Bản chất kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm là tổng lượng các ion bicarbonate (HCO₃⁻), carbonate (CO₃²⁻) và đôi khi hydroxide (OH⁻) trong nước. Các ion này có khả năng trung hòa axit trong nước.

Ảnh bìa
Độ mặn cao thường kiềm sẽ cao

Tại sao kiềm thấp? Tại sao kiềm cao ao tôm?

- Độ mặn cao thường kiềm sẽ cao (xem mục 2).

- Đất nhiễm phèn sẽ khiến pH thấp (xem thêm ở bài viết phần 2: Bản chất biến động pH ao nuôi tôm và cách xử lý cùng tác giả) và nồng độ H+ cao. Các ion H+ phân ly hấp thụ các ion gây ra tính kiềm và làm giảm độ kiềm.

- Việc ít thay nước làm giảm độ kiềm. Có những lý do sau:

+ CO2 sinh ra từ hô hấp của tôm và quá trình phân hủy chất hữu cơ sẽ tích tụ trong ao. CO2 khi hòa tan trong nước tạo thành axit carbonic (H₂CO₃) làm giảm pH và gián tiếp hạ độ kiềm vì các ion HC3⁻ và CO32- bị chuyển hóa thành CO2.

+ Phân hủy chất hữu cơ: Chất thải từ tôm và thức ăn thừa tích tụ khi ít thay nước gây ra quá trình phân hủy kỵ khí của vi sinh vật. Quá trình này tạo ra axit hữu cơ như axit humic và axit fulvic làm tiêu hao các ion kiềm dẫn đến giảm độ kiềm.

+ Vi sinh vật hấp thụ ion kiềm: Tảo, vi sinh vật trong ao cũng hấp thụ các ion HCO3- và CO32- để quang hợp, phát triển dẫn đến làm giảm nồng độ kiềm trong nước.

- Mật độ tảo cao (đặc biệt vào ban ngày) hấp thụ CO2 từ nước để quang hợp. Khi lượng CO₂ giảm, cân bằng hóa học bị thay đổi, làm các ion HCO3- chuyển hóa thành CO32- làm tăng cường độ kiềm của nước. 

- Ao nhiều động vật 2 mảnh vỏ làm kiềm giảm:

+ Hấp thụ ion kiềm: Các loài như ốc, hà, vẹm có vỏ canxi (CaCO₃). Chúng sử dụng các ion kiềm (HCO3- và CO32-) để tạo thành canxi cacbonat. Điều này dẫn đến giảm nồng độ kiềm trong nước.

+ Quá trình hô hấp: Hô hấp của ốc, hà, vẹm tạo ra CO2, khi hòa tan tạo axit carbonic (H2CO3), làm tiêu hao ion kiềm, dẫn đến giảm độ kiềm.

- Mưa làm giảm kiềm do tính axit trong nước mưa hay sự pha loãng nước ao tôm

Ao nuôiMưa gây ảnh hưởng đến đến chất lượng nước ao tôm

Mối quan hệ giữa độ kiềm và độ mặn

Mối quan hệ giữa độ mặn và độ kiềm của nước biển khá phức tạp vì chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự phân bố các ion trong nước biển, sự thay đổi hóa học của nước và ảnh hưởng của các yếu tố sinh học. Tuy nhiên, có một số công thức và mối quan hệ cơ bản mà các nhà khoa học thường sử dụng để ước tính và nghiên cứu về chúng.

Một kinh nghiệm có thể tính độ kiềm khi biết độ mặn như sau:

Độ kiềm (mg/L) = 2.5 x Độ mặn (ppt) + 50

Ví dụ vùng Vạn Ninh – Khánh Hòa: Với độ mặn khoảng 30 ppt, độ kiềm ước tính sẽ là: Độ kiềm = 2.5 × 30 + 50 = 125 mg/L. 

Tuy nhiên để kết quả chính xác hơn, cần thực hiện các phép đo thực tế tại từng vùng cụ thể vì ảnh hưởng của khí hậu và địa hình.

