Bám sông kiếm sống

Trên một số khúc sông, mặt nước hồ thủy điện, thủy lợi trong tỉnh vẫn còn nhiều người dân tha hương đến sinh cơ lập nghiệp. Họ sống ở những chiếc bè bồng bềnh trên mặt nước với cá vẫy dưới sàn, gió sông, gió hồ lồng lộng cùng tình đồng hương thân thiết...

Đồng Nai: Sẽ lập quy hoạch nuôi cá bè trên sông
Ông Tám Minh (ở ấp Nhị Hòa, xã Hiệp Hòa) chăm sóc cá dưới bè.

Ông Nguyễn Văn Hùng (làng bè Long Bình Tân, TP.Biên Hòa) lặn bắt tôm tại các bãi đá ngầm, chân cầu trên sông Đồng Nai.

Tiếng đàn vọng cổ mùi mẫn từ chiếc bè của ông Năm Hơn (ở khu Suối Tượng, ấp 3, xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu) theo gió bay xa. Ông Năm Hơn vốn là dân mê đờn ca tài tử xứ Bạc Liêu, về Mã Đà làm “nghề” khai thác gỗ khi công trình thủy điện Trị An chưa đóng đập, tích nước.

Coi bè cá là nhà

Năm 1987, công trình thủy điện Trị An đóng đập tích nước thì ông Năm Hơn bỏ luôn nghề rừng lên bờ cất chòi, sắm xuồng, vài tay lưới đánh bắt tôm cá mưu sinh. Tôm cá dồi dào, ít người đánh bắt nên thu nhập từ nghề chài lưới của ông Năm Hơn không thua kém so với nghề rừng trước đây mà còn giúp ông được giấc ngủ ngon hơn.

Hồ thủy điện Trị An hình thành thì ông Năm Hơn chuyển đổi cái chòi thành cái bè nổi bồng bềnh trên mặt hồ. Từ đó, ông trở thành ngư dân làng bè Suối Tượng cho đến ngày nay. Ông Năm Hơn cho biết cá tôm nơi lòng hồ thủy điện Trị An cứ thưa thớt dần theo thời gian cùng cách thức đánh bắt táo tợn của một số ngư dân như dùng kích điện, đáy... Dù vậy, ông và nhiều ngư dân lớn tuổi khác vẫn cố bám sông để kiếm sống.

30 năm bám lòng hồ Trị An, ông Năm Hơn thay đổi trên chục xác bè. Mỗi lần thay xác bè mới, cái chòi nổi của gia đình ông đẹp, vững chãi hơn. Với ông, bè cũng là nhà. Vì vậy, khi làm được nơi ở mới vững chắc, ông vui vẻ, yêu đời hơn, không còn lo sợ khi sống trên chiếc bè cũ, ọp ẹp, mục nát, dễ bị sóng gió hồ nhấn chìm bất cứ lúc nào. Từ đó, tiếng hát, tiếng đàn của ông mới được cất lên hàng đêm.

Cách bè của ông Năm Hơn vài chục mét mặt nước là bè của vợ chồng Việt kiều Campuchia Hai Thủy (68 tuổi). Vợ chồng ông Hai Thủy có tới 4 người con nên  trước kia bè của vợ chồng ông Hai Thủy to, dài hơn bè ông Năm Hơn. Từ ngày các con ông Hai Thủy bỏ bè lên bờ làm ăn thì bè của vợ chồng ông cũng thu gọn lại. Như quy luật tự nhiên của khúc sông, bè càng gọn, làng bè giảm số lượng đồng nghĩa với việc đánh bắt, nuôi cá bè gặp nhiều khó khăn hơn.

Mặt hồ thủy điện Trị An khu vực Suối Tượng mùa này thường nổi sóng lớn nên vợ chồng ông Hai Thủy phải neo bè vào gần mép bờ cho an toàn. Nay tuổi cao sức yếu, vợ chồng ông không còn khỏe như chục năm trước, đều đặn mỗi ngày dong xuồng đi thả lưới từ chiều muộn đến sáng hôm sau. Bù lại, sông nước đã ngấm vào máu ngư dân Hai Thủy nên ông vẫn đủ dẻo dai kèm mái chèo thả vài tay lưới một mình vào ban ngày hoặc cả 2 vợ chồng hợp sức vượt sóng, đêm khuya thả lưới khi hồ Trị An rộ mùa đánh bắt.

Kiếm sống khó hơn xưa...


