Bãi Khem - mùa cá trích

Không chỉ là thiên đường du lịch, “đảo ngọc” Phú Quốc còn được thiên nhiên ban tặng cho bãi Khem, một bờ biển tuyệt vời, vừa thơ mộng vừa giàu cá tôm, đặc biệt là cá trích.

Một góc làng chài bãi Khem - Phú Quốc
Một góc làng chài bãi Khem - Phú Quốc

Bãi Khem nằm cách thị trấn An Thới 5km và cách Dương Đông 25km, là nơi dừng chân lý tưởng với du khách đến từ đất liền, nhất là những ngày nghỉ cuối tuần.

Ấn tượng bãi Khem

Bãi Khem rất đẹp, đẹp một cách nao lòng vì tất cả bãi bờ, rừng cây, ghềnh đá ở đây đều còn hoang sơ, kỳ ảo. Đặc biệt là bãi cát trắng mịn, mặt nước trong xanh, quanh năm lộng gió. Tuy không rộng lớn, không hoành tráng bằng bãi Sao, bãi Dài nhưng bãi Khem quyến rũ và dễ níu chân du khách nhờ không gian trầm mặc và kín đáo, cảnh vật rất nên thơ.

Đứng từ triền núi nhìn các ghe tàu ngoài khơi và các ngư dân đang đánh bắt gần bờ mới thấy hết cảnh sắc nên thơ của một làng chài yên ả, thanh bình.  

Bà con ngư dân đang gỡ lưới cá trích

Bà con ngư dân đang gỡ lưới cá trích

Từ bao đời nay, hàng trăm bà con ngư dân đã gắn chặt đời mình với đời biển tại bãi Khem mang hình vòng cung này. Mỗi ngày, từ sáng sớm hàng đoàn tàu, ghe và thuyền thúng đã ra khơi đánh bắt cá, tôm, cua, ghẹ… nổi tiếng nhất là cá trích, đặc sản của Phú Quốc.

Cũng tại bãi biển này, nhiều hộ đã khá lên nhờ nuôi ốc hương biển, một loài ốc có giá trị kinh tế cao, được nhiều người sành điệu ẩm thực ưa thích.

Hiện nay tại bãi Khem, các nhà hàng, quán ăn, đặc biệt là quán võng đã mọc lên san sát, tuy chưa sạch đẹp và tươm tất lắm nhưng vẫn hấp dẫn du khách nhờ có nhiều đặc sản biển tươi sống với nhiều kiểu cách nấu nướng, ăn uống tại chỗ thật thú vị.

Cá trích dính lưới tại bờ biển bãi Khem

Cá trích dính lưới tại bờ biển bãi Khem

Tại đây, mọi người có thể ra tận các xuồng chài, ghe lưới chọn mua những loài đặc sản cá, tôm, sò, ốc vừa mới đánh bắt mang lên nhà hàng nhờ chế biến tại chỗ, trong đó ấn tượng nhất là món gỏi cá trích.

Mùa cá trích

Hằng năm, bắt đầu từ tháng 4 kéo dài đến hết tháng 7, tháng 8 âm lịch, bà con ngư dân ở bãi Khem lại rộn ràng, tất bật. Thuyền ra khơi đánh bắt cá trích từ lúc 4-5g sáng, lúc sương mù hãy còn dày đặc.

Cá trích tươi sống vừa dính lưới

Cá trích tươi sống vừa dính lưới

Gỏi cá trích

Gỏi cá trích

Cá trích sống thành đàn ven biển, chúng thường kiếm ăn trên mặt nước, nơi có nhiều rạn đá.
Lội đến đâu chúng đốp bọt đến đó tạo thành những gợn nước li ti giúp bà con ngư dân phát hiện một cách dễ dàng. Muốn bắt, bà con chỉ cần thả lưới mành bao vây khoảng 30-60 phút là kéo lên. Gặp thời tiết thuận lợi, trúng mùa vụ, mỗi mẻ lưới có thể kiếm trên 1 tạ cá (giá bán tại chỗ hiện nay 15.000-20.000 đồng/kg, rẻ hơn mua tại chợ hoặc nhà hàng ba bốn lần).

Theo ông Năm Rài ở ấp 6, thị trấn An Thới, một tay lưới cá trích chuyên nghiệp ở bãi Khem, cá trích có gần như quanh năm nhưng nhiều nhất là từ tháng 4 đến hết tháng 6 âm lịch. Mùa này cá mập, béo, thịt rất thơm ngon.

Nghề lưới cá trích rất vất vả, đòi hỏi phải có kinh nghiệm. Muốn đánh trúng cá phải đánh vào lúc sáng sớm, từ lúc 4g sáng. Đa số người đánh bắt đều sử dụng thuyền thúng (mỗi thúng 2 người). Sau khi chuẩn bị xong, họ đưa tất cả thuyền thúng lên tàu (mỗi tàu 12 thúng) rồi chạy ra xa bờ khoảng 10km để thả lưới. Thả xong, một giờ sau kéo lưới và mang thúng trở vào bờ để gỡ cá giao cho bạn hàng.

