Bạc Liêu: Xây dựng thương hiệu lúa sạch từ mô hình tôm lúa

Theo ông Dương Thành Trung, Chủ tịch UBND tỉnh: Đối với vùng lợ - ngọt xen canh, tỉnh chuyển đổi sang 1 vụ lúa - 1 vụ tôm với trên 50.000ha. Hiện nay, mô hình lúa - tôm đạt hiệu quả rất cao, vì vậy tỉnh chuyển dần diện tích nuôi chuyên tôm sang 1 vụ tôm - 1 vụ lúa, hoặc 2 vụ tôm - 1 vụ lúa. Đồng thời chuyển dần diện tích rất lớn theo mô hình 1 vụ lúa - 1 vụ tôm để thích ứng với biến đổi khí hậu.

Xây dựng thương hiệu lúa sạch trên đất tôm lúa
* Nông dân huyện Phước Long thu hoạch tôm càng xanh.
MỘT BỤI ĐỎ - LOẠI LÚA CHỊU MẶN

Trước đây, khu vực huyện Phước Long, Hồng Dân là vùng đất hoang hóa vừa nhiễm phèn vừa nhiễm mặn, rất khó canh tác. Sau khi chuyển đổi sản xuất, hầu hết nông dân chuyển sang nuôi tôm, một số khu vực nhiễm mặn cũng chuyển sang nuôi tôm. Tuy nhiên, do nuôi tôm trong một thời gian dài, đất khu vực này bị thoái hóa, nhiều vụ tôm nuôi liên tiếp bị thiệt hại.

Trước tình hình đó, ngành chức năng đã trình diễn mô hình lúa - tôm và đạt hiệu quả kinh tế khá cao. Sau khi rửa mặn đất, nông dân cấy giống lúa Một bụi đỏ trên đất nuôi tôm và kết hợp nuôi tôm dưới gốc lúa. Không ít hộ nông dân vươn lên khá giàu từ mô hình này.

Nhờ những chính sách đầu tư phù hợp của ngành chức năng, địa phương cùng với sự giúp đỡ của các nhà khoa học, giờ đây vùng đất nhiễm phèn mặn không những đã trồng được lúa Một bụi đỏ mà còn xây dựng được mô hình lúa - tôm có giá trị kinh tế cao, đời sống của bà con khởi sắc từ mô hình "con tôm ôm cây lúa".

Sau một thời gian, giống lúa Một bụi đỏ có dấu hiệu bị thoái hóa, năng suất thấp, chất lượng giảm, huyện Hồng Dân đã phục tráng, chọn tạo lại cho ra giống lúa Một bụi đỏ chịu được mặn từ 3 - 4‰ và chịu phèn cao, rất thích hợp cho những vùng đất làm mô hình lúa - tôm.

Ngoài việc mở rộng mô hình lúa - tôm ở các huyện: Phước Long, Hồng Dân, tỉnh đã nhân rộng mô hình này ở TX. Giá Rai. Ông Đặng Tấn Hoài, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã Phong Thạnh (TX. Giá Rai), cho biết: “Tuy xã chỉ mới có hơn 80ha áp dụng mô hình lúa - tôm nhưng hộ nào sản xuất cũng đạt hiệu quả. Vì vậy năm 2018, xã khuyến cáo nông dân các ấp 19, 20, 21 nhân rộng mô hình lúa - tôm khoảng 500ha. Đồng thời hướng dẫn bà con tận dụng bờ vuông trồng rau màu, khoai mì, trồng cỏ nuôi bò... để tăng thêm thu nhập”.