Mùa mưa đến, sông Đồng Nai mang màu phù sa đổ về các làng bè ở TP.Biên Hòa như: làng bè Sông Cái (ở các xã Hiệp Hòa, phường Thống Nhất, phường Tân Mai) và làng bè Long Bình Tân dồn dập. Mỗi lần phù sa về, dân làng bè Sông Cái, Long Bình Tân lại phập phồng đối phó với sự ô nhiễm nguồn nước, lượng oxy trong nước thấp... dẫn đến chuyện cá dễ bị thiếu oxy, bị ngộp chết hoặc chậm phát triển.

Gần 20 năm bám khúc Sông Cái nuôi cá bè, ông Tám Minh (ở ấp Nhị Hòa, xã Hiệp Hòa) từng bước làm được 5 lồng bè của gia đình (rộng trên 200m2) liên kết với bờ thêm vững chắc. Chiếc bè dùng để sinh hoạt rộng 50m2 với tiện nghi sinh hoạt không thua kém nhà trên bờ, ông Tám Minh chỉ dùng để sinh hoạt, dứt khoát không nuôi cá phía dưới vì bất tiện cho khâu chăm sóc, sinh hoạt.

Dù thăng trầm qua những vụ nuôi cá bè, ông Tám Minh vẫn cùng nhóm đồng hương quê tỉnh Thái Bình (khoảng 20 bè trong tổng số trên 100 bè của làng bè Sông Cái) vẫn tạo lập được cuộc sống tươm tất. Ông Tám Minh cho biết thu nhập từ nuôi cá bè, thu mua cá, đại lý thức ăn cho cá của gia đình ông cũng đạt 20 triệu đồng/tháng. Đó là những lúc người nuôi cá bè suôn sẻ, làng bè không xảy ra vấn đề cá chết hàng loạt. Một khi dân nuôi cá bè gặp “sự cố” này thì công việc kinh doanh, nuôi cá của ông Tám Minh bị trì trệ, lâm vào cảnh nợ nần…

Trong khi đó, dân làng bè Long Bình Tân bấy lâu nay lại quen việc bám sông nước đánh bắt nhiều hơn lo việc nuôi cá bè. Cũng chính vì cuộc sống chủ yếu dựa vào tôm cá tự nhiên nên chuyện lên bờ của dân làng bè Long Bình Tân hiện bị kẹt lại dưới nước ngày càng khó có cơ hội.

Những người già ở làng bè Long Bình Tân vẫn nhẫn nại bám theo con nước, khúc sông quen để thả lưới, quăng chài, thả cào. Ông Bảy Long (56 tuổi, ở làng bè Long Bình Tân) tâm sự: “Bây giờ lớn tuổi rồi, đất đai, nhà cửa không có, lên bờ biết làm gì mà sống. Tuy ngày nay cá, tôm... ở sông ít hơn nhưng luôn là thứ đặc sản, bán ra chợ cũng được giá nên còn kiếm được chút đỉnh”.

Phần lớn lớp trẻ ở làng bè Long Bình Tân đều lên bờ làm công nhân, buôn bán. Vì nguồn tôm, cá... đặc sản ở khúc sông này sẽ ngày càng khan hiếm và họ cũng không muốn mãi sống một cuộc sống lênh đênh sông nước như cha mẹ mình làm bao nhiêu năm nghèo vẫn hoàn nghèo. Đối với nhiều người dân sống trên bè cá, việc bám sông kiếm sống là việc làm “bất đắc dĩ” nên họ không muốn các con tiếp tục trụ lại như mình mà hầu hết đều muốn con lên bờ làm ăn, ở đó mới là tương lai...

* Hồ còn nước thì còn tôm cá…

Xóm bè Suối Tượng (xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu) đến nay vẫn vững chãi trước sóng gió mùa mưa. Mấy chục năm gắn chặt với luồng suối này để neo bè, ông Hai Nhì (60 tuổi, quê tỉnh Trà Vinh) chẳng giàu sang hơn lúc vợ chồng ông mới về đây lập bè, kết bạn với nhóm ngư dân đến trước. Ông Hai Nhì tâm sự, hồ thủy điện Trị An còn nước thì trong lòng hồ còn tôm cá. Đó cũng là lý do để ông, ông Năm Hơn, ông Hai Thủy bám chiếc bè, tay lưới trong khi thế hệ trẻ lần lượt rủ nhau lên bờ mưu sinh.

Báo Đồng Nai
Đăng ngày 21/06/2018
Bình Nguyên
Nông thôn

Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản năm 2021, Minh Phú tiếp tục giữ ngôi vương

Vượt qua 800 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú giành ngôi vương xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu tôm của cả nước, với 395 triệu USD, chiếm gần 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

xuất khẩu tôm
• 15:39 09/02/2022

Quảng Ninh dừng tiếp nhận hoa quả, thủy sản qua cửa khẩu

Từ ngày 17/1, Quảng Ninh tạm dừng tiếp nhận phương tiện chở hoa quả, thủy sản đông lạnh đến cửa khẩu, lối mở biên giới của tỉnh này để xuất khẩu.

cửa khẩu Bắc Luân II
• 10:12 17/01/2022

Đùi ếch đông lạnh bị châu Âu cảnh báo, mức độ rủi ro nghiêm trọng.

