Bảo vệ môi trường khu vực nông thôn: Cần thay đổi nhận thức

Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, những vùng quê đang phải đối mặt rất nhiều gánh nặng, trong đó vấn đề môi trường ngày một trở nên bức thiết.

lo thuoc sau
Những lọ thuốc trừ sâu được người dân vứt bừa bãi trên suối Gia Ôi, huyện Khánh Sơn

Gánh nặng môi trường

Trong buổi trao đổi về hoạt động bảo vệ môi trường (BVMT) nông thôn do Hội Nông dân tỉnh tổ chức mới đây, các đại biểu đều có chung nhìn nhận ý thức làm sạch môi trường sống của người dân đã được nâng lên. Thế nhưng, đâu đó vẫn còn một bộ phận người dân chưa có sự quan tâm đúng mức tới môi trường xung quanh. Rác thải sinh hoạt vẫn được đổ, vứt ở những nơi họ cho là thuận tiện. Cùng với rác thải sinh hoạt, môi trường nông thôn còn phải chịu áp lực rất lớn từ rác thải trong quá trình sản xuất, chăn nuôi; việc lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt, lạm dụng các chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản…

Ở huyện Khánh Vĩnh, heo đen là vật nuôi khá hiệu quả, mang về thu nhập ổn định cho người dân nhưng không được khuyến khích phát triển do hình thức chăn nuôi thả rông đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tại huyện Vạn Ninh, nhất là ở khu vực xã Vạn Thọ, khi quy mô nuôi trồng ngày càng phát triển, yếu tố môi trường chưa được quan tâm đúng mức, hàng loạt vụ tôm thất bát do dịch bệnh khiến người nuôi rơi vào cảnh điêu đứng.

Hay như cây táo ở TP. Cam Ranh làm giàu cho cả một khu vực, nhưng loại cây này vốn mẫn cảm với các loại sâu hại, người ta đã phải xịt thuốc rất nhiều, điều này đồng nghĩa với việc môi trường bị ảnh hưởng. Ở huyện Diên Khánh có làng nghề làm bún, bánh truyền thống, đem lại nguồn thu nhập chính cho cả vùng, nhưng để được công nhận như một làng nghề, yếu tố môi trường là điều mà những người sản xuất bún, bánh nơi đây phải cải thiện. Tại huyện Khánh Sơn, con suối Gia Ôi (thôn Tà Lương) là khu vực đầu nguồn nước sinh hoạt của hàng ngàn hộ thị trấn Tô Hạp và vùng lân cận, nhưng không ít người dân đã vô tư vứt bừa bãi chai lọ thuốc trừ sâu, xịt cỏ sau khi sử dụng xuống con suối này, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Còn vùng trồng xoài ở huyện Cam Lâm, vài mùa gần đây, bọ trĩ liên tục hoành hành khiến cho xoài vừa ra trái đã bị rụng, người dân phải xịt thật nhiều thuốc trừ sâu mà ít nghĩ tác hại đến môi trường hay những hệ lụy từ việc xịt thuốc với hàm lượng vượt quá mức cho phép như thế.

Những điểm sáng về bảo vệ môi trường

Theo lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh, công tác tuyên truyền đang là vấn đề cốt lõi nhằm thay đổi thói quen, nâng cao nhận thức cho người dân khu vực nông thôn về BVMT. Thông qua các dịp như: “Tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường”, “Chiến dịch làm cho môi trường sạch hơn”…, hàng chục ngàn người dân đã tích cực tham gia và được trang bị kiến thức cơ bản cũng như nâng cao hơn nữa ý thức BVMT.

