Bãi nghêu giống Khai Long (Cà Mau): Cần được khai thác bền vững

Mùa nghêu giống ở bãi nghêu Khai Long (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau) năm nay thất thu lớn bởi kết thúc sớm hơn mọi năm. Đây là nghịch lý hiếm gặp kể từ khi bãi cát vàng ven biển này xuất hiện nguồn lợi nghêu giống tự nhiên. Hiện ngành chức năng Cà Mau đang xúc tiến hướng khai thác hiệu quả, góp phần giúp cộng đồng hưởng lợi, phát triển kinh tế gia đình.

nghêu
Vùng nghêu Khai Long vắng tanh do nghêu giống hết sớm.

Thất thu mùa nghêu giống

Trở lại thăm bãi nghêu giống Khai Long những ngày đầu tháng 10, xa xa chỉ thấy thấp thoáng vài chiếc xuồng con đi thăm lưới đăng cua, cá kèo giống. Năm trước, cũng vào mùa này, hàng ngàn người hì hục xúc, cào nghêu rôm rả một góc trời… Hỏi thăm vài hộ cào nghêu giống xóm Rạch Thọ mới biết, giữa tháng 6 Âm lịch (khoảng đầu tháng 8-2012), bãi nghêu Khai Long không còn nghêu giống. Dòng người ồ ạt cào nghêu thất thểu trở về nơi xuất phát, tìm kế khác sinh nhai.
 

Ông Nguyễn Văn Bốn, một người dân cố cựu ở đây vừa chuyển sang nghề đăng cua giống ven sông ấp Rạch Thọ, cho hay: “Mọi năm dứt hột mưa mới hết nghêu giống. Năm nay trời mưa dầm dề muốn thúi đất nhưng bãi Khai Long chỉ có cát. Đãi nghêu cả ngày cũng chẳng có, báo hại gia đình tôi mất gần nửa thu nhập so với năm trước”.

Đó cũng là tình cảnh chung của dòng người cào nghêu năm nay ở xã Đất Mũi. Tại ấp Kinh Đào Tây, nơi có khoảng 90% hộ dân tham gia cào nghêu, quang cảnh buồn bã như cơn mưa chiều tháng 10, nhà nhà thưa người. Mùa nghêu hết sớm, nhiều thanh niên, trai tráng khỏe mạnh bỏ nhà ra thành phố làm thuê. Anh Lê Văn Bon, hộ tham gia cào nghêu giống của ấp này, cho biết: “Mấy năm trước, qua mùa nghêu giống, gia đình tôi dư vài chục triệu đồng. Năm nay mùa nghêu hết sớm, chỉ dư khoảng 20 triệu đồng thôi, làm hùng hục mấy tháng trời mà thu nhập hẻo quá”.

Khoảng 5 năm về trước, dòng người đăng bắt giống thủy sản Đất Mũi tình cờ phát hiện bãi cát Khai Long xuất hiện nguồn lợi nghêu giống tự nhiên, mật độ dày đặc nên ùn ùn khai thác. Như lập địa tự nhiên, năm sau đến lúc mưa dầm, bãi cát ấy tiếp tục xuất hiện nghêu giống và thường kết thúc mùa khai thác vào thời điểm cuối mùa mưa. Thời điểm ấy, dòng người khắp nơi dập dìu xuồng máy về biển Khai Long dựng lều tạm, che chòi để “ăn mót” của trời ban, bất chấp can ngăn của chính quyền sở tại.

Năm nay, tỉnh Cà Mau chủ trương không cấm khai thác nghêu giống mà chỉ cử lực lượng bảo vệ, ổn định tình hình an ninh trật tự nên người dân có cơ hội thỏa sức cào nghêu. Ai nhanh nhẹn, kinh nghiệm thì cào được nhiều và ngược lại. Trớ trêu, mùa nghêu hết sớm, bà con thất thu…

Quy hoạch vùng nuôi nghêu hợp lý

Mới đầu tháng 3 Âm lịch năm nay, bãi Khai Long đã xuất hiện nghêu giống, sớm hơn mọi năm khoảng 1 tháng. Ngoài nghêu còn có sò huyết giống, thứ mà mọi năm hiếm có ở bãi nghêu này. Song, nguồn lợi ấy không duy trì được lâu.

Anh Phan Văn Dũng, Phó ban nhân dân ấp Kinh Đào Tây, cho biết: “Mạnh ai nấy cào, nấy súc thì còn gì là của? Hồi trước họ cào đổ vô vỏ lãi 6m, giờ họ chạy vỏ lớn cả chục thước, thậm chí có người đem luôn cả ghe chở khách đến cào thì chẳng mấy chốc sạch sành sanh”. Nguy hiểm hơn, có nhiều trường hợp không cào kiểu “đãi cát tìm vàng” như mọi khi mà xúc luôn cát đổ vô ghe mang về sàng lọc lại. Qua mùa nghêu, số cát dư đủ để họ xây nhà.

Trong khi đó, ông Lý Hoàng Tiến, Bí thư Đảng ủy xã Đất Mũi, cho biết: “Mình muốn cộng đồng dân nghèo hưởng lợi qua mùa này nên không cấm. Nhưng với kiểu khai thác tận thu bằng nhiều hình thức, không theo quy định nào nên lượng nghêu giống chóng hết là đương nhiên”.

Theo ông Tiến, nguy hại hơn, những hộ xúc cát mang về nhà làm mặt nước bãi Khai Long sâu hơn, lớp cát mỏng hơn, khuấy động vùng trú ngụ nghêu giống nên nguồn lợi ngày càng ít ỏi! 

Nhằm khai thác nguồn lợi bãi nghêu Khai Long một cách bền vững, tỉnh Cà Mau đã phê duyệt đề án về “Bảo vệ, phát triển và khai thác hợp lý nguồn lợi nghêu giống tự nhiên ven biển Mũi Cà Mau”. Theo đề án, tỉnh sẽ thành lập 1 hợp tác xã (HTX) quy mô lớn trên cơ sở hợp nhất 16 HTX và ban quản lý vùng nuôi nghêu hiện có, có sự giám sát chặt chẽ của ngành chức năng.

Trong HTX sẽ có các tổ khai thác giống nhằm chấm dứt nạn khai thác bừa bãi, mất an ninh trật tự. HTX cũng thành lập đội bảo vệ, chia làm 8 tổ quản lý và 1 tổ lưu động, lực lượng nòng cốt là các xã viên. Trong tương lai, vùng khai thác nghêu giống cũng được mở rộng trên diện tích khoảng 2.400ha.

Ông Lê Văn Sử, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau, cho biết: Nhằm nâng cao tỷ lệ sống, kích cỡ và tăng giá trị nguồn giống tự nhiên, Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau đã quy hoạch khu ương nghêu giống nằm trên lâm phần của Ban quản lý rừng phòng hộ Đất Mũi, với diện tích khoảng 10ha.

Bên cạnh đó, đề án còn quy hoạch vùng nuôi nghêu thương phẩm khoảng 600ha. Với cách thức như thế, thời gian không xa, nguồn lợi bãi nghêu Khai Long sẽ được khai thác một cách bài bản, hợp lý, góp phần giúp cộng đồng dân nghèo không đất sản xuất ở Đất Mũi hưởng lợi, phát triển kinh tế gia đình.

SGGP
Đăng ngày 16/10/2012
Nuôi trồng

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 09:59 29/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 11:06 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 10:06 28/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 09:41 27/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:09 29/11/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 11:09 29/11/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 11:09 29/11/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 11:09 29/11/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 11:09 29/11/2024
Some text some message..