Bạc Liêu: Cần liên kết để nâng cao giá trị các mặt hàng thủy sản

Hiện nay, khu vực ven biển từ phường Nhà Mát TP. Bạc Liêu, kéo dài đến thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải (Bạc Liêu), đâu đâu cũng thấy cảnh người dân phơi con ruốc. So với mọi năm, con ruốc năm nay xuất hiện nhiều và trắng đẹp. Cứ mỗi chuyến ra khơi ngư dân thu lãi bình quân từ 4 - 6 triệu đồng/ngày.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Ngư dân Huỳnh Văn Tỷ (phường Nhà Mát, TP. Bạc Liêu) phấn khởi nói: Năm nay, trúng mùa con ruốc 6 - 7 vụ liền nên cuộc sống cũng đỡ hơn nhiều. Tuy nhiên, niềm vui ấy cũng chưa trọn vẹn bởi trúng mùa nhưng giá lại giảm từ 5.000 - 10.000 đồng/kg.

Lý giải điều này, nhiều ngư dân cho rằng do con ruốc của Bạc Liêu lâu nay chỉ xuất thô là chính nên không chủ động về thị trường, bị các thương lái chi phối, thay nhau ép giá là điều khó tránh khỏi. Thêm vào đó, cả tỉnh hiện nay chỉ có vài ba doanh nghiệp thu mua ruốc tươi để chế biến như làm mắm ruốc của doanh nghiệp Tứ Hải (Gành Hào), còn lại đều mua ruốc khô để xuất bán sang Trung Quốc hoặc các tỉnh. Phần lớn con ruốc sau khi khai thác đều được ngư dân phơi khô do ruốc tươi không tiêu thụ được. Mặc dù con ruốc được đánh giá là một trong những nguồn lợi thủy sản của tỉnh, song, đến nay, việc phơi con ruốc vẫn dựa vào điều kiện tự nhiên, chứ chưa có lò sấy.

Ngoài khó khăn về sản xuất, điều đáng tiếc là nhiều năm qua, chưa có đơn vị nào đứng ra giúp bà con nâng cao giá trị con ruốc trong khi đó, các tỉnh lại mạnh dạn ''nhập'' con ruốc của Bạc Liêu để chế biến thành nhiều loại thức ăn, như: ruốc sấy, ruốc tẩm gia vị để phục vụ các bữa cơm trong gia đình… Họ chỉ cần đóng gói hay cho vào hộp là giá trị con ruốc tăng lên gấp nhiều lần so với ruốc khô thông thường. Những sản phẩm chế biến từ con ruốc đều có mặt ở các siêu thị ở Bạc Liêu, trong khi Bạc Liêu được xem là “mỏ ruốc” lại không làm được. Mặt khác, Bạc Liêu luôn kêu thiếu các sản phẩm du lịch đặc trưng nhưng lại chưa có chiến lược để phát huy giá trị từ các mặt hàng được coi là đặc sản. Việc tỉnh Tây Ninh mua muối, tôm biển của Bạc Liêu đem về chế biến muối tôm; hoặc con ruốc của tỉnh được các tỉnh thu mua rồi chế biến đem bán ở các khu du lịch, siêu thị ở Bạc Liêu hiện nay là điều đáng để các ngành quản lý ở địa phương suy ngẫm.

Bao giờ con ruốc cũng như các sản vật khác của Bạc Liêu phát huy giá trị, không còn phải xuất thô - điều ấy không khó nếu Bạc Liêu có chiến lược phát triển ngành chế biến, nâng cao giá trị gia tăng cho các mặt hàng thuỷ sản vốn là thế mạnh của tỉnh. Ngay cả con tôm là thế mạnh chiến lược của Bạc Liêu đã có mặt trên vài chục nước ở thị trường thế giới nhưng vẫn chưa có nhãn hiệu độc quyền. Lý do đơn giản là do các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của tỉnh cho đến thời điểm nay vẫn chỉ xuất thô nguyên liệu qua sơ chế là chính, chưa có mặt hàng tinh chế có giá trị gia tăng cao. Thực tế trên các cơ quan quản lý, doanh nghiệp đều rất rõ song vẫn chưa có giải pháp khắc phục.

TTXVN
Đăng ngày 14/05/2012
Cao Thăng
Kinh tế

Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu: “Cú hích” hay rào cản cho ngành thủy sản Việt Nam?

Vào cuối năm 2024, thông tin về việc Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu đã thu hút sự chú ý lớn từ ngành thủy sản toàn cầu. Là một trong những thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, Mỹ không chỉ mang lại doanh thu khổng lồ mà còn là điểm tựa giúp nâng cao giá trị và thương hiệu cho tôm Việt.

Tôm thẻ
• 10:15 10/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 11:08 03/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:49 29/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 02:26 18/12/2024

Khám phá khả năng tự “chữa lành” của kỳ nhông Mexico

Kỳ nhông Mexico (Axolotl), hay còn được gọi là "khủng long 6 sừng", là một loài động vật lưỡng cư nổi tiếng không chỉ bởi vẻ ngoài kỳ lạ mà còn bởi khả năng tái sinh đầy ấn tượng. Khả năng "chữa lành" và tự phục hồi các chi, bộ phận cơ thể của kỳ nhông Mexico đã thu hút sự chú ý của giới khoa học và trở thành nguồn cảm hứng trong lĩnh vực y học tái tạo.

Kỳ nhông Mexico (Axolotl)
• 02:26 18/12/2024

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 02:26 18/12/2024

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 02:26 18/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 02:26 18/12/2024
Some text some message..