Theo bà Trần Thị Kim Liên, Phó Chủ tịch Hội nông dân tỉnh, những năm qua, song hành với quá trình tuyên truyền, hàng trăm mô hình điểm về BVMT nông thôn đã được hình thành, nhân rộng. Toàn tỉnh hiện có 131 mô hình BVMT như: các tổ thu gom rác thải, các mô hình xử lý rác thải thành phân bón hữu cơ. Có thể kể đến hoạt động BVMT ở xã Cam Hiệp Nam, huyện Cam Lâm. Ngoài hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt theo mô hình tự quản, tất cả các thôn đều có đội vệ sinh môi trường, tất cả hộ trong xã đều bỏ rác đúng nơi quy định để xe vận chuyển đến thu gom. Đặc biệt, tất cả các hộ chăn nuôi trong xã đều đã đầu tư hầm biogas xử lý chất thải trong chăn nuôi. Trong khi đó, xã Ninh Phụng, thị xã Ninh Hòa được xem là địa phương đi đầu trong việc thu gom rác thải với mô hình thu gom được thành lập từ năm 2008. Thôn Phú Bình của xã này được chọn làm thí điểm về xử lý rác thải thành phân bón hữu cơ. Tại đây, rác thải hữu cơ trong thôn được thu gom để ủ thành phân compost, không chỉ mang lại lợi ích về môi trường mà còn giúp thay đổi thói quen của người dân, mang lại lợi ích kinh tế nhất định.

Theo đánh giá của Hội Nông dân tỉnh, những năm qua, nhiều nơi trong tỉnh đã hình thành thói quen BVMT trong đời sống, sản xuất. Hàng tuần, hàng tháng, nông dân đều tham gia dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khu vực công cộng sạch đẹp. Đa số trên khu vực đồng ruộng đều đã có các điểm thu gom rác. Nhiều khu vực nuôi trồng, chế biến đã hình thành tổ tự quản BVMT với những việc làm thiết thực. Tuy nhiên, hiện nay, hoạt động BVMT khu vực nông thôn vẫn đang gặp phải không ít khó khăn. Trong đó, đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên vẫn còn thiếu, các điều kiện về con người, phương tiện thu gom rác còn hạn chế, kinh phí dành cho hoạt động này chưa được quan tâm đúng mức…

Bà Trần Thị Kim Liên cho rằng: “Trong quá trình thực hiện một cách tổng hòa các giải pháp nhằm hạn chế tối đa những tác động đến môi trường khu vực nông thôn, hoạt động tuyên truyền đang được đẩy mạnh và được xem là quan trọng nhất. Bởi chỉ khi ý thức, thói quen của người dân thay đổi, hoạt động BVMT sống, môi trường sản xuất mới được chú trọng và duy trì theo hướng bền vững”.

Báo Khánh Hòa, 27/09/2016
Đăng ngày 28/09/2016
H.Đ
Nông thôn

Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản năm 2021, Minh Phú tiếp tục giữ ngôi vương

Vượt qua 800 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú giành ngôi vương xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu tôm của cả nước, với 395 triệu USD, chiếm gần 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

xuất khẩu tôm
• 15:39 09/02/2022

Quảng Ninh dừng tiếp nhận hoa quả, thủy sản qua cửa khẩu

Từ ngày 17/1, Quảng Ninh tạm dừng tiếp nhận phương tiện chở hoa quả, thủy sản đông lạnh đến cửa khẩu, lối mở biên giới của tỉnh này để xuất khẩu.

cửa khẩu Bắc Luân II
• 10:12 17/01/2022

Đùi ếch đông lạnh bị châu Âu cảnh báo, mức độ rủi ro nghiêm trọng.

Văn phòng SPS Việt Nam lại tiếp tục nhận được cảnh báo về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu (EU) đối với sản phẩm đùi ếch đông lạnh xuất xứ từ Việt Nam.

đùi ếch đông lạnh
• 15:21 14/10/2021

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục lao dốc

Xuất khẩu thủy sản tháng 9/2021 chỉ đạt trên 628 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm tới 50%. Đây là tháng thứ hai liên tiếp xuất khẩu thuỷ sản lao dốc.

chế biến tôm xuất khẩu
• 10:15 08/10/2021

Tình hình thủy sản quý I/2025 tại Bình Định: Tăng trưởng ổn định và triển vọng phát triển bền vững

Trong quý I năm 2025, ngành thủy sản tỉnh Bình Định đã ghi nhận những kết quả tích cực, thể hiện sự phát triển ổn định và tiềm năng tăng trưởng trong năm nay.

