Bảo quản sò huyết giống bằng Glocose khi vận chuyển

Bổ sung glucose với các hàm lượng khác nhau vào nước biển trong quá trình giữ ẩm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và hao hụt khối lượng của sò huyết giống.

Sò huyết
Sò huyết

Sò huyết (tên khoa học là Anadara granosa) là loại nhuyễn thể hai mảnh, sống ở vùng trung triều ven biển và các đầm phá... ở độ sâu 1-2 mét so với mặt nước. Loài sò này thường phân bố ở các vùng bãi triều cửa sông có đáy bùn mềm khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Tại Việt Nam, sò huyết xuất hiện nhiều nhất ở Phú Yên, Huế, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau.... Sò huyết có giá trị dinh dưỡng cao, bổ máu, được chế biến thành nhiều món ăn có tác dụng chữa bệnh tốt như tăng huyết áp, suy nhược cơ thể, lao phổi.

Sò huyết  là loài động vật thân mềm quan trọng đối với nghề nuôi trồng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Theo khảo sát gần đây của Võ Minh Thế và Ngô Thị Thu Thảo (2013) ở khu vực tỉnh Kiên Giang, Cà Mau có các mô hình nuôi sò huyết chủ yếu là: nuôi trên bãi triều, nuôi dưới tán rừng ngập mặn và nuôi trong ao, hoặc nuôi kết hợp với tôm sú. Nguồn giống sò huyết phục vụ cho các mô hình nuôi chủ yếu khai thác từ tự nhiên và sò huyết có nguồn gốc từ sản xuất nhân tạo hầu như chưa có. Quá trình thu hoạch và bảo quản sò giống kéo dài trước khi được vận chuyển và cung cấp cho người nuôi. Như vậy cần có các biện pháp đảm bảo tỷ lệ sống và sức đề kháng của sò giống trong quá trình vận chuyển. 

Nghiên cứu của Welborn & Manahan (1990) đã chứng minh khả năng hấp thu trực tiếp đường glucose, maltose, cellobiose và cellotriose trong nước biển của ấu trùng hàu Crassostrea gigas và ấu trùng bào ngư Haliotis rufescens. Kết quả nghiên cứu của Uchida et al. (2010) về việc bổ sung đường glucose, maltopentaose và pullalan vào hệ thống ương nghêu Ruditapes philippinarum cho thấy chúng chỉ hấp thu glucose và chất này góp phần vào tăng trưởng cũng như tăng hàm lượng các axit hữu cơ trong cơ thể nghêu. 

Do đó, nghiên cứu của Ngô Thị Thu Thảo được thực hiện nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của việc bổ sung glucose với các hàm lượng khác nhau vào nước biển trong quá trình giữ ẩm đến tỷ lệ sống và hao hụt khối lượng của sò huyết giống.

Phương pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được thực hiện trên sò huyết giống với kích thước nhỏ (9,73 ± 0,95 mm) và lớn (15,85 ± 1,04 mm). Sò huyết được bố trí trong các rổ nhựa (12 con/rổ, 3 rổ/nghiệm thức) và phun nước biển 25‰ để giữ ẩm trong vòng 5 ngày, rổ sò được đặt trong các bể composit  và được giữ ẩm bằng cách phun nước 4 giờ/lần.

Nghiệm thức 1: phun nước biển 25‰ (NB)

Nghiệm thức 2: phun nước biển 25‰ pha thêm glucose với hàm lượng 50 mg/L (NB + G50)

Nghiệm thức 3: 75 mg/L (NB + G70) 

Nghiệm thức 4: 100 mg/L (NB + G100). 

Sau thí nghiệm bảo quản, sò giống được thả vào các rổ nhựa (0,045 m2 ) và đặt trong bể nuôi ở độ mặn 25‰ trong 21 ngày. Hàng ngày, sò được cho ăn bằng tảo Chaetoceros một lần vào 7 – 8 giờ sáng. Bể nuôi có đáy cát dày 10 cm, được sục khí liên tục và nước được thay mới 1 lần/tuần.

Kết quả

Kết quả cho thấy tỷ lệ sống của sò nhỏ đạt cao nhất ở nghiệm thức 4 phun nước biển + glucose 100 mg/L (91,6%) và sò lớn với nước biển + glucose 50 mg/L (36.1%). 

Sau 5 ngày vận chuyển khối lượng hao hụt của sò thấp nhất khi tưới nước biển + glucose 50 mg/L (sò nhỏ: 7,73% và sò lớn: 5,17%)

Sau 21 ngày nuôi, tỷ lệ sống của sò huyết giống nhỏ đã được phun nước biển + glucose ở các hàm lượng 50, 75 và 100 mg/L (75.5 – 80.6%) cao hơn rất rõ so với phun nước biển thông thường  và tăng 0,07g so với ban đầu). Trong khi đó, sò lớn tăng trưởng khối lượng cao nhất khi tưới nước biển + 50 mg/L glucose (tăng 0,09 g).

Kết quả từ nghiên cứu cho thấy được bà con có thể phun nước biển 25 ‰ kết hợp với glucose từ 50-100 mg/L để tưới giữ ẩm cho sò huyết trong quá trình vận chuyển đảm bảo ít hao hụt, đồng thời nâng cao tỷ lệ sống của sò giống nhỏ trong quá trình bảo quản và giai đoạn mới thả nuôi.

Khi sò huyết được đưa ra khỏi môi trường nước và phơi trong không khí, khoảng 80% số cá thể sẽ mở vỏ rất rộng trong 20 phút đầu tiên, chúng kéo dài hoạt động mở vỏ lên đến 6 giờ, thời gian sau đó chúng khép vỏ lại và một số bắt đầu chết sau 48h. Do đó, ứng dụng dụng glucose để bảo quản duy trì tỉ lệ sống của sò huyết là biện pháp tối ưu mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

Theo Ngô Thị Thu Thảo - Tạp chí khoa học đại học Cần Thơ.

Đăng ngày 18/11/2019
NH Tổng Hợp
Kỹ thuật

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 09:42 24/04/2024

Lab lab trong ao tôm và cách phòng trị hiệu quả

Lab lab tập hợp thủy sinh bao gồm tảo, vi sinh vật và nguyên sinh động vật phát triển trong ao tôm. Tập hợp này được gọi bằng một thuật ngữ (có xuất xứ từ Philippines) là lab lab.

Nước ao tôm
• 09:47 22/04/2024

Nhiệt độ và các yếu tố khác ảnh hưởng đến màu sắc tôm như thế nào?

Có thể bà con đã từng tự hỏi vì sao tôm lại có nhiều màu sắc khác nhau như vậy? Liệu màu sắc có thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng của chúng không? Điều gì tác động từ môi trường bên ngoài có thể ảnh hưởng đến chất lượng, màu sắc của tôm và làm thế nào chúng ta có thể nhận biết được?

Tôm thẻ
• 09:45 22/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 11:20 19/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 10:45 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 10:45 25/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 10:45 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:45 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 10:45 25/04/2024