Bắt chem chép nuôi tôm hùm giúp ngư dân thu về hàng triệu đồng

Nghề nuôi tôm hùm không chỉ đang mở ra một lĩnh vực làm mới, mà còn đóng góp tích cực trong việc tăng thu nhập cho các gia đình tại vùng ven biển.

Con chem chép
Những con chem chép được ngư dân thu hoạch. Ảnh: cookpad.com

Với sự sẵn có về vốn liếng và kỹ thuật, người dân ở đây đang tận dụng những lợi thế của biển khơi một cách hiệu quả. Đáng chú ý, không chỉ việc nuôi tôm hùm mà cả hoạt động bắt thức ăn cho loài tôm này đều trở thành một cơ hội tiềm năng, giúp ngư dân cải thiện tình hình kinh tế của họ một cách đáng kể.

Đôi nét về tôm hùm

Tôm hùm được biết đến bởi sự đắt đỏ, thơm ngon và được mệnh danh là vua của những loại hải sản chính bởi chất lượng dinh dưỡng mà chúng mang lại. Nghiên cứu từ Hiệp hội tim mạch Mỹ chỉ ra rằng, trong tôm hùm có chứa hàm lượng chất béo omega-3 khá nhiều, có tác dụng giảm huyết áp, ngăn ngừa bệnh tim, phòng chống các căn bệnh mãn tính và tăng cường năng lượng.

Tôm hùm là một loại động vật ăn tạp, trong tự nhiên chúng ăn chủ yếu là các loại động vật như: Cá, tôm, cầu gai, cua ghẹ, giáp xác nhỏ, nhuyễn thể,…ngoài ra còn ăn các loại thực vật như các loại rong rêu, chúng thường có tập tính bắt mồi tích cực vào ban đêm và khi tờ mờ sáng.

Thức ăn là một nguồn cung cấp năng lượng duy nhất cho tôm hùm sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, chúng chỉ sử dụng 7 – 10% lượng thức ăn ăn vào cho tăng trọng cơ thể; còn lại tiêu tốn vào nhiều quá trình hoạt động sống khác. Nhu cầu dinh dưỡng của tôm hùm khác nhau tùy theo từng giai đoạn phát triển, tôm càng nhỏ nhu cầu dinh dưỡng càng cao, ở giai đoạn trước khi lột xác 2 – 5 ngày tôm ăn rất mạnh và ngược lại ở giai đoạn lột xác chúng sẽ ăn ít lại. 

Chem chép – Thức ăn cho tôm hùm giúp ngư dân kiếm về tiền triệu

Con chem chép, có nơi gọi là chép chép. Trước kia, hải sản này hay dùng để nấu canh, hoặc lấy phần thịt bên trong để nấu cháo ăn rất ngon, ngọt, thơm. Theo người dân nơi đây, chem chép có nhiều loại. Nếu chem chép có vỏ mỏng, dài thì giá trị sẽ cao hơn. Tuy nhiên vì kích thước nhỏ nên quá trình chế biến tốn thời gian hơn so với ngao hoặc sò.

Ngư dânNgư dân chuẩn bị cho chuyến ra khơi sáng sớm để bắt chem chép. Ảnh minh họa: baolaodong.vn

Phải khâm phục độ tinh tường của ngư dân khi phân biệt chem chép và ngao. Chem chép cũng là loài nhuyễn thể giống như ngao, nhưng vỏ nặng hơn, có nhiều màu sắc và có vân nổi rõ lên. Chem chép chỉ to bằng đầu ngón tay cái, trong khi ngao biển con to hơn, vỏ trơn bóng, ngao biển càng lớn càng có màu nâu sẫm hoặc tím.

Vào sáng sớm tại phường Nghi Hải (TX. Cửa Lò, Nghệ An) vào những ngày này sẽ dễ bắt gặp hình ảnh ngư dân nơi đây hướng thuyền ra khu vực cửa biển (nơi nước sông đổ ra biển) để bắt đầu một ngày đánh bắt con chem chép bán cho thương lái, có ngày may mắn thu hoạch được nhiều, ngư dân kiếm được khoảng 2 – 3 triệu đồng mỗi chuyến.

Mỗi chiếc thuyền sẽ có 2 - 3 ngư dân với nhiều dụng cụ đánh bắt chuyên dụng di chuyển ra vùng cửa sông để bắt đầu đánh bắt chem chép đến tận tối mới cập bến. Mùa đánh bắt con chem chép thường vào những ngày hè nước cạn, mùa này nước nông, chem chép nằm dày trên cát nên mỗi chuyến có thể thu về tầm 8 tạ đến 1 tấn.

