Bảo vệ hồ đập nuôi trồng thủy sản trong mùa mưa lũ

Hải Lăng là một huyện có diện tích nuôi trồng thủy sản ven biển khá lớn với hơn 65 ha ao hồ nuôi tôm trên cát. Tuy nhiên do nhiều diện tích nuôi tôm nằm sát với bờ biển nên rất dễ bị thiên tai tàn phá. Trước thực trạng đó, để đảm bảo an toàn ao hồ nuôi trồng thủy sản trong mùa mưa bão năm 2019, huyện Hải Lăng đang tiến hành triển khai nhiều biện pháp hữu hiệu nhằm giúp người nuôi tôm bảo vệ tốt tài sản của mình.

Bảo vệ hồ đập nuôi trồng thủy sản trong mùa mưa lũ
Lãnh đạo huyện Hải Lăng kiểm tra ao hồ nuôi tôm trên cát ven biển

Từ nhiều năm nay, nhóm hộ gia đình ông Đặng Minh Đức ở thôn Thuận Đầu, xã Hải An, huyện Hải Lăng đã phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát. Với diện tích gần 6.000m2 ao hồ nuôi tôm, mỗi năm đem lại nguồn thu nhập cho gia đình khá lớn. Tuy nhiên, do nằm sát bờ biển nên vào mùa mưa lũ ao nuôi dễ bị sạt lở. Vì vậy, việc chủ động các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho sản xuất đã được gia đình ông Đức chuẩn bị từ rất sớm. Ông Đức cho biết thêm: “ Mấy năm ni nghề đánh bắt trên biển thất thường lắm, nên chúng tôi chuyển sang nuôi tôm trên cát. Cũng từ việc nuôi tôm nên bà con chúng tôi đã có thu nhập khá cao và đây cũng là nguồn thu nhập chính của chúng tôi, do vậy chúng tôi rất chú trọng đến việc bảo vệ hồ đập trong mùa mưa bão. Nếu mà lụt bão làm vỡ đê coi như chúng tôi sẽ bị mất trắng”.

Theo báo cáo của UBND xã Hải An, hiện trên địa bàn toàn xã có hơn 30 ha diện tích nuôi tôm trên cát. Những năm qua, việc nuôi tôm đã đem lại thu nhập đáng kể cho các hộ gia đình và chiếm 40% tổng thu hàng năm của xã. Do vậy ngoài việc tạo điều kiện cho bà con phát thát triển nuôi tôm thì công tác bảo đảm ao hồ trong mùa mưa bão là việc làm cấp thiết đối với xã biển bãi ngang Hải An. Ông Nguyễn Công Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Hải An cho biết: “ Xác định việc nuôi tôm là nguồn thu lớn đối với địa phương, do vậy, ngoài việc tạo điều kiện cho bà con phát triển nuôi tôm, thì công tác phòng chống lụt bão nói chung và bảo vệ hồ đập nuôi tôm trong mùa mưa lụt nói riêng luôn được xã chúng tôi đặt lên hàng đầu. Theo đó, chúng tôi thường xuyên thông báo cho xã viên về tình hình của thời tiết và phải chủ động chuẩn bị các vật tư như: cọc tre, phên tre, bạt ni long, cuốc xẽn....để sẵn sàng ứng cứu hồ đập nuôi tôm khi có sự cố vỡ đê hoặc nước biển tràn hồ...Đối với những diện tích tôm đến độ tuổi thì vận động bà con nên thu hoạch sớm trước mùa mưa bão. Nhất là khi mùa mưa bão năm 2019 đã cận kề”.


 Huyện Hải Lăng hiện có gần 500 héc ta diện tích mặt nước người dân sử dụng để nuôi thủy sản, trong đó có hơn 65 ha diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát ven biển, số còn lại nuôi các loại cá trắm, cá mè và cá rô phi ở những vùng chân ruộng thấp. Do ở vùng trũng, nên những năm qua thường xuyên bị ngập úng, gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi. Để đảm bảo ao hồ nuôi trồng thủy sản cho bà con nhân dân, bên cạnh chủ động công tác PCLB năm 2019, huyện Hải Lăng cũng đang có phương án nhằm giúp bà con bảo đảm tốt cây trồng vật nuôi của  mình...ông Đào Văn Trẩm, Phó trưởng Phòng NN-PTNT huyện Hải Lăng cho biết: “ Sau khi chỉ đạo bà con thu hoạch lúa Hè Thu xong, chúng tập trung vào công tác kiểm tra các hồ đập nuôi trồng thủy sản trên địa bàn. Ngoài việc chủ động của các hộ nuôi trồng, sự hỗ trợ của chính quyền  từng địa phương có ao hồ nuôi tôm, cá...chúng tôi còn cử cán bộ chăn nuôi về tận nơi để hướng dẫn bà con cách phòng dịch cho tôm cá trong mùa mưa lũ. Đặc biệt, là tiến hành kiểm tra các khâu chuẩn bị đảm bảo các hồ đập nuôi trồng thủy sản của các địa phương để có giải pháp hỗ trợ kịp thời trước khi có lụt bão đến. Với quan điểm chúng tôi là làm sao giúp người dân phòng tránh và hạn chế thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra...”.

Nuôi thủy sản đang dần khẳng định thế mạnh trong phát triển nông nghiệp của tỉnh Quảng Trị nói chung và ở huyện Hải Lăng nói riêng. Với những việc làm cụ thể ngay từ đầu mùa mưa của năm 2019, tin tưởng rằng, người nông dân sẽ kịp thời chủ động đối phó với mưa bão, tránh thiệt hại do thiên tai gây ra. Từ đó, góp phần quan trọng vào việc sớm hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế trong năm mà địa phương đã đề ra.

Quảng Trị TV
Đăng ngày 03/09/2019
Đạo Thiện
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 22:13 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 22:13 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 22:13 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 22:13 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 22:13 25/11/2024
Some text some message..