Bằng chứng mới về tác hại của vi nhựa đến ấu trùng hàu Thái Bình Dương

Được xem là một cuộc cách mạng, vật liệu nhựa trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày vì nhẹ, bền, dễ uốn và chi phí sản xuất thấp.

hàu Thái Bình Dương
Bằng chứng về tác động có hại của vi nhựa từ vật liệu nuôi trồng thủy sản đối với quá trình xuống đáy của ấu trùng đỉnh vỏ và phát triển của ấu trùng bám hàu Thái Bình Dương. Ảnh: ecomareaneagra.wordpress

Dụng cụ nhựa cần thiết cho nhiều hoạt động nuôi trồng thủy sản và động vật có vỏ. Hầu hết các loại hình nuôi hàu trên thế giới đều dựa vào thiết bị và dụng cụ từ nhựa thiết kế để chứa hoặc bảo vệ loài thân mềm được nuôi khỏi động vật ăn thịt hoặc các điều kiện môi trường. 

Ở các vùng biển, những mảnh nhựa lớn trải qua quá trình phân hủy vật lý bởi sóng, muối biển, thủy phân, nhiệt độ và phân hủy quang từ tia cực tím của mặt trời trước khi bị phân hủy sinh học bởi các quá trình vi khuẩn, tạo ra vi nhựa (mảnh <5 mm). Vi nhựa đã xâm chiếm tất cả các sinh cảnh biển trên khắp thế giới. 

vi nhựa
Hạt vi nhựa. Ảnh: Emily Duncan

Ô nhiễm nhựa ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển và các hoạt động của con người. Khi sinh vật ăn vào, chúng gây ra mài mòn, cản trở và thay đổi cấu trúc sinh lý, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của các cá thể sinh vật. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng vi nhựa thương mại có thể ảnh hưởng đến giai đoạn đầu của sự phát triển hai mảnh vỏ. Những nghiên cứu này chỉ ra tác động của polystyrene (PS) - nhựa nano (NP) (50 nm, 10 μg/mL) và HDPE-MP (4–13μm, 0.1 mg/L) đối với sự phát triển và tập tính bơi ở ấu trùng hàu C. gigas. 

Trong thí nghiệm này, ấu trùng đỉnh vỏ được tiếp xúc 7 ngày với vi nhựa từ quá trình nuôi trồng thủy sản (gồm hỗn hợp nhựa HDPE, PP và PVC) ở hai nồng độ 0.1 và 10 mg vi nhựa/L. Nghiên cứu nhằm xác định sự thành công trong quá trình xuống đáy của ấu trùng sau 7 ngày tiếp xúc vi nhựa, và theo dõi sự phát triển trong gần một năm (11 tháng), cho đến khi đạt đến giai đoạn ấu trùng bám.

Trong điều kiện 0.1 mg vi nhựa/L , tỷ lệ xuống đáy của ấu trùng đỉnh vỏ hàu là  61.3 ± 0.9% so với tỷ lệ là 49.0 ± 0.9%  trong điều kiện 10 mg vi nhựa/L. Tỷ lệ xuống đáy thành công của ấu trùng rất nhạy với các biến đổi thông số môi trường và sự phơi nhiễm với chất ô nhiễm. Tuy nhiên, vi nhựa không có tác động đến sự biến thái của ấu trùng đỉnh vỏ và không gây bất thường trong quá trình phát triển khi ấu trùng hàu đã bám đáy. Điều này rất có thể là do lớp vỏ bảo vệ của chúng. 

Tăng trưởng chiều dài (tính bằng mm) được theo dõi ở giai đoạn ấu trùng đỉnh vỏ từ khi bắt đầu đến khi kết thúc phơi nhiễm (7 ngày) và sau đó 11 tháng cho đến giai đoạn ấu trùng bám. Tiếp xúc 7 ngày với vi nhựa dẫn đến sự chậm phát triển của ấu trùng lên đến 28 ngày. Tổng tăng trưởng (ngày 0 đến 338) của ấu trùng hàu tiếp xúc với vi nhựa điều kiện 0.1 và 10 mg vi nhựa/L lần lượt là 49.8 ± 2.0 và 50.4 ± 2.1 mm. Kết quả chỉ ra rằng sự phát triển của hàu trong giai đoạn bám đáy bị trì hoãn do tiếp xúc với vi nhựa. Sau đó, tăng trưởng ở cuối thí nghiệm trở nên cao hơn.

ấu trùng hàu
Ảnh vi mô và hình ảnh của ấu trùng pediveliger từ đầu (D0) đến cuối thí nghiệm (D338) - bao gồm MP xposure (D7 - bước 1), sự phát triển của spat (D28 và D89 - bước 2) và theo dõi (D338). Ảnh được chụp ở từng điều kiện: đối chứng (0 mg MP · L − 1); 0,1 và 10 mg MP · L − 1. Cân được biểu thị bằng mm. Quan sát và chụp ảnh được thực hiện ở 5 × hoặc 20 × bằng kính hiển vi hai mắt (Motic). “DX” cho biết thời gian lấy mẫu tính theo ngày. Ảnh: Bringer et al (2021)

Năng lượng sẵn có cho sự phát triển phải là sự cân bằng giữa năng lượng từ việc tiêu thụ thức ăn và năng lượng được sử dụng cho quá trình hô hấp. Ấu trùng hàu đối mặt với việc tiếp xúc với vi nhựa trong thời gian dài có thể tiêu tốn năng lượng dành riêng cho quá trình hình thành và phát triển. 