Sáng tinh mơ, vừa đặt chân lên bãi Khem, đã thấy bà con ngư dân áo quần ướt sũng khẩn trương kéo mấy chục chiếc thuyền thúng lên bờ. Tất cả đàn ông, đàn bà, trẻ con đều nhanh tay giũ lưới, gỡ từng con cá tươi rói, lấp lánh ánh bạc cho vào thùng.

Đối với bà con vùng biển đảo Kiên Giang, cá trích là một đặc sản, thịt rất thơm ngon, thường dùng để nướng, chiên, nấu canh chua, kho lạt xốt cà, làm chả nhúng giấm… Hấp dẫn nhất là món gỏi cá trích vắt nước cốt chanh, trộn với dừa nạo, đậu phộng rang, hành tỏi phi, rau sống rồi cuốn bánh tráng chấm với nước mắm chánh hiệu Phú Quốc.

Ông Trần Văn Minh -  một ngư dân cố cựu tại bãi Khem, Phú Quốc

Ông Trần Văn Minh -  một ngư dân cố cựu tại bãi Khem, Phú Quốc

Trong dân gian có câu “Nước mắm ngon (hòn) đem dầm con cá trích. Anh có vợ rồi đừng xích ra xa (đừng bỏ em nhe!)…”. Chính vì sự nổi tiếng đó mà nhiều khách du lịch balô, khách sành điệu ẩm thực dân gian mỗi lần đến bãi Khem đều tìm đến những quán đặc sản cá trích để thưởng thức một lần cho thỏa mãn… Nếu chọn được chỗ ngồi ngon, người ăn ngon và thêm chay rượu sim Phú Quốc thì cuộc đời còn gì sướng hơn!

Hè này, nếu có dịp ra Phú Quốc, bạn nhớ đến bãi Khem để hòa mình vào thiên nhiên và tận hưởng được mùi vị thơm ngon của con cá trích. Đến đây các bạn còn có dịp làm quen với ngư dân. Tuy suốt ngày ở “góc biển chân mây, gác mái chèo thời khô túi” nhưng tâm hồn họ lúc nào cũng bình dị, mộc mạc và giàu lòng hiếu khách.

Cá trích là một loài cá nhỏ được phân bố rộng rãi trên các vùng ven biển Việt Nam, nơi có độ mặn thích hợp, nổi tiếng nhất là ở Quảng Nam, Quảng Bình, Bà Rịa - Vũng Tàu, Phú Quốc và một số nơi thuộc vùng biển Tây Nam. Loài cá này có hình dáng thuôn dài và dẹp, vảy màu bạc lấp lánh. Con lớn nhất dài khoảng gang tay và to bằng hai ba ngón tay. Ngư dân Quảng Nam gọi cá trích cỡ nhỏ là cá ve (ve), còn cá lớn là cá trích hoặc cá mắt tráo.

 

Tuổi trẻ
Đăng ngày 30/05/2013
Huỳnh Văn Nguyệt
Môi trường

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 14:16 25/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 11:28 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:11 23/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:35 19/04/2024

Công nghệ “sông trong ao” nuôi cá trắm cỏ ở Việt Nam

Ngày 24/4/2024, Tép Bạc có bài giới thiệu công nghệ nuôi cá “sông trong ao” (IPRS) do các chuyên gia thủy sản của Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ thực hiện ở nhiều nước trên thế giới, trong đó ở Việt Nam từ năm 2017.

Cá trắm cỏ
• 11:29 04/05/2024

Khả năng tái tạo cơ thể kỳ diệu của sên biển

Năm 2021, một nhóm nghiên cứu ở Nhật Bản đã phát hiện một loài sên biển thuộc họ sacoglossans có khả năng tự tái tạo phần cơ thể đã mất đi chỉ trong khoảng từ 2 đến 3 tuần.

Sên biển
• 11:29 04/05/2024

Cá nhám phơi: Loài cá to lớn có tính tình thân thiện

Sở hữu thân hình to lớn và có phần kỳ dị, nhưng cá nhám phơi lại là một sinh vật biển có tính tình rất hiền lành và thân thiện.

Cá nhám
• 11:29 04/05/2024

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt 14,32 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng là 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%.

Tôm thẻ
• 11:29 04/05/2024

Tạt vi sinh cho ao tôm

Trong nuôi tôm, vi sinh mang đến rất nhiều lợi ích cho ao nuôi cũng như vật nuôi sinh trưởng. Nhưng liệu bạn có đang hiểu rõ và sử dụng chúng đúng cách để giúp phát huy hết năng lực của vi sinh mang đến. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao nuôi tôm
• 11:29 04/05/2024