Báo động nguồn ô nhiễm gây ảnh hưởng đến môi trường biển

Bình Thuận là một trong những bãi biển đẹp của Việt Nam, nhưng nguồn ô nhiễm môi trường đang ngày càng làm giảm đi vẻ đẹp nguyên sơ của vùng biển này.

Vớt bọt ao nuôi tôm
Vớt váng bọt ao nuôi tôm (Ảnh minh họa)

Từ khu vực xả thải

Hiện nay, toàn tỉnh có 153 cơ sở sản xuất giống (638 trại), tập trung chủ yếu tại xã Vĩnh Tân - huyện Tuy Phong. Trong đó, chuyên sản xuất giống tôm sú là 59 cơ sở; sản xuất, ương giống tôm thẻ chân trắng là 37 cơ sở; vừa sản xuất, ương giống tôm thẻ và sản xuất giống tôm sú là 48 cơ sở, còn lại một số cơ sở sản xuất giống các loại thủy sản khác như ốc hương, cua, cá biển. Nhìn chung, đa số các cơ sở sản xuất giống chấp hành tốt các quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh, đáp ứng được các yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị và bảo vệ môi trường như: hệ thống các ao lắng, bể nuôi, bể xử lý nước thải được xây dựng đúng yêu cầu kỹ thuật, nước thải được xử lý trước khi thải ra môi trường nên khả năng gây ô nhiễm môi trường biển là rất thấp. Tuy nhiên, tại xã Vĩnh Tân - huyện Tuy Phong, hiện nay đang xây dựng Nhà máy nhiệt điện, khu vực xả thải nằm trong vùng ngư trường hoạt động của ngư dân, là môi trường sống của các loài thủy sản có giá trị kinh tế và đây còn là khu vực lấy nước biển để nuôi tôm giống cho khu vực xã Vĩnh Tân.

Với tổng diện tích mặt nước nuôi tôm trên toàn tỉnh là 896,49 ha/820 hộ nuôi, trong đó diện tích nuôi tôm thẻ là 829,99ha, được nuôi từ 2 - 3vụ/năm, còn lại là 66,5 ha nuôi tôm sú (trong đó nuôi thâm canh chỉ có 2,5ha; 64 ha nuôi theo hình thức quảng canh). Nhưng có một số hộ nuôi tôm chưa có hệ thống kênh mương dẫn nước, thoát nước riêng; đa số các hộ nuôi nhỏ lẻ, nhiều hộ nuôi phát triển tự phát không nằm trong vùng quy hoạch, chưa có ao lắng, ao xử lý riêng, chưa xử lý nước nuôi trước khi thải ra môi trường nên đây là nguồn gây ô nhiễm đến môi trường biển.

Đến ngư trường

Tính đến thời điểm hiện nay, toàn tỉnh có 7.795 tàu thuyền làm nghề hoạt khai thác thủy hải sản, trong đó tàu thuyền đánh bắt là 7.653 chiếc, tàu thuyền làm nghề dịch vụ thủy sản là 142 chiếc. Sản lượng khai thác thủy sản từ đầu năm đến hết tháng 9/2013 là 150.219 tấn, trong đó cá 122.932 tấn (chiếm 81,84%), tôm 2.415 tấn (chiếm 1,61%), ghẹ 5.975 tấn (chiếm 3,98 %), mực 13.099 tấn (chiếm 8,72%), hải sản khác 5.798 tấn (chiếm 3,85%). Phần lớn, các tàu thuyền hoạt động tuân thủ tốt các quy định trong hoạt động khai thác thủy sản. Tuy nhiên, vẫn còn một số tàu thuyền do hám lợi trước mắt đã vi phạm pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản như vi phạm tuyến khai thác, sử dụng chất nổ xung điện, hiện trạng khai thác san hô… vẫn còn diễn ra khá phổ biến gây mất cân bằng sinh thái, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường biển. Ô nhiễm là một trong những nguyên nhân chính phá hủy các rạn san hô. Xăng dầu và các thứ rác thải từ tàu cá thả trôi nổi quấn chặt làm hủy hoại các rạn san hô, thảm cỏ biển và nơi trú ngụ, sinh sản của các loài thủy sinh. Mặc khác, ngư trường khai thác hải sản truyền thống của vùng biển Bình Thuận đang bị thu hẹp nghiêm trọng do ảnh hưởng quy hoạch khai thác dầu khí. Nguồn lợi thủy sản đã cạn kiệt, số lượng tàu thuyền trong tỉnh tăng nhanh, hơn nữa số thuyền có công suất nhỏ chưa giảm, chưa nói đến hàng năm có hàng trăm tàu thuyền ngoài tỉnh đến khai thác tại vùng biển Bình Thuận, gây nên tình trạng tranh chấp hành nghề trên biển có lúc phức tạp.