Thu hoạch chem chépThương lái kiểm tra các bao tải chem chép trước khi đưa lên xe. Ảnh: baonghean.vn

Sau khi đánh bắt được loại hải sản này, ngư dân sẽ đóng thành từng bảo tải trọng lượng 50 kg, cập bến thuyền rồi vận chuyển lên bờ và cho thêm đá vào. Phía trên bờ, các thương lái đã đánh xe container chờ sẵn để thu mua loại hải sản này. Những thương lái cẩn thận kiểm tra, đóng gói kỹ càng trước khi cho vận chuyển lên xe đông lạnh. Theo các thương lái, loại hải sản này được họ thu mua về rồi vận chuyển vào các tỉnh phía Nam để xay làm thức ăn nuôi tôm hùm

Mỗi ngày, một chiếc thuyền thường đánh bắt được từ 8 - 15 bao tải con chem chép. Và được các thương lái thu mua với giá trung bình từ 180.000 - 200 nghìn đồng 1 bao tải, mỗi chuyến đánh bắt các ngư dân có thể thu về từ 2 - 3 triệu đồng. Ngư dân Nguyễn Văn Linh (trú phường Nghi Hải, TX Cửa Lò, Nghệ An) cho hay “Loại hải sản này được cái dễ đánh bắt và dễ bán. Ngư dân đánh được bao nhiêu là thương lái thu mua hết đến đó. Nhưng tùy theo con nước mới có loại hải sản này. Thường là vào các tháng mùa nước cạn mới có".
Đăng ngày 13/08/2023
Nhất Linh @nhat-linh
Đánh bắt

Thẻ vàng EU với thủy sản Việt Nam cần sự quyết liệt hơn nữa

Đã tròn 6 năm kể từ khi Liên minh châu Âu ra quyết định cảnh cáo và ban thẻ vàng đối với ngành thủy sản Việt Nam, do vi phạm các quy định về khai thác bền vững và chống lại khai thác bất hợp pháp, không báo cáo đầy đủ thông tin.

Tàu cá
• 11:48 01/11/2023

Một số ưu và nhược điểm của công nghệ đèn LED chuyên dụng trong khai thác thủy sản

Theo khảo sát cho thấy nhiên liệu dầu cung cấp cho chiếu sáng dẫn dụ thủy hải sản theo truyền thống chiếm tới hơn 50% tổng chi phí vận hành của mỗi đợt ra khơi.

Đèn led khai thác thủy sản
• 11:42 30/10/2023

Công nghệ đèn LED cho nghề lưới vây kết hợp ánh sáng đánh bắt cá xa bờ

Ngày 26/10, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), tổ chức lớp tập huấn chuyển giao công nghệ sử dụng đèn led chuyên dụng cho nghề lưới vây kết hợp ánh sáng đánh bắt cá nổi ở vùng biển xa bờ cho các ngư dân trên địa bàn các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải.

Đèn LED
• 15:59 27/10/2023

Tuyệt đối không để tàu cá Việt Nam khai thác hải sản bất hợp pháp ở nước ngoài

Vào ngày 12/10/2023, Thông báo số 412/TB-VPCP được Văn phòng Chính phủ ban hành để thông báo về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị thúc đẩy các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không tuân thủ quy định. Đồng thời, cần chuẩn bị đón và làm việc với Đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu.

Tàu cá Việt Nam
• 11:15 23/10/2023

Artemia franciscana có thể được dùng để sản xuất axit béo thiết yếu?

Artemia, đặc biệt là giai đoạn đầu vòng đời của chúng (nauplii), được cho là con mồi sống được sử dụng phổ biến nhất trong nuôi ấu trùng hải sản do tiết kiệm chi phí, dễ xử lý và có nhiều giá trị.

Artemia franciscana
• 03:17 08/12/2023

Giải pháp nâng cao tỷ lệ thành công trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng đã mang lại nguồn thu nhập khá cho nhiều hộ dân, góp phần thay đổi diện mạo những vùng quê nông thôn ven biển Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay, bà con nuôi tôm đang đối diện nhiều thách thức.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:17 08/12/2023

Các bệnh trên cá chình bông

Cá chình bông là một loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, giống như các loài cá khác, cá chình bông cũng có thể mắc một số bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất nuôi trồng. Bài viết sau đây sẽ cập nhật cho bà con một số loại bệnh dễ mắc nhất trên loài cá này.

Cá chình bông
• 03:17 08/12/2023

Các chất dinh dưỡng cần thiết cho tôm bố mẹ

Trong quá trình nhân giống, tôm bố mẹ cần được chăm sóc và quản lý chế độ dinh dưỡng một cách chặt chẽ. Hôm nay Tép Bạc sẽ nói rõ hơn về các chất dinh dưỡng và một số loại thức ăn mà tôm bố mẹ nên sử dụng qua bài viết dưới đây nhé!.

Tôm sú
• 03:17 08/12/2023

Cây thủy sinh trong ao hồ có tác dụng như thế nào?

Trong ao hồ, người ta thường chọn những loại cây thủy sinh để trồng vào đó. Vậy, cây thủy sinh có tác dụng như thế nào đối với ao hồ. Hãy cùng tìm hiểu trong phạm vi bài viết dưới đây nhé!

Cây thủy sinh
• 03:17 08/12/2023