Bacteriocin kháng lại vi khuẩn gây bệnh gan thận mủ trên cá tra

Nghiên cứu mới đây đã tìm ra dòng kháng sinh tự nhiên có khả năng kháng lại vi khuẩn gây ra bệnh gan thận mủ trên cá tra.

Cá tra bị gan thận mủ
Cá tra mắc bệnh gan thận mủ.

Vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây bệnh trên cá tra ngày càng phổ biến và khả năng kháng thuốc kháng sinh ngày càng cao. Theo kết quả kháng sinh đồ của 50 chủng vi khuẩn E. ictaluri với mộ t số loại kháng sinh đã cho thấy rằng vi khuẩn E.ictaluri giảm tính nhạy trên nhiều loại kháng sinh như cefazoline (2%), cefalexin (2%), neomycin (6%), amoxicillin + clavulanic acid (8%) và ampiciline (14%). Trong khi đó, đa số vi khuẩn đã kháng flumenquin, trimethoprim + sulfamethoxazol và đã kháng với streptomycin (80%) (Từ Thanh Dung và cs, 2012).

Ngày nay, việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược hoặc một số kháng sinh tự nhiên đã được nghiên cứu ứng dụng nhiều trong thực phẩm và phòng trị bệnh trên cá tôm. Trong đó, bacteriocin - sản phẩm được sinh ra từ vi khuẩn lactic và được xem là kháng sinh sinh học để chống lại vi khuẩn gây bệnh cũng được quan tâm. Ngoài ra, bacteriocin không gây ra phản ứng dị ứng cho con người và các vấn đề về sức khỏe, bị phân hủy nhanh bởi enzym protease, lipase. Do đó, việc đánh giá khả năng kháng khuẩn của bacteriocin trong điều trị bệnh gan, thận mủ trên cá tra do vi khuẩn E. ictaluri gây ra, sẽ mở ra hướng mới tích cực hơn trong việc điều trị bệnh nhiễm khuẩn trên cá tra nói riêng và động vật thủy sản nói chung (Bakkal và cs, 2012). Kết quả đánh giá này nhằm cung cấp thêm những thông tin về bacteriocin có thể thay thế thuốc kháng sinh trong công tác phòng và trị bệnh cho cá tra.

Thí nghiệm sử dụng bacteriocin

Bacteriocin: hoạt chất là 3-HPA (3-Hydroxypropionaldehyde) được chiết xuất từ vi khuẩn Lactobacillus reuteri qua quá trình lên men yếm khí glycerol. Nồng độ hoạt chất sử dụng là 130 ppm.

Thí nghiệm được bố trí gồm 7 nghiệm thức (NT), mỗi NT lặp lại 3 lần:

- NT1: Thí nghiệm điều trị với nồng độ bacteriocin 10 mL/kg thức ăn

- NT2: Thí nghiệm điều trị với nồng độ bacteriocin 20 mL/kg thức ăn

- NT3: Thí nghiệm điều trị với nồng độ bacteriocin 30 mL/kg thức ăn

- NT4: Thí nghiệm điều trị với nồng độ bacteriocin 40 mL/kg thức ăn

- NT 5: đối chứng 1 (ĐC dương) Cá được gây cảm nhiễm vào ngày 0 và được cho ăn thức ăn không trộn bacteriocin

- NT6 đối chứng 2: Cá được tiêm dung dịch 0.85% NaCl vào ngày 0 và được cho ăn thức ăn không trộn bacteriocin

- NT7 đối chứng 3: Cá không được gây cảm nhiễm vào ngày 0 và được cho ăn thức ăn không trộn bacteriocin.

Cá được gây cảm nhiễm vào ngày 0 và được cho ăn thức ăn trộn với bacteriocin từ ngày đầu tiên có biểu hiện bệnh lý (từ 48 giờ sau khi tiêm vi khuẩn) và cho ăn liên tục trong 5 ngày.

Kết quả


Tỉ lệ sống của các nghiệm thức sau khi kết thúc thí nghiệm (14 ngày).

Qua nghiên cứu thấy được bacteriocin có khả năng kháng lại vi khuẩn gây bệnh gan thận mủ trên cá tra, tương ứng với các nghiệm thức bổ sung bacteriocin với liều lượng từ 10- 40 mL/kg thức ăn đều có tỉ lệ sống cao hơn đối chứng và cao nhất ở NT4  92,22% liều 40 mL/kg thức ăn.