Với tình hình ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến môi trường biển như hiện nay, Chi cục Thủy sản Bình Thuận đã tăng cường phối hợp với chính quyền các địa phương ven biển, các đoàn thể và  cơ quan có liên quan tuyên truyền phổ biến trực tiếp cho ngư dân, tàu cá đang hoạt động trên biển. Tăng cường tuần tra, kiểm soát, đấu tranh không khoan nhượng với các vi phạm trong hoạt động khai thác thủy sản trên biển để bảo vệ trong sạch cho ngư trường Bình Thuận.   

Báo Ninh Thuận
Đăng ngày 05/11/2013
Thủy Thanh
Môi trường

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Sản xuất xà phòng từ chất nhầy ốc sên

Một con ốc sên sẽ tạo ra khoảng 2g chất nhờn. Để sản xuất 15 thanh xà phòng trọng lượng 100g, anh Desrocher ở thị trấn Wahagnies, miền Bắc nước Pháp cần khoảng 40 con ốc sên. Ảnh: Reuters

Xà phòng từ ốc sên
• 10:17 09/02/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Xuất hiện pin làm từ vỏ cua, có thể tái chế 1000 lần

Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại pin được làm từ vỏ cua, dễ phân hủy hơn nhiều so với pin lithium-ion.

Pin làm từ vỏ cua
• 09:46 12/01/2023

Cá bè trên sông Đồng Nai chết hàng loạt sau mưa lớn: Người nuôi cá thiệt hại nặng nề

Ngày 29-5, tại khu vực phường Long Bình Tân, TP Biên Hòa (Đồng Nai), nhiều hộ dân nuôi cá bè trên sông Đồng Nai đã báo cáo hiện tượng cá chết hàng loạt sau trận mưa lớn vào ngày 28-5. Ước tính ban đầu, khoảng 6 tấn cá các loại như rô phi, chép, trê, lăng, mè hỏi và trắm đã bị chết, gây thiệt hại đáng kể cho người nuôi.

Cá chết
• 09:00 01/06/2025

Đa dạng sinh học biển và vai trò trong khai thác thủy sản bền vững

Đa dạng sinh học biển là sự phong phú và đa dạng của các loài sinh vật sống trong môi trường biển, bao gồm các loài động vật, thực vật, vi sinh vật và các hệ sinh thái biển như rạn san hô, cỏ biển, và rừng ngập mặn. Đây là một yếu tố quan trọng không chỉ đối với sức khỏe của hệ sinh thái biển mà còn đối với sự phát triển bền vững của ngành thủy sản. Đa dạng sinh học biển không chỉ cung cấp nguồn lợi thủy sản mà còn giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định và sức khỏe của các hệ sinh thái biển.