Theo đánh giá của Phòng Kinh tế TX. Giá Rai, năng suất vụ lúa trên đất tôm năm 2017 đạt 5 tấn/ha; tôm nuôi đạt 300 - 400kg/ha/năm, thu nhập bình quân 70 - 100 triệu đồng/ha/năm. Ông Đỗ Minh Thắng, Chủ tịch UBND TX. Giá Rai, khẳng định: “Lúa - tôm là một trong những mô hình sản xuất đạt hiệu quả và bền vững. Thị xã xem đây là một trong những mô hình xóa đói giảm nghèo của các vùng chuyển đổi. Năm 2018, thị xã sẽ tập trung xây dựng đề án sản xuất lúa trên đất nuôi tôm theo từng xã cụ thể, thành lập tổ hợp tác, chỉ đạo hệ thống ngân hàng trên địa bàn thị xã đầu tư vốn cho nông dân. Đồng thời đề nghị ngành Nông nghiệp tỉnh hỗ trợ mở lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất lúa - tôm; hỗ trợ máy móc, phương tiện cho nông dân...”.

XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU LÚA SẠCH

Diện tích vụ lúa - tôm 2017 - 2018 của tỉnh là 33.747ha,  trong đó có khoảng 70% là lúa Một bụi đỏ (đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý). Theo ông Phan Thanh Duy, Chủ tịch UBND huyện Hồng Dân: “Huyện đang khuyến khích nông dân ở vùng nuôi tôm gặp khó khăn về nguồn nước mặn chuyển sang mô hình lúa - tôm; vận động nông dân cấy lúa Một bụi đỏ trên đất nuôi tôm. Từ đó, tạo vùng lúa nguyên liệu rộng lớn để doanh nghiệp thuận tiện bao tiêu sản phẩm. Lúa Một bụi đỏ sản xuất theo mô hình lúa - tôm có thể nói là lúa “sạch” vì không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật). Vì vậy có thể xây dựng thương hiệu lúa Một bụi đỏ xuất khẩu”.

Trong bối cảnh chất lượng nhiều giống lúa mùa đặc sản bị mai một so với các loại gạo nhập khẩu, thì gạo Một bụi đỏ Hồng Dân được xem là một thuận lợi trong việc xây dựng thương hiệu gạo ở ĐBSCL. Đồng thời, từ sự hợp tác chặt chẽ giữa Nhà nước, nhà khoa học và nhà nông đã xây dựng một mô hình luân canh lúa - tôm hiệu quả ở một vùng đất chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, một trong những cái khó là khâu tiêu thụ lúa gạo. Mặc dù đã cải thiện phẩm chất hạt gạo, quy trình canh tác an toàn, thương hiệu gạo Một bụi đỏ đã được thị trường biết đến, nhưng sự tham gia bao tiêu của các doanh nghiệp vẫn chưa giúp nông dân an tâm sản xuất.

Được mệnh danh là một trong những loại gạo ngon nhất nước ta hiện nay, rất cần có những chương trình xúc tiến thương mại hiệu quả, phát huy tiềm năng của giống lúa Một bụi đỏ Hồng Dân ở những vùng đất nhiễm phèn, mặn để xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, có đủ số lượng và chất lượng cho nhu cầu thị trường. Do vậy, ngành chức năng cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để nhân rộng mô hình lúa - tôm nhằm nâng cao sinh kế cho người dân vùng nông thôn.

Báo Bạc Liêu
Đăng ngày 27/03/2018
Minh Đạt
Nông thôn

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 11:24 17/02/2025

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 – 2030

Ngày 19/12/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1598/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nuôi lồng bè
• 10:50 10/02/2025

Giải pháp để phát triển thủy sản bền vững

Phát triển thủy sản bền vững là một mục tiêu quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, đảm bảo nguồn lợi thủy sản lâu dài và nâng cao thu nhập cho ngư dân. Dưới đây là một số giải pháp chính để phát triển thủy sản bền vững.

Khai thác thủy sản
• 10:23 06/02/2025

Làng cá bè đa sắc vào Xuân

Rực rỡ màu đỏ, vàng, cam, lục, lam, tím nối nhau trải dài hơn cây số trên sông Châu Đốc, một nhánh của sông Hậu, thuộc thị trấn Đa Phước (An Phú, An Giang), làng cá bè truyền thống đang rộn ràng vào Xuân với dập dìu du khách bốn phương.

Làng cá
• 10:02 04/02/2025

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 15:38 18/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 15:38 18/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 15:38 18/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 15:38 18/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 15:38 18/02/2025
Some text some message..