Áp thấp nhiệt đới gây mưa to

Trong khi miền bắc ấm dần, một trận áp thấp nhiệt đới đang tấn công các tỉnh Tây Nam bộ, gây mưa to và dông.

Đường đi của áp thấp nhiệt đới
Đường đi của áp thấp nhiệt đới

Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, trong 6 giờ vừa qua, áp thấp nhiệt đới hầu như ít dịch chuyển.

Đến 13h ngày 15/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 9,6 độ Vĩ Bắc; 107,3 độ Kinh Đông, trên vùng biển các tỉnh từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Cà Mau. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km một giờ), giật cấp 7, cấp 8.

Dự báo trong 24h tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5 - 10 km và suy yếu dần thành một vùng áp thấp. Đến 13 giờ ngày 16/11, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 10,0 độ Vĩ Bắc; 105,5 độ Kinh Đông, trên khu vực đất liền các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39 km một giờ).

Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau (bao gồm các đảo Phú Quý và Côn Đảo) có mưa dông mạnh, gió mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8. Biển động. Ở ven biển các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió mạnh cấp 5, có nơi cấp 6, giật cấp 7. Các tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, Nam Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông.

Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão trung ương, Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn đã có công điện khẩn yêu cầu các tỉnh thành và các bộ khẩn cấp kêu gọi, sắp xếp tàu thuyền đang hoạt động trong vùng biển nguy hiểm phải vào nơi neo đậu an toàn trước 6h sáng 15/11.

Đặc biệt lưu ý tàu, thuyền nhỏ ven bờ, lồng bè nuôi trồng thủy sản; không để người ở lại trên tàu thuyền ở khu neo đậu, chòi canh ven biển khi áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào đất liền.

Ngày 14/11, UBND TP HCM gửi công điện hỏa tốc yêu cầu các sở ngành, quận huyện triển khai biện pháp ứng phó với áp thấp nhiệt đới và triều cường, đồng thời yêu cầu huyện Cần Giờ sẵn sàng chuẩn bị việc di dời dân xã đảo Thạnh An vào đất liền và các hộ dân có nhà đơn sơ, tạm bợ ven sông, biển đến các địa điểm kiên cố ngay khi có lệnh của UBND thành phố.

Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ cũng cảnh báo do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn kết hợp với đợt triều cường đang lên cao (vượt mức báo động 3 là 1,5 m), khả năng ngập úng trên diện rộng là rất cao.

ĐVO
Đăng ngày 15/11/2012
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 14:08 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 14:08 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 14:08 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 14:08 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 14:08 25/11/2024
Some text some message..