Bấp bênh nuôi cá mùa lũ

Cứ hễ đến mùa bão lũ là hầu hết người nuôi cá bằng lồng bè ở các lưu vực sông của tỉnh bị thiệt hại nặng nề nhưng việc tự phát nuôi cá vẫn đang diễn ra, đối diện với nhiều rủi ro.

Bấp bênh nuôi cá mùa lũ
Người dân thu hoạch vét, hạn chế cá thất thoát ra bên ngoài trong mùa bão lũ 2017. Ảnh: QUANG VIỆT

Nuôi cá tự phát

Sông Tam Kỳ đoạn qua thôn Tân Phú (xã Tam Phú, TP.Tam Kỳ) tập trung nhiều hộ nuôi cá lồng bè. Hộ bà Mai Thị Kim Huệ có thâm niên nuôi cá bằng lồng bè ở khu vực này cho biết, đang thả nuôi cá sặc ở 10 lồng nuôi. Cá đang kỳ thu hoạch nhưng bà Huệ chưa muốn bán đồng loạt vì chờ tăng giá. Hỏi có sợ bão lũ làm thiệt hại không thì bà Huệ bảo, quen rồi, biết rủi ro nhưng vẫn cố. “Bão lũ thì mình chọn khu vực an toàn để kéo cá vào trú ẩn. Nuôi cá quanh năm chỉ bán duy nhất vào dịp năm hết tết đến nên phải... chờ” - bà Huệ nói. Theo nhẩm tính của hộ nuôi cá, tổng lượng cá sặc thu hoạch là hơn 20 tấn cá. “Giá cá hiện nay là 80 nghìn đồng/kg đến cuối năm sẽ tăng lên 120 nghìn đồng/kg nên phải chờ cao điểm mới bán” - bà Huệ cho biết. Cách lồng bè nuôi cá của bà Huệ không xa, gia đình ông Mai Thanh Châu đang chăm sóc cá sặc trong 5 lồng nuôi. Ông Châu bảo, mỗi ngày phải cần đến 4 triệu đồng để có đủ thức ăn nuôi cá, có con đạt trọng lượng gần 2kg nhưng vẫn giữ lại bán trái vụ, tăng thu nhập. “Nuôi cá sặc cần 8 tháng trời. Chúng tôi chỉ bán cá vào cuối năm để tăng thu nhập” - ông Châu nói.

Theo quan sát của chúng tôi, việc ngoài TP.Tam Kỳ, việc nuôi cá trong lồng bè đang diễn ra ở các địa phương như Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên, Thăng Bình... với số lượng lên đến khoảng 3.000 lồng cá, cung cấp hơn 4.000 tấn cá. “Người dân có thói quen nuôi cá mùa bão lũ dù tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Nông hộ cứ bám lấy cách nuôi tự phát để chờ cơ hội được giá” - bà Phạm Thị Hoàng Tâm - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Quảng Nam nói.

Rủi ro lớn

Được biết, Chi cục Thủy sản đã tham mưu Sở NN&PTNT đề xuất UBND tỉnh nâng tổng số lồng bè nuôi cá trong thời gian đến lên 5.000 lồng, dự kiến cung cấp ra thị trường hơn 6.000 tấn cá thương phẩm/năm.

Ở TP.Tam Kỳ hiện có hơn 200 lồng bè nuôi cá điêu hồng, cá sặc, cá ba sa, cá trê, phân bổ ở sông Tam Kỳ, Bàn Thạch nhưng hộ nuôi không đăng ký với chính quyền địa phương. Mới đây, Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Quảng Nam đã làm việc với UBND TP.Tam Kỳ về lịch xả nước hồ Phú Ninh trong mùa bão lũ. UBND TP.Tam Kỳ đã yêu cầu các hộ nuôi cá trong lồng bè trên địa bàn không được tổ chức sản xuất từ đầu tháng 9 đến tháng 1 năm sau. Vậy mà người dân vẫn nuôi cá trong lồng bè vào thời điểm này. Nguy hại là không chỉ trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống của người nuôi cá nếu không may bão lũ xảy ra, mà còn tác động xấu đến hành lang thoát lũ.

Năm 2017, hộ ông Trần Văn Cam (xã Tam Xuân 1, Núi Thành) bị thiệt hại hàng trăm triệu đồng vì cá trong lồng bè thất thoát ra ngoài khi hồ Phú Ninh xả lũ. Thua lỗ, lâm nợ nhưng ông Cam vẫn quyết tâm nuôi cá trong lồng bè vào mùa bão lũ này. Ông Cam bảo, rút kinh nghiệm năm ngoái, năm nay đặt lồng bè nuôi cá ở khu vực ít chịu ảnh hưởng của bão lũ để hạn chế thiệt hại. “Nếu vụ cá năm nay thành công, bán được giá vào dịp cuối năm thì gia đình sẽ có cái tết no đủ hơn” - ông Cam kỳ vọng.

Theo UBND TP.Tam Kỳ, phát triển nhanh, không theo quy hoạch, nuôi cá lồng bè đã gây ô nhiễm nguồn nước sông, ảnh hưởng đến việc thoát lũ vào mùa bão, lũ nên đã kiến nghị với tỉnh bổ sung nuôi cá lồng bè của TP.Tam Kỳ vào quy hoạch phát triển thủy sản Quảng Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và đã được UBND tỉnh phê duyệt. Trước mắt, thành phố chỉ đạo các ngành, địa phương hình thành tổ hợp tác nuôi cá lồng bè để quản lý, giám sát theo quy định, đảm bảo về môi trường, kỹ thuật nuôi, con giống, đầu ra sản phẩm. Về lâu dài, phối hợp với các ngành của tỉnh khảo sát tổng thể các sông Tam Kỳ, Bàn Thạch, Mỹ Cang... tính toán bố trí nuôi cá lồng bè kết hợp phát triển du lịch sinh thái, đảm bảo cảnh quan, môi trường, phát triển bền vững.

Báo Quảng Ngãi
Đăng ngày 31/10/2018
Việt Nguyễn
Nuôi trồng

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 16:36 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 16:36 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 16:36 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 16:36 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 16:36 20/04/2024