Đa dạng sinh học biển
• 11:12 30/05/2025

Cá chết hàng loạt: Nguyên nhân và giải pháp cho người nuôi

Những ngày đầu tháng 5/2025, người dân TP.HCM không khỏi bàng hoàng trước cảnh tượng cá chết trắng mặt nước trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Tình trạng này không chỉ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mà còn ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân và đặt ra nhiều câu hỏi về nguyên nhân cũng như biện pháp phòng ngừa, đặc biệt đối với người nuôi trồng thủy sản.

Cá chết
• 09:55 12/05/2025

Vai trò của khu bảo tồn biển trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Khu bảo tồn biển (Marine Protected Area – MPA) là vùng không gian biển được quy hoạch và quản lý nhằm bảo vệ tài nguyên sinh vật biển, hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên. Tùy theo mức độ bảo vệ, có thể cấm hoặc hạn chế các hoạt động như khai thác thủy sản, du lịch, vận tải biển để đảm bảo duy trì hoặc phục hồi sự đa dạng sinh học.

San hô biển
• 10:03 05/05/2025

Nuôi cá lăng nha: Lối đi mới đầy triển vọng trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang có xu hướng chuyển dịch sang các loài cá đặc sản có giá trị kinh tế cao, thì cá lăng nha – một loài cá da trơn bản địa quý hiếm – đang nổi lên như một đối tượng tiềm năng mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Tại nhiều địa phương như An Giang, Hòa Bình, Sơn La, mô hình nuôi cá lăng nha thương phẩm đang chứng minh được tính khả thi cả về mặt kỹ thuật lẫn thị trường tiêu thụ, mở ra hướng phát triển mới cho người dân ven sông, vùng lòng hồ thủy điện và các trang trại nuôi cá nước ngọt chuyên canh.

Nuôi cá lăng nha
• 15:29 17/06/2025

Ngành cá tra Việt Nam: Mỏ vàng phụ phẩm chờ khai thác triệt để

Ngành công nghiệp cá tra Việt Nam, một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Đồng bằng sông Cửu Long, không chỉ mang lại giá trị từ phi lê xuất khẩu mà còn ẩn chứa một "mỏ vàng" khổng lồ từ phụ phẩm. Việc tận dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu này không chỉ giúp gia tăng giá trị cho con cá tra, giảm ô nhiễm môi trường mà còn mở ra một hướng đi bền vững, theo mô hình kinh tế tuần hoàn.

Cá tra
• 15:29 17/06/2025

Năm 2025 kinh tế biển chuyển mình vượt lên nguồn lợi suy giảm

Số liệu của Cục Thủy sản và Kiểm ngư, nguồn lợi thủy sản trong 15 năm qua đã giảm 22% và đang để lại nhiều khó khăn thách thức. Tuy nhiên, năm 2025, Bộ NN&MT xác định kinh tế biển sẽ chuyển mình để năm 2030 đóng góp 10% GDP cả nước.

Nuôi trồng thủy sản
• 15:29 17/06/2025

Kiên Giang nâng chỉ tiêu đạt trên 830.000 tấn thủy sản năm 2025

Tỉnh Kiên Giang đang đẩy mạnh nhiều giải pháp để hoàn thành mục tiêu sản lượng thủy sản 2025, ở mức 830.300 tấn, tăng 10.000 tấn so với con số dự kiến hồi đầu năm – bao gồm 420.000 tấn khai thác biển và 410.300 tấn nuôi trồng.

Nuôi trồng biển
• 15:29 17/06/2025

Xuất khẩu cá tra sang EU: Cẩn trọng nhưng kỳ vọng phục hồi trong nửa cuối năm 2025

Trong bối cảnh thị trường quốc tế có nhiều biến động, ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu cá tra, đang cho thấy những tín hiệu phục hồi tích cực tại thị trường châu Âu. Sau giai đoạn trầm lắng năm 2023 và đầu năm 2024, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, nhằm thích ứng với các yêu cầu khắt khe từ Liên minh châu Âu (EU). Những nỗ lực này đang dần phát huy hiệu quả.

Cá tra
• 15:29 17/06/2025
Some text some message..