Các vi nhựa có thể ảnh hưởng đến tích trữ năng lượng của ấu trùng đỉnh vỏ hàu. Ấu trùng sẽ mất khả năng bám đáy vì chúng thiếu năng lượng dự trữ, liên tục chống lại các vi nhựa trong môi trường. Hàm lượng lipid thấp ở những loài hai mảnh vỏ tiếp xúc với vi nhựa đã được ghi nhận. 

Các nghiên cứu gần đây đã nhấn mạnh rằng vi nhựa có thể ảnh hưởng đến các hoạt động của enzym miễn dịch và biểu hiện gen liên quan đến miễn dịch. Giả thuyết được đặt ra rằng cơ chế bảo vệ ở giai đoạn ấu trùng có thể bị suy yếu và do đó ấu trùng nhạy cảm hơn với các yếu tố môi trường như mầm bệnh hoặc vi nhựa tiềm tàng. Có khả năng bị suy yếu bởi các vi nhựa, ấu trùng đỉnh vỏ phải tạo ra một hệ thống phòng thủ thích nghi để chống lại ô nhiễm nhựa, điều này làm tiêu thụ năng lượng đáng kể, gây bất lợi cho sự phát triển của ấu trùng đỉnh vỏ.

Nghiên cứu này đã quan sát tác động của vi nhựa hỗn hợp (138.6 ± 2.3μm) chứa các hạt HDPE, PP và PVC từ nhựa nuôi trồng thủy sản lâu năm trong môi trường biển. Sau thời gian phơi nhiễm 7 ngày, sự thành công xuống đáy của ấu trùng đỉnh vỏ được đánh giá. Sau đó, theo dõi 11 tháng được thực hiện để quan sát sự phát triển về chiều dài của ấu trùng đỉnh vỏ cho đến ấu trùng bám. Ấu trùng tiếp xúc với 10 mg vi nhựa/L cho thấy tỷ lệ bám vào giá thể thấp hơn. 

Ngoài ra, ấu trùng tiếp xúc với hai nồng độ vi nhựa (0.1 và 10 mg vi nhựa/L) có biểu hiện chậm phát triển trong 28 ngày theo dõi. Vào cuối thí nghiệm (ở ngày 338), ấu trùng bám biến thái từ ấu trùng đỉnh vỏ phơi nhiễm với vi nhựa đã phục hồi sự chậm phát triển của chúng. 

Năng lượng mà ấu trùng sử dụng khi tiếp xúc với vi nhựa có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển. Các nghiên cứu sâu hơn về tác động tiềm tàng của vi nhựa đối với dự trữ năng lượng và hệ thống miễn dịch của hàu ở giai đoạn phát triển ban đầu nên được tiến hành. 

Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng mới về rủi ro môi trường do nồng độ cao của vi nhựa trong thực tế đối với loài hai mảnh vỏ nói riêng và các loài thủy sản khác trong môi trường nước. 

Nguồn:  Bringer, A., Cachot, J., Dubillot, E., Lalot, B., & Thomas, H. (2021). Evidence of deleterious effects of microplastics from aquaculture materials on pediveliger larva settlement and oyster spat growth of Pacific oyster, Crassostrea gigas. Science of The Total Environment, 794, 148708.

Đăng ngày 04/04/2022
Thư Mai @thu-mai
Khoa học

Ảnh hưởng của nhiệt độ lên tỉ lệ giới tính ấu trùng tôm sú

Ở tôm sú, con cái lớn nhanh và có kích thước lớn hơn con đực. Tác động của nhiệt độ có thể làm tăng đáng kể sự biểu hiện của các gen xác định giới tính, giúp cải thiện tỷ lệ giới tính như mong muốn trong đàn.

tôm sú
• 16:28 23/09/2021

Trung Quốc chuyển sang nuôi tôm sú vì giá cao

Người nuôi tôm ở Trung Quốc đang chuyển sang nuôi tôm sú nhiều hơn do giá tốt hơn, theo Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản lớn nhất của Trung Quốc.

tôm sú
• 18:44 17/08/2021

Nuôi tôm thâm canh bổ sung thức ăn tươi sống

Thử nghiệm nuôi tôm sú bằng tảo lục sợi (Chaetomorpha sp.) và ốc (Stenothyra sp.) cho thấy cải thiện tăng trưởng, nâng cao năng suất và tăng cường hấp thu, chuyển hóa thức ăn nhân tạo góp phần giảm chi phí sản xuất cho người nuôi.

ốc cho tôm ăn
• 17:12 28/07/2021

Hiệu quả từ nuôi tôm kết hợp thả cá rô phi xử lý nguồn nước

Hiện nay, nuôi tôm kết hợp cá rô phi xử lý nước ở ấp Vĩnh Điền (xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải) được xem là mô hình cho hiệu quả kinh tế cao.