Vì vậy, liều lượng bacteriocin thích hợp để điều trị bệnh gan thận mủ trên cá tra là 40mL/kg thức ăn cho cá ăn liên tục 5 ngày. Theo Nguyễn Văn Thành và Nguyễn Ngọc Trai (2012) đã thí nghiệm sử dụng bacteriocin từ dòng vi khuẩn Lactobacillus suntoryeus LH5 trong điều trị bệnh đốm đỏ do vi khuẩn A. hydrophyla và bệnh gan, thận mủ do E. ictaluri gây ra trên cá tra. Từ đó, cho thấy tiềm năng sử dụng bacteriocin để điều trị bệnh gan thận mủ và đốm đỏ cho cá tra là rất lớn. Từ những kết quả trên cho thấy rằng các sả n phẩm có tính kháng khuẩn như các bacteriocin có thể để sử dụng thay thế thuốc kháng sinh trong phòng trị bệnh cho cá tra nuôi.

Theo Nguyễn Thị Thúy Hằng - Tạp chí Khoa học Công nghệ Thủy sản.

Đăng ngày 26/11/2019
NHƯ HUỲNH Tổng Hợp
Kỹ thuật

Xuất khẩu cá tra xuống mức thấp nhất năm

Dù vẫn tăng 31% so với cùng kỳ, nhưng kết quả 179 triệu USD kim ngạch xuất khẩu (XK) cá tra trong tháng 10 là mức thấp nhất kể từ đầu năm 2022 tới nay. Mức tăng trưởng XK so cùng kỳ năm trước cũng thấp nhất trong các tháng. Luỹ kế tới hết tháng 10 XK cá tra Việt Nam đạt 2,1 tỷ USD, tăng 75% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cá tra
• 12:03 21/11/2022

Tháng 8/2022, xuất khẩu cá tra hồi phục trở lại

Xuất khẩu cá tra 8 tháng đầu năm nay đã chạm mốc 1,8 tỷ USD – một con số lạc quan cho các doanh nghiệp ngành hàng này. Xuất khẩu cá tra trong 3 tháng gần đây đã tụt dần khỏi mức đỉnh 310 triệu USD hồi tháng 4, nhưng đã có xu hướng hồi phục trở lại từ tháng 8.

Cá tra
• 10:29 26/09/2022

Nâng cao thị phần xuất khẩu cá tra Việt Nam trên toàn thế giới

Tổng sản lượng xuất khẩu cá tra trong tháng 8-2022 vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định, tăng 114% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng nhẹ so với tháng 7-2022, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu cá tra trong 8 tháng đầu năm nay đạt gần 1,8 tỉ USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cá tra
• 10:54 14/09/2022

Lưu giữ cá tra bố mẹ phục vụ cộng đồng

Ngành hàng cá tra Việt Nam hơn 20 năm qua đã chứng kiến biết bao thăng trầm. Nhiều người giàu lên nhờ con cá, nhưng cũng không ít người phá sản vì chúng. Sự khốc liệt của ngành hàng này là vậy.

Cá tra
• 15:21 13/09/2022

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 12:03 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 09:42 24/04/2024

Lab lab trong ao tôm và cách phòng trị hiệu quả

Lab lab tập hợp thủy sinh bao gồm tảo, vi sinh vật và nguyên sinh động vật phát triển trong ao tôm. Tập hợp này được gọi bằng một thuật ngữ (có xuất xứ từ Philippines) là lab lab.

Nước ao tôm
• 09:47 22/04/2024

Nhiệt độ và các yếu tố khác ảnh hưởng đến màu sắc tôm như thế nào?

Có thể bà con đã từng tự hỏi vì sao tôm lại có nhiều màu sắc khác nhau như vậy? Liệu màu sắc có thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng của chúng không? Điều gì tác động từ môi trường bên ngoài có thể ảnh hưởng đến chất lượng, màu sắc của tôm và làm thế nào chúng ta có thể nhận biết được?

Tôm thẻ
• 09:45 22/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 13:10 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của nhật bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 13:10 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 13:10 25/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 13:10 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 13:10 25/04/2024