Văn phòng SPS Việt Nam lại tiếp tục nhận được cảnh báo về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu (EU) đối với sản phẩm đùi ếch đông lạnh xuất xứ từ Việt Nam.

đùi ếch đông lạnh
• 15:21 14/10/2021

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục lao dốc

Xuất khẩu thủy sản tháng 9/2021 chỉ đạt trên 628 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm tới 50%. Đây là tháng thứ hai liên tiếp xuất khẩu thuỷ sản lao dốc.

chế biến tôm xuất khẩu
• 10:15 08/10/2021

Tình hình thủy sản quý I/2025 tại Bình Định: Tăng trưởng ổn định và triển vọng phát triển bền vững

Trong quý I năm 2025, ngành thủy sản tỉnh Bình Định đã ghi nhận những kết quả tích cực, thể hiện sự phát triển ổn định và tiềm năng tăng trưởng trong năm nay.

Tôm giống
• 14:24 16/04/2025

Nuôi ghép tổng hợp các loài thủy sản – hướng đi bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nước và hiệu quả nuôi trồng thủy sản, mô hình nuôi ghép tổng hợp các loài thủy sản đang được xem là giải pháp khả thi, bền vững, giúp người nuôi thích ứng hiệu quả với những thay đổi của tự nhiên.

Nuôi ghép
• 11:00 15/04/2025

Bình Định: Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2025

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm; phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn, tăng cường tiêu thụ trong nước, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh về nông lâm thủy sản của tỉnh Bình Định.

Chế biến thực phẩm
• 10:45 08/04/2025

Bình Định tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU

Để chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần thứ 5, tỉnh Bình Đinh tiếp tục chỉ đạo tập trung tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Tàu thuyền
• 09:43 04/04/2025

Nước mưa ảnh hưởng đến hồ cá cảnh như thế nào?

Hồ cá cảnh là một hệ sinh thái thu nhỏ, nơi các yếu tố môi trường cần được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển ổn định của cá, cây thủy sinh và vi sinh vật. Một trong những yếu tố môi trường thường bị bỏ qua nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến hồ cá chính là nước mưa. Mặc dù nước mưa là một nguồn nước tự nhiên, nhưng nó có thể mang lại cả lợi ích lẫn tác hại nếu không được quản lý đúng cách. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của nước mưa đến hồ cá cảnh, đặc biệt là những hồ đặt ngoài trời.

Hồ cá
• 08:20 16/06/2025

Khuyến khích thay thế thịt đỏ bằng cá trong khẩu phần ăn

Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và lối sống lành mạnh, xu hướng điều chỉnh khẩu phần ăn theo hướng giảm thịt đỏ và tăng tiêu thụ cá đang ngày càng phổ biến. Không chỉ là sự thay đổi mang tính cá nhân, mà đây còn là một hướng đi được nhiều chuyên gia dinh dưỡng và tổ chức y tế toàn cầu khuyến khích nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và giảm áp lực lên môi trường.

Ăn cá
• 08:20 16/06/2025

Gỡ khó cho thủy sản khai thác: Bà Rịa – Vũng Tàu vào cuộc quyết liệt

Trong bối cảnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những điểm nóng về xuất khẩu thủy sản khai thác, đặc biệt là cá mối xuất đi EU, doanh nghiệp vẫn gặp rào cản lớn do quy định nghiêm ngặt về nguồn gốc khai thác (IUU).

Tàu cá
• 08:20 16/06/2025

Báo cáo xu hướng môi trường và sức khỏe tôm

Theo báo cáo định kỳ từ Farmext LAB (Từ ngày 08/06 – 13/06/2025) mang đến những tín hiệu tích cực khi tình hình dịch bệnh đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, các chỉ số về vi khuẩn trong gan và ruột tôm vẫn ở mức báo động, đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ người nuôi.

Nuôi trồng thủy sản
• 08:20 16/06/2025

Đà Nẵng: Người nuôi mất trắng sau một đêm

Đợt mưa lũ trái mùa từ ngày 11 đến 13 tháng 6 năm 2025, do ảnh hưởng của cơn bão số 1 (WUTIP), đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho người dân các tỉnh miền Trung, đặc biệt là các hộ nuôi trồng thủy sản tại Đà Nẵng. Lũ lên nhanh và bất ngờ trong đêm đã khiến nhiều gia đình mất trắng tài sản, với ước tính thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.

Bão
• 08:20 16/06/2025
Some text some message..