Độ mặn là tổng lượng (tính theo gram) các chất hòa tan chứa trong 1 kg nước, bao gồm cả các muối chưa ion HCO3-, CO32-. Khi độ mặn tăng, tức là lượng các muối hòa tan trong nước tăng lên, dẫn đến việc bổ sung các ion bicarbonate và carbonate vào nước. Điều này trực tiếp làm tăng độ kiềm vì độ kiềm được đo bằng tổng lượng của các ion này.

Cách xử lý để nâng cao hoặc giảm độ kiềm

Kiềm thích hợp cho ao tôm từ 120-180mg/L. 

Nâng độ kiềm bằng cách: Có thể bón vôi CaCO3, Dolomite, Soda (NaHCO3) vào ban đêm 10-20ppm hoặc thay nước mới có độ kiềm cao hơn để trung hòa. 

Giảm độ kiềm bằng cách: 

+ Thay nước: Thay một phần nước ao bằng nước có độ kiềm thấp hơn sẽ giúp giảm nồng độ kiềm nhanh chóng và hiệu quả.

Ao nuôi tômChuẩn bị nước thay xả vào ao nuôi

+ Sử dụng axit hữu cơ: Axit citric hoặc axit acetic (giấm): Các loại axit này làm giảm độ kiềm bằng cách trung hòa các ion HCO3- và CO32-. Chỉ nên sử dụng với liều lượng nhỏ, từ từ để tránh gây sốc cho tôm. Có thể sử dụng dứa (thơm) với liều 3 kg, xoay nhuyễn và tạt khắp ao. Trong dứa có axit citric, axit malic,… giúp trung hòa các ion kiềm.

Thực tế, có những ao tôm cấp nước từ giếng khoan độ kiềm lên đến 250-300 mg/L nhưng tôm về về size lớn được, nên việc hạ kiềm cần được tính toán kỹ lưỡng.

Kết luận

Độ kiềm trong ao nuôi tôm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của tôm và chất lượng nước. Cần duy trì mức độ kiềm ổn định từ 120-180 mg/L.

Các yếu tố như độ mặn, tảo trong ao nuôi, sự phân hủy chất hữu cơ và hoạt động sinh học của động vật có vỏ đều tác động đến độ kiềm. Việc điều chỉnh độ kiềm có thể thực hiện bằng cách bổ sung vôi hoặc sử dụng axit hữu cơ. Quản lý độ kiềm hợp lý giúp tạo môi trường nuôi tôm tối ưu, từ đó tăng năng suất và hiệu quả nuôi trồng.

Đăng ngày 05/12/2024
Hải Lam @hai-lam
Sinh học

Bản chất kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm là tổng lượng các ion bicarbonate (HCO₃⁻), carbonate (CO₃²⁻) và đôi khi hydroxide (OH⁻) trong nước. Các ion này có khả năng trung hòa axit trong nước.

Ảnh bìa
• 10:00 05/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 10:28 29/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Năm 2025 hứa hẹn là một năm đầy triển vọng đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với nền tảng vững chắc từ các năm trước và những chiến lược phát triển phù hợp, ngành thủy sản không chỉ duy trì mà còn đẩy mạnh đà tăng trưởng, tạo ra cơ hội lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Xuất khẩu thủy sản
• 02:28 24/01/2025

Mẹo nuôi cá cảnh thành công

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui của nhiều người, mà còn mang lại không gian sống sinh động, gần gũi với thiên nhiên. Tuy nhiên, để nuôi một bể cá thành không, chúng ta cần nắm vững một số yếu tố quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu mẹo nuôi cá cảnh trong bài viết dưới đây nhé!.

Cá cảnh
• 02:28 24/01/2025

Top mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cao nhất hiện nay

Ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là nghề nuôi cá lóc, đang có những bước tiến vượt bậc nhờ áp dụng các mô hình hiện đại.

Cá lóc
• 02:28 24/01/2025

Tôm cá Cà Mau tưng bừng cận Tết

Càng cận Tết Ất Tỵ, các vùng quê truyền thống tôm cá Cà Mau càng tưng bừng nét cổ truyền đan xen hiện đại từ ruộng đồng thu hoạch đến làng nghề chế biến để đưa sản phẩm đi bốn phương.

Thu hoạch tôm
• 02:28 24/01/2025

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 02:28 24/01/2025
Some text some message..