sử dụng trong thức ăn của lươn đồng.

Đăng ngày 28/05/2018
TRỊ THỦY Lược dịch
Nuôi trồng

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 09:23 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 09:23 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 09:23 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 09:23 19/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 09:23 19/04/2024