Cá rô phi
• 10:23 19/07/2021

Vắc-xin uống từ vi tảo

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu đang chịu áp lực bởi các đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng, vắc-xin được xem là giải pháp hiệu quả để nâng cao miễn dịch và giảm sự phụ thuộc vào hóa chất. Một xu hướng nổi bật gần đây là ứng dụng vi tảo làm nền tảng sản xuất vắc-xin, mở ra triển vọng phát triển các loại vắc-xin uống bền vững, hiệu quả và ít tốn kém.

Vi tảo
• 10:50 13/06/2025

Nguyên liệu lên men: Một xu hướng mới trong dinh dưỡng thủy sản

Thức ăn thương mại đóng vai trò then chốt trong sản xuất nuôi trồng thủy sản, do chiếm từ 50% đến 70% tổng chi phí sản xuất.

Thức ăn tôm
• 10:50 03/06/2025

Cá thông minh đến mức nào?

Trong một thời gian dài, khả năng nhận thức của cá thường bị đánh giá thấp, phần lớn do các nghiên cứu chủ yếu được tiến hành trong môi trường phòng thí nghiệm – nơi không phản ánh đầy đủ điều kiện sống tự nhiên. Những hạn chế của việc nuôi nhốt, bao gồm cả stress và thiếu kích thích môi trường, có thể làm sai lệch hành vi và hiệu suất nhận thức của cá, từ đó dẫn đến những hiểu biết phiến diện về năng lực trí tuệ của chúng.

Cá
• 10:53 28/05/2025

Ứng dụng Bacillus subtilis và Bacillus licheniformis trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành thủy sản đang đẩy mạnh phát triển theo hướng bền vững, việc ứng dụng các vi sinh vật có lợi trong nuôi trồng đang ngày càng phổ biến. Hai trong số những loài vi khuẩn được ứng dụng rộng rãi là Bacillus subtilis và Bacillus licheniformis – những chủng có khả năng sinh enzyme mạnh, hỗ trợ tiêu hóa, tăng miễn dịch và cải thiện môi trường nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:01 27/05/2025

Đà Nẵng: Người nuôi mất trắng sau một đêm

Đợt mưa lũ trái mùa từ ngày 11 đến 13 tháng 6 năm 2025, do ảnh hưởng của cơn bão số 1 (WUTIP), đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho người dân các tỉnh miền Trung, đặc biệt là các hộ nuôi trồng thủy sản tại Đà Nẵng. Lũ lên nhanh và bất ngờ trong đêm đã khiến nhiều gia đình mất trắng tài sản, với ước tính thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.

Bão
• 21:45 14/06/2025

Vắc-xin uống từ vi tảo

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu đang chịu áp lực bởi các đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng, vắc-xin được xem là giải pháp hiệu quả để nâng cao miễn dịch và giảm sự phụ thuộc vào hóa chất. Một xu hướng nổi bật gần đây là ứng dụng vi tảo làm nền tảng sản xuất vắc-xin, mở ra triển vọng phát triển các loại vắc-xin uống bền vững, hiệu quả và ít tốn kém.

Vi tảo
• 21:45 14/06/2025

Tháo gỡ 'nút thắt' trong cấp phép nuôi biển tại Quảng Ninh

Quảng Ninh nổi bật với hơn 45.100 ha vùng biển quy hoạch cho nuôi trồng thủy sản, mở ra tiềm năng lớn cho ngành nuôi biển. Tuy nhiên, thủ tục hành chính rườm rà, thiếu hướng dẫn cụ thể và nhận thức hạn chế của ngư dân đang kìm hãm sự phát triển. Bài viết phân tích những khó khăn, giải pháp thực tiễn tại Quảng Ninh và định hướng thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững, hướng tới xuất khẩu.

Nuôi biển
• 21:45 14/06/2025

Doanh nghiệp thủy sản bị ép giá: Người nuôi và người lao động chịu thiệt

Trong chuỗi cung ứng thủy sản, doanh nghiệp đóng vai trò cầu nối giữa người nuôi và thị trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đang đối mặt với sự chên ép giá từ các chuỗi bán lẻ lớn quốc tế. Và hậu quả không chỉ dừng lại ở mức doanh thu doanh nghiệp bị suy giảm, mà gánh nặng còn trực tiếp chuyển về người nuôi.

Tôm thẻ
• 21:45 14/06/2025

VASEP nhiệm kỳ mới (2025-2030): Chủ động thích ứng – Đổi mới sáng tạo – Phát triển bền vững

Trước bối cảnh thị trường đầy biến động và những yêu cầu ngày càng khắt khe, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa tổ chức thành công Đại hội tàn thể lần thứ 7, bầu ra ban lãnh đạo mới và đặt ra phương châm hành động cho 5 năm tới. Đây là thông điệp quan trọng, định hướng cho toàn ngành, từ doanh nghiệp lớn đến từng hộ nuôi trồng.

Vasep
• 21:45 14/06/2025
Some text some message..