Tôm giống
• 14:24 16/04/2025

Nuôi ghép tổng hợp các loài thủy sản – hướng đi bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nước và hiệu quả nuôi trồng thủy sản, mô hình nuôi ghép tổng hợp các loài thủy sản đang được xem là giải pháp khả thi, bền vững, giúp người nuôi thích ứng hiệu quả với những thay đổi của tự nhiên.

Nuôi ghép
• 11:00 15/04/2025

Bình Định: Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2025

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm; phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn, tăng cường tiêu thụ trong nước, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh về nông lâm thủy sản của tỉnh Bình Định.

Chế biến thực phẩm
• 10:45 08/04/2025

Bình Định tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU

Để chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần thứ 5, tỉnh Bình Đinh tiếp tục chỉ đạo tập trung tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Tàu thuyền
• 09:43 04/04/2025

Nghêu Việt Nam: Tăng trưởng liên tục

Ngành xuất khẩu nghêu của Việt Nam đang thực sự gây ấn tượng mạnh mẽ trên bản đồ thương mại thủy sản quốc tế. Với những con số tăng trưởng đầy lạc quan trong nửa đầu năm 2025, nghêu không chỉ khẳng định vị thế của mình mà còn mở ra một chương mới đầy triển vọng cho kinh tế biển Việt Nam. Đây không chỉ là câu chuyện về kim ngạch, mà còn là hành trình vươn lên của một ngành hàng tiềm năng, từ những bãi bồi ven biển đến bàn ăn của người tiêu dùng toàn cầu.

Nghêu
• 07:17 22/06/2025

Tôm lột xác sai chu kỳ do có mưa lớn kéo dài

Mưa lớn kéo dài luôn là một trong những nỗi lo hàng đầu của người nuôi tôm, không chỉ vì nguy cơ xói mòn bờ ao, mà còn vì những tác động tiêu cực đến môi trường nước và sức khỏe tôm nuôi. Trong đó, hiện tượng tôm lột xác sai chu kỳ do ảnh hưởng của mưa là một vấn đề nghiêm trọng, gây thiệt hại không nhỏ đến năng suất và lợi nhuận.

Vỏ tôm lột
• 07:17 22/06/2025

Mùa khai thác rong mơ ở Quảng Ngãi: Lộc vàng từ biển cả

Mỗi năm, khi nắng bắt đầu gắt và biển lặng hơn vào đầu mùa hè, người dân ven biển Quảng Ngãi lại tất bật bước vào mùa khai thác rong mơ – một loài rong biển quý, có giá trị cao về mặt kinh tế và sinh thái. Không chỉ mang lại nguồn thu đáng kể cho ngư dân, rong mơ còn được xem là biểu tượng của sinh kế bền vững gắn với vùng ven biển miền Trung.

Khai thác rong mơ
• 07:17 22/06/2025

Tôm bơi lờ đờ và kéo đàn: Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm trong ao nuôi

Một trong những hiện tượng khiến người nuôi tôm lo lắng và cần đặc biệt chú ý chính là tôm bơi lờ đờ và kéo đàn. Đây không chỉ là biểu hiện của sự suy yếu mà còn có thể là lời cảnh báo về những vấn đề nghiêm trọng đang xảy ra trong ao, từ môi trường xuống cấp đến sự bùng phát của dịch bệnh.

Tôm bơi lờ đờ
• 07:17 22/06/2025

Loại cá mờm cơm: Từ món ăn bình dân đến đặc sản xuất khẩu

Tại những làng chài ven biển Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ, cá mờm cơm từ lâu đã là món ăn dân dã, gắn bó với đời sống ngư dân. Ít ai ngờ rằng, loài cá nhỏ bé này đang từng bước trở thành mặt hàng xuất khẩu giá trị, được ưa chuộng tại nhiều quốc gia châu Á và châu Âu. Hành trình từ bữa cơm gia đình đến bàn tiệc quốc tế của cá mờm cơm là một câu chuyện đầy thú vị về tiềm năng biển cả Việt Nam.

Cá mờm cơm
• 07:17 22/06/2025
Some text some message..