Ảnh hưởng Lactobacillus rhamnosus và Lactococcus lactis lên tăng trưởng cá

Thức ăn bổ sung Lactobacillus rhamnosus và Lactococcus lactis giúp cá tráp (Pagrus major) giúp tăng trưởng tốt hơn, cùng với sự gia tăng hệ vi sinh vật đường ruột, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn và tăng cường hệ miễn dịch.

Vai trò Lactobacillus rhamnosus và Lactococcus lactis trong tăng trưởng cá
Ảnh hưởng Lactobacillus rhamnosus và Lactococcus lactis lên tăng trưởng cá tráp

Giới thiệu

Cá tráp (P. major) là một trong những loài nuôi mang lại giá trị kinh tế cao tại Nhật. Cá tráp có chất lượng cao được dùng như một món sasimi với giá thành rất cáo, điều này làm chon nhu cầu tiêu thụ cá tráp ngày càng tăng. Do đó, cá tráp được nuôi siêu thâm canh nhằm tăng sản lượng đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là khi cá được nuôi với mật độ cao làm cho môi trường nước khó quản lý, cá bị stress đồng thời làm cho hệ miễn dịch của cá suy yếu, làm tăng khả năng xâm nhập của các tác nhân gây bệnh. Dịch bệnh bùng phát là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho sản lượng cá nuôi ngày càng giảm, đây cũng là một trong những trở ngại lớn tại các trang trại cá nuôi.

Những năm gần đây, việc sử dụng probiotics trở nên khá phổ biến vì chúng được xem là nguyên liệu tự nhiên thân thiện với môi trường, giúp tăng cường hệ miễn dịch ở cá, tăng khả năng chống chiu stress, đồng thời giảm việc sử dụng thuốc kháng sinh, hóa chất trong nuôi trồng thủy sản.

Việc sử dụng chế phẩm sinh học (probiotics), đặc biệt là các chủng L. spp. mang lại hiệu quả trong việc tăng sức đề kháng cũng như tăng trưởng một số loài cá nuôi như: cá song chấm nâu (Epinephelus coioides), cá rô phi (Oreoxhromis niloticus), và cá trôi Ấn (Labeo rohita).  L. lactis giúp tăng cường hệ miễn dịch và tăng trưởng của cá mú đen (E. coioides) và cá bơn (Paralichthys olivaceus).

tăng trưởng cá tráp, probiotics, vai trò probiotic với cá, Lactococcus lactis

Tuy nhiên, những hiện vẫn có rất ít những nghiên cứu về ảnh hưởng của L. lactis lên tăng trưởng và miễn dịch của cá tráp. Hơn thế nữa, việc bổ sung probiotics đã được chứng minh rằng khi bổ sung kết hợp (mixed or combined) nhiều loại probiotics mang lại hiệu quả cao hơn việc bổ sung đơn lẻ (mono-species or mono-sttrain ones).

 

Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về việc bổ sung đồng thời hai loại probiotics cùng lúc lên tăng trưởng, dinh dưỡng, hệ vi sinh vật đường ruột và hệ miễn dịch của cá. Do đó, nghiên cứu này nhằm so sanh việc bổ sung đơn lẻ và kết hợp hai loại probiotics bao gồm: L. rhamnosusL. lactis lên các chỉ tiêu tăng trưởng và miễn dịch của cá tráp.

 Phương pháp nghiên cứu

Thí nghiệm được bố trí tại trung tâm nghiên cứu thủy sản thuộc Khoa Thủy Sản, trường Đại Học Kagoshima, Nhật Bản. Nghiên cứu nhằm đánh giá việc bổ sung L. rhamnosus L. lactis đơn lẽ hay kết hợp lên tăng trưởng và miễn dịch của cá tráp.

tăng trưởng cá tráp, probiotics, vai trò probiotic với cá, Lactobacillus rhamnosus

Thí nghiệm bao gồm 4 nghiệm thức với 3 lần lặp lại được trình bày trong Bảng. Cá tráp với trọng lượng ban đầu trung bình là 3,29 g, cá được bố trí trong bể polyethylene 100 lít với mật độ 20 cá/bể. Các chỉ tiêu tăng trưởng và hệ miễn dịch của cá được thu sau 56 ngày thí nghiệm.

