Bảo tồn và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản trên đầm Trà Ổ

Đầm Trà Ổ có tính đa dạng sinh học, nguồn lợi thủy sản phong phú và có giá trị kinh tế cao. Nguồn lợi thủy sản ở đây đã góp phần quan trọng duy trì sinh kế, nâng cao đời sống cho hơn 700 hộ dân của 4 xã Mỹ Thắng, Mỹ Đức, Mỹ Châu và Mỹ Lợi (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định).

Đầm Trà Ổ
Đầm Trà Ổ là nơi mưu sinh của nhiều hộ dân. Ảnh: pystravel

Thực trạng đáng báo động

Theo thống kê, trước đây sản lượng khai thác hàng năm khoảng 1.000 - 1.200 tấn tôm, 780 - 1.100 tấn cá các loại. Nhiều hộ dân sinh sống ven đầm cho biết, trước đây có nhiều loài cá đặc sản, quý hiếm, đặc biệt là cá chình mun, chình bông; ngoài ra còn có rất nhiều loài cá lóc bông, tôm đất, lươn, cá diếc, cá mú, cá dìa,... Hiện nay, nguồn lợi thủy sản tại Trà Ổ đã suy giảm trầm trọng, đối tượng khai thác chủ yếu là cá rô phi.

Được biết, từ khi xây dựng đập ngăn mặn Hòa Tân (1978) nước trong đầm và biển chỉ được giao lưu vài ba tháng mùa mưa, nên các loài thủy sản như: cá hồng, cá mú, cá dìa, tôm sú, tôm he, ghẹ… nhất là chình mun ít có điều kiện vào đầm, nên dần bị cạn kiệt. Đặc biệt là con chình mun, khi đẻ thì ra ngoài biển xa, chình con sau đó tìm về lại đầm và lớn lên tại đây.

Ngoài ra, việc dùng xung điện, lưới lồng để khai thác thủy sản cũng là nguyên nhân quan trọng làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản. Khảo sát sơ bộ cho biết ở địa bàn đầm Trà Ổ hiện có khoảng 150 hộ hành nghề sử dụng ngư cụ bị cấm, chủ yếu là xung điện, lưới lồng. Đây là vấn nạn và thách thức lớn đối với công tác quản lý, bảo tồn nguồn lợi thủy sản và tài nguyên đa dạng sinh học.

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng từ các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, sản xuất nông nghiệp ven đầm đã tác động lớn đến môi trường sinh trưởng và phát triển của các loài thủy sản, gây mất cân bằng sinh học, suy giảm nguồn lợi thủy sản.

Cá chìnhGiống cá chình trên đầm Trà Ổ ngày càng cạn kiệt. Ảnh: NTN 

Giải pháp từ cộng đồng

Huyện Phù Mỹ đã thành lập Hội đồng điều hành liên xã ven đầm quản lý chung, mỗi xã có một nhóm hạt nhân gồm 11 - 15 người cùng tham gia điều phối, giám sát hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản trên đầm. Hội đồng sẽ thường xuyên nắm bắt tình hình, phát hiện nghề cấm, khai thác theo lối hủy diệt để thuyết phục họ bỏ nghề. Nếu vận động mà không bỏ sẽ phục bắt quả tang để đề nghị chính quyền can thiệp. Tuy nhiên, do vướng mắc trong thẩm quyển xử lý vi phạm, tuần tra kiểm soát và nguồn tài chính để duy trì hoạt động nên vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Về lâu dài sẽ kêu gọi các nhà tài trợ, các dự án bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi thủy sản… trong nước và quốc tế hỗ trợ để tái tạo NLTS cho đầm Trà Ổ. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần có giải pháp quản lý phù hợp, vừa phát triển sinh kế của cư dân, vừa bảo vệ môi trường, nguồn lợi thủy sản và phát triển hệ sinh thái thủy sinh trên đầm Trà Ổ.

Đăng ngày 16/03/2023
NTN @ntn
Nông thôn

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Triển khai các biện pháp để khắc phục khuyến cáo của Đoàn thanh tra EU về xuất khẩu thủy sản

Từ ngày 24/9/2024 đến ngày 17/10/2024, Đoàn thanh tra của Tổng vụ Sức khỏe và Bảo vệ người tiêu dùng, Ủy ban châu Âu (DG SANTE) sẽ tổ chức thanh tra Chương trình giám sát dư lượng thuốc thú y, thuốc trừ sâu và các chất ô nhiễm trong thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm tại Việt Nam để xuất khẩu vào EU.

Chế biến thủy sản
• 09:56 02/10/2024

Rùa biển vướng lưới ven bờ Bình Định có nguồn gốc từ Trung Quốc

Sáng ngày 28.9, ông Nguyễn Thanh Tùng, SN 1986 ở thôn Vĩnh Lợi 2, xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ, Bình Định thông tin.

Rùa biển
• 12:00 01/10/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 18.9, tại xã Cát Khánh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng thâm canh – bán thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huấn nuôi tôm
• 09:00 21/09/2024

Gấu nước: Một sinh vật bé nhỏ với sức sống mãnh liệt

Trong thế giới tự nhiên, không hiếm sinh vật có đời sống lâu dài; tuy nhiên, sinh vật biển có khả năng sinh tồn trong gần như mọi điều kiện môi trường như gấu nước thì thật sự rất hiếm hoi.

Bọ gấu nước
• 23:38 10/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 23:38 10/10/2024

Tôm đóng rong nhớt cách nhận biết và giải pháp

Tôm bị đóng rong, nhớt thì trên một phần hoặc toàn bộ cơ thể sẽ bị phủ một lớp rong rêu màu xanh đen, khiến tôm hoạt động khó khăn, khó lột vỏ và chậm lớn.

Tôm đóng rong
• 23:38 10/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 23:38 10/10/2024

Những lưu ý khi sử dụng Probiotics trong nuôi trồng thủy sản

Hệ sinh thái của các thủy vực nuôi trồng thủy sản (NTTS) luôn thay đổi, việc duy trì sức khỏe và sản lượng của các loài thủy sản là rất quan trọng. Probiotics đã nổi lên như một giải pháp hiệu quả trong nỗ lực này, cung cấp một cách tiếp cận tự nhiên và lâu dài để cải thiện sự tăng trưởng, tăng khả năng miễn dịch và giảm tỷ lệ mắc bệnh (Singh và cộng sự, 2023).

Tôm giống
• 23:38 10/10/2024
Some text some message..