Bảo vệ thủy sản mùa nắng nóng

Tôm, cá nuôi tại một số địa phương bắt đầu xuất hiện tình trạng chết rải rác do nắng nóng diễn biến phức tạp.

Chăm sóc cá nuôi
Chăm sóc cá nuôi trên hồ Khe Ngang

Nguy cơ rất cao

Thời điểm này, các địa phương bắt đầu vào vụ nuôi trồng thủy sản mới, nhiều hộ đã thả nuôi từ hơn chục ngày nay. Đây cũng là thời điểm nắng nóng diễn ra gay gắt khiến người dân rất lo lắng. Mấy ngày này, ông Võ Kháng-một hộ nuôi tôm trên cát ở thôn Hải Thế, xã Phong Hải (Phong Điền, Thừa Thiên Huế) đứng ngồi không yên. “Đã vào vụ thì phải thả giống. Nhưng kể từ ngày thả nuôi đến nay, không lúc nào yên tâm. Tôm không chỉ yếu, chậm lớn mà còn xảy ra tình trạng chết rải rác. Cứ nắng nóng kéo dài như thế này thì vụ tôm này rất nguy”, ông Kháng lo lắng.

Nuôi trồng thủy sản đầm phá cũng lâm vào cảnh tương tự. Nắng nóng gay gắt, cộng thêm độ mặn thấp khiến tôm, cá nuôi vùng đầm phá chậm phát triển, một số địa phương xảy ra hiện tượng chết rải rác. Ông Võ Văn Chương ở thôn 4, xã Quảng Công (Quảng Điền) lo ngại: “Nhiệt độ trung bình trong ao nuôi lúc nào cũng dao động trên 30oC. Gia đình tôi đầu tư nuôi xen ghép tôm-cá với diện tích 3.500m2, ước tính các khoản chi phí trên dưới 150 triệu đồng. Nếu nắng nóng kéo dài và diễn biến phức tạp như hiện nay, nguy cơ thiệt hại nặng sẽ rất cao. Các biện pháp phòng, chống nắng nóng đã được triển khai nhưng tôm, cá vẫn yếu, chết rải rác”.

Thạc sĩ Trần Quốc Sửu, Trưởng phòng Dịch tễ thuộc Chi cục Chăn nuôi-Thú y tỉnh thông tin, môi trường thay đổi đột ngột, độ mặn thấp, nồng độ NH3 cao, cộng với nắng nóng khiến tôm, cá bị yếu, chậm phát triển. Các loại khí độc phát sinh trong ao nuôi, tạo điều kiện cho một số loại dịch bệnh phát sinh, lây lan. Một số địa phương tại huyện Quảng Điền, Phong Điền, Phú Vang, tôm, cá bắt đầu có hiện tượng dịch bệnh, chết rải rác, ước tính khoảng vài chục ha. Thời gian đến, nắng nóng tiếp tục diễn biến phức tạp, nguy cơ tôm, cá chết hàng loạt sẽ rất cao.

Hạn chế tối đa thiệt hại

Chủ tịch UBND xã Phong Hải - Phan Khánh cho rằng, nắng nóng diễn biến phức tạp như hiện nay, việc tôm nuôi chết là điều khó tránh khỏi. Chính quyền địa phương cũng đã khuyến cáo người dân chỉ tập trung nuôi vụ tôm đầu năm, không nên nuôi trong thời điểm nắng nóng, nhiệt độ cao. Khoảng từ tháng 8-9 mới bắt đầu nuôi vụ mới nhằm tránh thiệt hại do nắng nóng. Với những diện tích đã thả nuôi trong vụ này, chính quyền địa phương đã cử cán bộ thường xuyên đến kiểm tra, hướng dẫn và vận động người dân tăng cường các biện pháp phòng, chống nắng nóng trong điều kiện có thể nhằm hạn chế tối đa thiệt hại.

kiem tra ca
Kiểm tra cá nuôi mùa nắng nóng

Tại xã Phú Thuận, từ khi bắt đầu phát hiện thủy sản chết, chính quyền địa phương đã báo lên cấp trên; đồng thời cử cán bộ kiểm tra, tìm nguyên nhân và hướng dẫn người dân tăng cường chăm sóc tôm, cá, quản lý môi trường, nhiệt độ trong ao nuôi…

Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh - Nguyễn Minh Đức thông tin, những ngày này, tất cả cán bộ được phân công bám cơ sở thường xuyên, triển khai trực tiếp và hướng dẫn người dân các biện pháp phòng, chống nắng nóng cho thủy sản. Hơn ai hết, người dân cần tự ý thức cao trong việc theo dõi, quản lý môi trường trong ao để điều chỉnh một cách hợp lý. Nguồn nước trước khi bổ sung vào ao nuôi phải qua xử lý môi trường, không nên đưa vào trực tiếp. Mực nước trong ao hồ cần đảm bảo khoảng 1,2m theo quy định.

Quá trình cho tôm, cá ăn phải bổ sung hàm lượng vitamin C, men tiêu hóa nhằm tăng cường đề kháng. Người dân nên cho tôm ăn, phòng chống dịch bệnh bằng thảo dược như lá trầu, dịch chiết từ tỏi trộn với thức ăn; sử dụng chế phẩm sinh học nhằm tạo điều kiện cho các loại sinh vật có lợi phát triển trong ao nuôi. Các ao hồ nuôi tôm cần thường xuyên vận hành máy sục khí nhằm đảm bảo ô xy cho tôm phát triển… Khi phát hiện tôm, cá chết hàng loạt phải báo ngay đến cơ quan chức năng và triển khai các biện pháo dập dịch theo quy định.

Báo Thừa Thiên Huế, 20/04/2016
Đăng ngày 22/04/2016
Hoàng Triều
Nuôi trồng

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 09:41 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 12:34 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 12:34 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 12:34 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 12:34 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 12:34 27/11/2024
Some text some message..