Bảo tồn giống cá Cóc trên sông Mekong

Cá cóc được xem là một trong những loài cá đặc sản trên sông Mekong có hình dáng giống cá chép với vảy trắng, vây đỏ, thịt cá thơm ngon, ít xương. Cũng chính vì những ưu điểm trên nên loài cá này ngày nay đã trở nên khan hiếm do bị đánh bắt nhiều.

Cá cóc khan hiếm do bị đánh bắt nhiều

Theo các ngư dân lâu năm sống bằng nghề đánh bắt thủy sản trên sông Tiền, cá cóc có hình dáng giống cá chép, trên lưng cá có gai nhọn và bén như răng cưa, sống ở sông Tiền, sông Hậu với trọng lượng lớn nhất lên đến hơn 10 kg. Lão ngư Sáu An, 80 tuổi, xã Hòa Khánh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, chuyên sống bằng nghề đánh cá trên sông Tiền từ nhỏ đến lớn, kể lại, cá cóc ở sông Tiền cách đây chục năm còn rất nhiều. Vào lúc con nước đứng lớn, từng đàn cá đổ xô về các vùng nước sâu, chảy xiết để tìm mồi, đặc biệt là khu vực bến phà Mỹ Thuận cũ ở xã Hòa Hưng…

Sau mùa lũ hàng năm, đàn cá cóc thường ngược dòng lên thượng nguồn sông Mekong sinh sản, còn đàn cá con lại xuôi dòng về sông Tiền, sông Hậu để tìm thức ăn và trưởng thành.


Ngư dân đánh bắt cá bằng cách giăng lưới hoặc thả câu

Muốn bắt cá cóc, ngư dân ở miệt sông Tiền, sông Hậu thường thả lưới ngầm và giăng câu ngầm. Thả lưới ngầm là thả lưới sát đáy sông, còn giăng câu ngầm là dùng dây có gắn nhiều lưỡi câu móc mồi (thường là tôm sống hoặc trùn hổ) rồi thả sâu xuống đáy vào thời điểm nước lớn.

“Nhớ lại trước đây, mỗi ngày tôi câu cả chục con cá cóc từ 7-8 kg trở lên là chuyện thường, còn bây giờ nhiều người bắt quá nên cá cóc ngày càng khan hiếm, có khi thả câu cả mấy ngày cũng chẳng có con cá nào, nếu có chỉ còn là cá nhỏ chừng 3 - 5 kg”, ông Sáu chia sẻ.

Thịt cá cóc ngọt, thơm và ít xương, được chế biến thành nhiều món ăn đậm nét sông nước Nam Bộ: cá cóc kho nước dừa, cá cóc nấu canh chua, cá cóc chưng tương…


Cá cóc có giá trị kinh tế cao vì thịt cá rất thơm ngon, bổ dưỡng và có thể chế biến nhiều món khác nhau

Vì khan hiếm nên hiện nay giá cá cóc tại chợ khá đắt, trung bình từ 250.000 đồng/kg trở lên, giá bán tại các nhà hàng, quán ăn từ 350.000 - 400.000 đồng/kg. Thực khách muốn ăn loại cá đặc sản này phải gọi điện thoại đặt trước mới có.

Các nhà khoa học của Trung tâm Giống thủy sản nước ngọt Nam Bộ (thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2) tọa lạc tại xã An Thái Trung, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang đã triển khai Chương trình hỗ trợ thủy sản nước ngọt của Bộ Thủy sản (trước đây) do Đan Mạch tài trợ vào những năm 2000; trong đó, có Đề tài khoa học bảo tồn cá cóc trên sông Mekong nhằm nghiên cứu sinh sản nhân tạo để sản xuất giống cá cóc, bổ sung giống loài mới vào cơ cấu đàn cá nuôi, đồng thời còn góp phần gìn giữ nguồn gen loài cá đang ngày càng trở nên hiếm hoi.

Ông Thi Thanh Vinh, Phòng Sản xuất giống của Trung tâm Giống thủy sản nước ngọt Nam Bộ, người đã gắn bó với công việc "bảo tồn nguồn gen cá nước ngọt" như cá hô, cá trà sóc…, một trong những nhà khoa học tham gia đề tài, kể lại, để bảo tồn loài cá cóc, các nhà nghiên cứu đã tập hợp cá cóc bố mẹ từ các ngư dân đánh bắt ở các tỉnh An Giang, Tiền Giang…

Vì loại cá này rất dễ chết sau khi đưa lên khỏi mặt nước nên các nhà khoa học đã khảo sát và hướng dẫn các ngư dân cách đánh bắt bằng ngư cụ thích hợp đến cách bảo dưỡng để vận chuyển về Trung tâm để thuần dưỡng.

Cá được mua phải là cá cóc được bắt bằng câu và phải hạn chế bị thương (chỉ chấp nhận rách mép). Khi nhận tin báo bắt được cá, các kỹ sư cấp tốc đến nơi để xem trực tiếp và xác định đúng tên khoa học của cá rồi mua về nuôi tại Trung tâm. Sau khi thả trong hầm một thời gian, đàn cá được đưa về thả vào trong ao tại Trung tâm để thích nghi với môi trường nước tĩnh thay vì nước động ở ngoài sông.

Dẫn chúng tôi ra một ao nuôi đàn cá cóc bố mẹ, ông Vinh không giấu nổi tự hào khi chỉ đàn cá cóc to, khỏe hơn 200 con đang ngoi lên, ngụp xuống để ăn mồi. Nhờ kinh nghiệm và sự nỗ lực của các nhà khoa học tham gia đề tài, đàn cá cóc bố mẹ nhanh chóng thích nghi hoàn toàn với môi trường mới. Trong thời gian đầu, đàn cá được cho ăn thực ăn là tôm, tép và cá nhỏ… và dần dần được cho ăn thức ăn viên công nghiệp như các loài cá khác.

Hiện nay, đàn cá bố mẹ đã sinh sản thành công với lứa cá giống nhân tạo đầu tiên khoảng 2.000 con ra đời. Hàng năm, đàn cá bố mẹ đều được chọn lọc để thay thế những con cá đã già. “Đàn cá cóc trong ao hiện đã là cá cóc thế hệ F12 sau khi chọn lọc”, thạc sĩ Vinh khoe.

Trung tâm đã nuôi thử nghiệm cá cóc thế hệ F10 ở một số mô hình điểm ở người dân và nhận thấy đàn cá phát triển tốt, sau 12 - 15 tháng thì đạt cá thương phẩm (khi cá đạt từ 200 - 300g/con). Cá cóc có thể được nuôi ghép với các loài cá khác trong ao đìa, quầng, bè như cá tra, cá rô phi.

Cơ sở nuôi ương cá giống Tám Vũ ở thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đã nhận từ trung tâm 5.000 con cá cóc bột về để ương và cung cấp cho các hộ có nhu cầu nuôi cá cóc thương phẩm.

Theo ông Thi Thanh Vinh, Trung tâm Giống thủy sản nước ngọt Nam Bộ, việc bảo tồn, nghiên cứu sinh sản nhân tạo để sản xuất giống cá cóc thành công cũng như cá hô, cá trà sóc… ở Trung tâm đã góp phần bổ sung giống loài mới vào cơ cấu đàn cá nuôi; đồng thời còn góp phần gìn giữ nguồn gen loài cá bản địa của sông Mekong.

TTXVN
Đăng ngày 22/02/2021
Hữu Chí
Đánh bắt

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:06 30/11/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 13:06 30/11/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 13:06 30/11/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 13:06 30/11/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 13:06 30/11/2024
Some text some message..