Bảo vệ rừng ngập mặn từ ý thức cộng đồng

Rừng ngập mặn Đồng Rui (Tiên Yên, Quảng Ninh) được người dân nơi đây bảo vệ bằng những hành động thiết thực như bảo vệ nguồn sống của người dân xã đảo. Việc làm tổn thương cây rừng ngập mặn sẽ được xử lý theo hương ước của thôn, làng là minh chứng cho tình yêu rừng của người đây.

UNDP việt nam
Bà Hoàng Thị Liên, (54 tuổi - Người đội mũ bảo hiểm) chụp ảnh cùng bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam.

Trong trí nhớ của bà Hoàng Thị Liên, (54 tuổi), thôn Hạ, xã Đồng Rui - người đầu tiên của xã vận động trồng rừng ngập mặn thì chỉ cách đây hơn 20 năm, nguồn lợi thủy, hải sản từ rừng ngập mặn vẫn còn rất lớn, người dân chỉ quan tâm tới việc khai thác mà không may mảy nghĩ tới sự cần thiết bảo vệ rừng. Cho đến khi sinh kế của hàng nghìn người mất dần do những cánh rừng ngập mặn bị tàn phá:

"Ngày ấy, đắp đầm nuôi tôm nên hủy diệt hết và phần diện tích trống nhiều. Bắt đầu là dự án của Hà Lan tài trợ cho trồng 40ha ở khu hoắm Cảnh Bẻ hoắm Cảnh Bẻ, trồng đước, vét, trang. Lúc đó cũng phải chia tổ đi vận động bà con. Người hưởng ứng, người không chứ không như bây giờ. Bây giờ đã ăn sâu vào tiềm thức nên cứ nói bà con trồng rừng là trồng", bà Liên nói.

Hơn 10 năm cuộc sống khó khăn do nguồn lợi thủy sản bị suy kiệt, người dân đã có ý thức hơn trong bảo vệ, trồng rừng ngập mặn và từng bước khôi phục lại diện tích rừng đã mất. Đồng Rui hôm nay không còn những đầm nuôi tôm, nuôi cua bỏ hoang mà đã mướt màu xanh của những cánh rừng xú vẹt, đước... cao lút đầu người, người dân xã đảo không chỉ trồng rừng, bảo vệ rừng khi lễ phát động hay có các dự án.

trồng cây
Bộ trưởng Bộ TNMT và Lãnh đạo tỉnh ủy Quảng Ninh trồng cây tại rừng ngập mặn.

Chị Cao Thị Nhung, người dân thôn Hạ, xã Đồng Rui và ông Vũ Văn Hoàn xã Đồng Rui nói: "Người dân đi cuốc giun biển, vạng, bắt ốc thì thấy dưới gốc cây có nhiều cây con, sống dày quá thì chúng tôi đưa ra chỗ trống, chỗ thưa chưa có cây để phủ kín đất trống. Người dân muốn bắt được hải sản thì phải trồng cây, bởi nó có chỗ trú thì mới sinh sôi nảy nở được".

Xã đảo Đồng Rui có hơn 2.000 ha rừng ngập mặn, chiếm 2/3 diện tích tự nhiên của xã. Đây là khu rừng 4 ngập mặn nguyên sinh cổ nhất và đẹp nhất miền Bắc, với nhiều loại cây có khả năng chịu mặn như trang, sú, vẹt, bần... Có nhiều cây đã hàng trăm năm tuổi được bảo tồn nghiêm ngặt để duy trì nguồn gen thực vật quý. Đặc biệt, rừng ngập mặn với đa dạng nguồn lợi thủy sản là nguồn sống của 80% người dân xã đảo Đồng Rui hiện nay.

Ông Lộc Văn Sinh, Bí thư, Chủ tịch xã Đồng Rui cho biết người dân xã đảo đã xây dựng hương ước bảo vệ rừng ngập mặn: "Đảng ủy địa phương đã chỉ đạo các thôn, xã xây dựng quy ước khu dân cư và người dân cùng soạn thảo và cộng quản cùng chính quyền địa phương. Các nội dung này được người dân bàn thảo và thành lập các tổ quản lý rừng ngập mặn. Từ quy ước này đã nhân rộng ra đến xóm, hộ, đến nay rừng Đồng Rui được bảo vệ tốt và đang làm hồ sơ được công nhận là khu Ramsar".

thả cá
Và thả cá giống tại rừng ngập mặn Đồng Rui, huyện Tiên Yên nhân Tháng hành động vì môi trường năm 2022.

Trò chuyện với người dân xã đảo nhân dịp tháng Tháng hành động vì môi trường năm 2022, ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ TNMT mong muốn người dân nơi đây tiếp tục phát huy tinh thần cộng đồng để bảo vệ "lá phổi xanh" của địa phương.

"Sắp tới, TW sẽ hỗ trợ cho người dân ở đây về quy hoạch thành di sản đất ngập nước quan trọng tầm quốc tế; hỗ trợ bà con cách khai thác bền vững và cách thức quản lý Rừng ngập mặn cho hợp lý, chia sẻ lợi ích, phát triển du lịch để phát triển bền vững", Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.

Sự "giàu có" về nguồn lợi thủy sản của rừng ngập mặn Đồng Rui đã mang lại sự cuộc sống đủ đầy hơn cho người dân xã đảo. Đây cũng là hiệu quả thiết thực nhất để người dân Đồng Rui thêm đồng thuận chung tay bảo vệ, giữ gìn rừng ngập mặn, bởi "người trồng rừng, rừng sẽ chở che, nuôi sống người".

VOV
Đăng ngày 06/06/2022
Vũ Miền
Môi trường

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Xuất hiện pin làm từ vỏ cua, có thể tái chế 1000 lần

Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại pin được làm từ vỏ cua, dễ phân hủy hơn nhiều so với pin lithium-ion.

Pin làm từ vỏ cua
• 09:46 12/01/2023

Túi đựng rác thải nhựa chuyên dùng trên tàu cá

Tiến sỹ Trần Văn Vinh (SN 1968, quê xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, Bình Định), chuyên ngành Quản lý và khai thác thủy sản, hiện là Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định).

Tàu cá
• 09:46 11/01/2023

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:35 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 11:43 18/04/2024

Thời tiết nóng làm cho tảo bị sụp (tảo tàn)?

Khi mùa hè nắng nóng đổ bộ, không chỉ con người mà cả môi trường sống biển cũng chịu ảnh hưởng đáng kể.

Ao nuôi
• 10:16 04/04/2024

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 13:45 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 13:45 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 13:45 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 13:45 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 13:45 19/04/2024