Ấu trùng ruồi Lính đen - cách mạng cho nuôi trồng thủy sản

Quy trình sử dụng nguồn cá tạp khai thác từ tự nhiên làm thức ăn cho cá nuôi không đem lại hiệu quả vì có quá nhiều chất thải được tạo ra, cũng như khan hiếm nguồn cá tự nhiên làm cho hoạt động NTTS khó bền vững.

Ấu trùng ruồi Lính đen - cách mạng cho nuôi trồng thủy sản
Ấu trùng ruồi lính đen (black soldier fly pupae)-nguồn http://www.abc.net.au

Một trong những vấn đề lớn hiện nay mà chúng ta phải đối mặt là vấn đề an ninh lương thực toàn cầu. Nuôi trồng thủy sản (NTTS) đóng vai trò quan trọng vì nó cung cấp phần lớn thực phẩm cho con người, hoạt động NTTS cần được phát triển một cách bền vững. Tuy nhiên, thống kê cho thấy cần khoảng 1.5kg cá tạp đánh bắt từ biển để sản xuất 1kg cá nuôi. Điều này gây ảnh hưởng cả về môi trường lẫn tài nguyên thủy sản.

Do đó, để phát triển bền vững NTTS chúng ta cần tìm ra nguồn thức ăn khác có khả năng thay thế nguồn cá tạp. Thức ăn phải bảo đảm hàm lượng đạm và lipid cao, cùng với đảm bảo giàu các acid béo cần thiết, nguồn thức ăn từ côn trùng có thể được xem là giải pháp cho vấn đề trên.

Một công ty Tây Úc hy vọng sẽ sử dụng hàng trăm tấn thực phẩm thải để nuôi các ấu trùng ruồi lính đen, sau đó chúng được sử dụng như nguồn thức ăn cho cá nuôi. Thay thế bột cá bằng bột ấu trùng ruồi lính đen được xem là một giải pháp bền vững cho ngành công nghiệp NTTS.

Luke Wheal là người đưa ra ý tưởng này. Ruồi lính đen được phát hiện ở Úc vào những năm 1960, nó không gây hại như ruồi nhà thông thường và khả năng gây bệnh của chúng là rất nhỏ. Ấu trùng ruồi lính đen hứa hẹn mang đến giá trị kinh tế cao.
Ông Wheal bắt đầu nghiên cứu cho ấu trùng ruồi lính đen ăn các phế phẩm từ nhà hàng. Kết quả cho thấy khả năng phân hủy thực phẩm thải của ruồi lính đen là rất nhanh và hiệu quả. Khoảng 50% lượng phế phẩm được chúng phân hủy trong vòng 24h, qua đó cho thấy chúng có khả năng tiêu thụ một lượng lớn phế phẩm khoảng 100-200 tấn mỗi ngày.

Ấu trùng ruồi lính đen phân hủy rác thải, phân của chúng thải ra được xem như là nền đất giúp chúng phát triển tốt hơn. Hàm lượng protein trong ấu trùng đạt cao nhất sau 2-3 tuần tuổi. Việc sử dụng nguồn protein từ ấu trùng ruồi lính đen vừa đem lại lợi nhuận khổng lồ, vừa giúp giảm thiểu lượng chất thải hữu cơ trong tự nhiên. Qua đó, giúp tạo ra nguồn protein bền vững, đồng thời kiểm soát được chất thải ra môi trường.

Nghiên cứu được thực hiện tại trường Đại học Tây Úc (UWA), dự án thực hiện bằng việc sử dụng ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn cho cá hồi cầu vòng (rainbow trout). Nhóm nghiên cứu nhằm tìm hiểu sự ảnh hưỡng của việc thay thế bột cá và dầu cá trong thức ăn bằng ấu trùng ruồi lính đen ở các nồng độ khác nhau lên tăng trưởng và sự phát triển của cá hồi cầu vòng. Thành công của nhóm nghiên cứu nhằm mở ra hướng đi bền vững cho ngành công nghiệp cá hồi trên thế giới.

Một trong số những ưu điểm nổi bật của việc sử dụng protein côn trùng, trong đó tiêu biểu là ấu trùng ruồi lính đen, là có thể sản xuất với số lượng lớn trong điều kiện không gian hẹp vì chúng phát triển rất nhanh. Đây là một trong những điểm mạnh của việc sử dụng protein từ côn trùng so với các nguồn protein khác có nguồn gốc từ thịt lơn, thịt cừu, và thịt bò.

Ấu trùng ruồi lính đen có thể được sử dụng làm thức ăn cho các vật nuôi khác như: heo và gà. Trong tương lai chúng cũng có thể được dùng làm thực phẩm cho người.

ABC
Đăng ngày 18/05/2017
CTV Huỳnh Như
Kỹ thuật

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 10:00 17/01/2025

Các biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm

Đối với người nuôi tôm, việc xử lý nước nuôi tôm là rất quan trọng. Khi nguồn nước trong ao luôn sạch, sẽ giúp cho tôm khỏe mạnh, mau lớn và phòng tránh được rất nhiều loại bệnh. Sau đây là biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm vào ao nuôi.

Xử lý nước
• 11:39 15/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:23 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 09:44 14/01/2025

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 11:51 22/01/2025

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 11:51 22/01/2025

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 11:51 22/01/2025

Vai trò dinh dưỡng của thủy sản trong bữa ăn hằng ngày và lợi ích bất ngờ

Thủy sản từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong chế độ ăn của nhiều gia đình. Với sự phong phú về chủng loại và giá trị dinh dưỡng, các món ăn từ thủy sản không chỉ ngon miệng mà còn mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe.

Thủy sản
• 11:51 22/01/2025

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:51 22/01/2025
Some text some message..