Nghiệm thức

cfu/g thức ăn

CT

0

LR (Lactococcus lactis)

106

LL (Lactobacillus rhamnosus)

106

LR+LL (L. rhamnosus + L. lactis)

106

 

Kết quả nghiên cứu

Các chỉ tiêu tăng trưởng và tỷ lệ sống: Sau 56 ngày nuôi; tỷ lệ sống (trên 90%), hiệu quả sử dụng thức ăn (FER), hiệu quả sử dụng protein (PER), tăng trọng theo % (WG), và tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SGR) của cá ở nghiệm thức đối chứng CT là thấp hơn rất nhiều so với các nghiệm thức có bổ sung probiotics vào thức ăn (P<0.05).

Độ tiêu hóa thức ăn (ADC)

Độ tiêu hóa thức ăn của cá được đánh giá thông qua các chỉ tiêu:  khả năng tiêu hóa vật chất thô (ADCD), khả năng tiêu hóa protein (ADCP), khả năng tiêu hóa lipid (ADCL) và hoạt động của enzyme protease. Kết quả cho thấy có sự khác biệt giữa nghiệm thức đối chứng (CT) và các nghiệm thức có bổ sung probiotics (LR, LL, và LR+LL) (P<005). ADCP ở nghiệm thức LR+LL cao hơn so với các nghiệm thức khác ngoại trừ nghiệm thức LL (P<0.05).

Vi khuẩn trong đường ruột và các chỉ tiêu có liên quan đến hệ miễn dịch của cá: Vi khuẩn tổng cộng (Total bacteria count, TBC) trong đường ruột của cá ở các nghiệm thức có bổ sung probiotics bao gồm LL, LR, LR+LL cao hơn so với nghiệm thức đối chứng (CT) (P<0.05); tuy nhiên, TBC khác biệt không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức có bổ sung probiotics. Kết quả cho thấy, không có sự hiện diện của lactic acid bacteria (LAB) trong đường ruột của cá ở nghiệm thức CT, LAB ở các nghiệm thức LL, LR và LR+LL cao hơn so với nghiệm thức CT, đặc biệt hàm lượng LAB cao nhất ở cá cho ăn thức ăn có bổ sung LR+LL (P<0.05).

Các chỉ tiêu miễn dịch của cá bao gồm tính kháng khuẩn (BA), chỉ số peroxidase, hoạt tính SOD, hoạt động của lysozyme, và ACP được phân tích nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung probiotics vào khẩu phần ăn của cá tráp. Kết quả chỉ ra rằng thức ăn có bổ sung LR hoặc LL kích thích hệ miễn dịch của cá thông qua sự tăng lên của các chỉ số miễn dịch so với đối chứng (P<0.05). Đặc biệt, chỉ số ACP và peroxidase của cá ở nghiệm thức LR+LL cao hơn so với các nghiệm thức khác (P<0.05). Hoạt tính SOD ở cá cho ăn thức ăn bổ sung LR và LR+LL tăng lên so với cá cho ăn thức ăn bổ sung LL và CT. Hoạt động của LA trong huyết thanh của cá ăn thức ăn LR+LL cao hơn so với cá ăn thức ăn CT, tuy nhiên chỉ số LA giữa các nghiệm thức LL, LR và LR+LL khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0.05).

Kết luận

Kết quả nghiên cứu cho thây việc bổ sung thức ăn với LR+LL có tác dụng kích thích đáp ứng miễn dịch ở cá tráp. So sánh với việc bổ sung đơn lẽ từng loại probiotics thì việc bổ sung kết hợp đồng thời nhiều loại cho kết quả tốt hơn. Tuy nhiên, ảnh hưỡng của probiotics còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm: nguồn probiotics được sử dụng, loại, liều dùng, và chu kỳ áp dụng.

Đăng ngày 28/09/2017
HUỲNH NHƯ Lược dịch
Nguyên liệu

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 15/04/2024

Giun biển làm thức ăn thủy sản

Nghiên cứu mới đã cho thấy tiềm năng của giun enchytraeid, loài ăn các vật liệu hữu cơ như rong biển mục nát, như một sự thay thế bền vững hơn cho các thành phần thức ăn thủy sản truyền thống.

Giun biển
• 09:57 15/04/2024

Nên dùng thảo dược nào cho tôm thẻ?

Tập trung tìm kiếm các giải pháp thay thế từ tự nhiên, đó chính là thảo dược!

Thảo dược
• 08:00 10/04/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:44 29/03/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 12:54 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 12:54 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 12:54 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 12:54 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 12:54 20/04/2024