Bà con Sóc Trăng thành công từ nuôi tôm cỡ lớn

Đứng trước tác động tiêu cực từ thời tiết, tưởng chừng nuôi tôm cỡ lớn không khả thi. Tuy nhiên, thời gian vô qua đã có nhiều mô hình của nhiều doanh nghiệp mang lại thành công từ hướng đi này.

Nông dân
Nhiều tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu gây nhiều thiệt hại cho người nông dân. Ảnh: Tép Bạc

Đầu năm 2023, tại tỉnh Sóc Trăng, Tập đoàn Thăng Long đã bước đầu hướng dẫn bà con tiếp cận mô hình TSLL. Tuy nhiên, trước điều kiện thời tiết không mấy thuận lợi, dịch bệnh EHP vẫn thường trực ngoài môi trường, giá tôm biến động mạnh,... là điều không hề dễ dàng gì đối với các hộ nuôi tôm. 

Không khuất phục trước những khó khăn, Tập đoàn Thăng Long tiếp tục tư vấn, hỗ trợ bà con xây dựng mô hình, để bà con yên tâm bắt đầu thả giống, sử dụng bộ sản phẩm phục vụ nuôi của Tập đoàn trong suốt quá trình. Theo đó, anh Nguyễn Hoàng Khôi - Cá nhân tiêu biểu được vinh danh trong chương trình “Tôm to - Xế xịn” của Tập đoàn Thăng Long đã thả nuôi 360.000 post trên tổng diện tích 3.300 mỉ. Sử dụng thức ăn Baccarat và các sản phẩm đầu vào theo đúng quy trình của TLSS.

Mô hình nuôiMô hình nuôi tôm TSLL của Tập đoàn Thăng Long. Ảnh: thuysanvietnam.com.vn

Sau 139 ngày, tôm tăng trưởng tốt, đạt tỷ lệ 85.5%, tổng sản lượng tôm thu hoạch dứt điểm đạt 8.310kg, với hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) 1.4. Mặc dù vào thời điểm thu hoạch, giá tôm đang ở ngưỡng thấp, tuy nhiên nhờ đạt kích cỡ lớn, chất lượng tốt, màu sắc đẹp nên anh Khôi đã thu về 1.5 tỷ đồng với 564 triệu đồng lợi nhuận.

Thông qua vụ nuôi lần này, có thể đánh giá được con giống mà Tập đoàn Thăng Long phân phối đều phát triển tốt, tôm lớn nhanh nên hệ số thức ăn thấp, tỷ lệ đạt đầu con cao. Mặc dù giá tôm vẫn còn thấp nhưng với size 20 con/1kg thì hộ nông dân vẫn có lời.

Có thể, kích cỡ tôm 19 con/kg sau 139 ngày nuôi không có gì to tát. Thế nhưng, nếu chúng ta đặt trong bối cảnh mùa vụ khó của đầu năm 2023, độ mặn thấp, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm lớn và bệnh EHP hoành hành, các vật tư đầu vào đều tăng cao,... Thì đây chính là sự thành công, niềm vui và ý nghĩa to lớn của mô hình TLSS mang lại.

Đăng ngày 25/08/2023
Hòa Thy @hoa-thy
Nông thôn

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:39 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:33 26/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 11:56 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 11:56 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 11:56 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 11:56 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 11:56 27/11/2024
Some text some message..