Bí mật của san hô - Loài động vật “không tuổi” hiếm hoi trên thế giới

Sau nhiều nỗ lực, dần dần nhân loại cũng phát hiện ra bí mật “trường sinh bất tử” của san hô, đó là suốt phần đời của mình chúng thường cộng sinh với những loài tảo nhỏ khác mà phổ biến là một loại tảo có tên Zooxanthellae.

San hô
Nhờ cộng sinh với một số loài tảo nên san hô có tuổi thọ cao ngất ngưởng

San hô và khả năng kỳ diệu của chúng 

San hô là một loài động vật biển được cấu thành từ các thể polyp nhỏ thuộc nhóm động vật có tên là Cnidaria, bao gồm cả hải quỳ và sứa. Tuy nhiên, không giống hải quỳ, san hô có thể tiết ra cấu trúc canxi cacbonat tạo thành những bộ xương cứng cáp. 

Bằng cách sử dụng những xúc tu để bắt giữ những sinh vật và mảnh vụn dinh dưỡng trôi dạt mà san hô chủ động nuôi dưỡng và phát triển kích thước cơ thể. Thông thường, chúng thường sống thành các quần thể gồm nhiều cá thể giống hệt nhau. 

San hô được tìm thấy ở cả các vùng biển nhiệt đới cũng như ôn đới, nhưng các rạn san hô chỉ hình thành ở khu vực nằm trong đường xích đạo trải từ vĩ độ 30° Bắc đến 30° Nam.  

Điều kiện phát triển thuận lợi nhất đối với san hô được cho là trong môi trường nước ấm, nông, trong, nhiều nắng và dao động ở độ sâu không quá 46m và nhiệt độ dưới 20°C. 

San hôSan hô là nơi trú ẩn của nhiều sinh vật biển 

Nếu bạn chỉ biết đến san hô với vẻ đẹp lung linh của chúng thì hẳn bạn sẽ rất bất ngờ bởi san hô còn có một chức năng quan trọng đó là cung cấp nơi trú và thức ăn cho khoảng 4000 loài cá như cá bướm, cá thia, cá mó nhiều màu sắc, cá mú, cá hồng, cá bàng chài,... cùng hàng trăm sinh vật khác như một số loài giáp xác, động vật thân mềm, động vật da gai, động vật có bao,... 

Mối quan hệ cộng sinh giữa san hô và tảo 

Để có thể sinh trưởng và phát triển bền vững, các loài san hô sinh sống ở vùng biển nông còn có một mối quan hệ cộng sinh với các loài vi tảo đơn bào có tên gọi là Zooxanthellae.  

Cụ thể, khi cộng sinh với nhau, tảo sẽ có nơi trú ẩn từ san hô và chiếm được một phần thức ăn từ quá trình tiêu hóa và thải ra của các polyp san hô; còn san hô sẽ nhận lấy một phần năng lượng hay chất dinh dưỡng của tảo (nhờ quá trình quang hợp của tảo Zooxanthellae). Nhờ vào mối quan hệ cộng sinh này đã giúp các loài san hô ở các vùng biển nông thường có màu sắc sặc sỡ và phát triển mạnh hơn. 

Những nghiên cứu sâu về mối quan hệ cộng sinh giữa san hô và tảo nhằm giải mã lý do san hô là động vật hiếm hoi gần như không có tuổi trên Trái Đất đã cho thấy rằng đây là một mối quan hệ hết sức phức tạp. Bởi dường như ngoài những lợi ích song phương dễ nhận biết, ẩn sâu mối quan hệ này còn nhiều nguyên do và mục đích khác nhau.  

Trong số đó, một ích lợi từ mối quan hệ cộng sinh này được phát hiện gần đây chính là một số loại tảo có thể làm cho san hô có khả năng chống chịu áp lực nhiệt tốt hơn. Từ đó, san hô có được khả năng thích ứng tốt hơn với sự biến đổi của khí hậu. 

San hô kỳ lạSan hô hay rạn san hô giữ những chức năng rất quan trọng với môi trường biển

Trước tình hình nhiệt độ nước biển ở nhiều vùng nhiệt đới đã tăng gần một độ C trong vòng 100 năm qua và vẫn đang tiếp tục ấm lên, sự đe dọa về mối quan hệ cộng sinh của san hô và tảo ngày càng được chứng thực. Trên thực tế, khi nhiệt độ nước biển càng tăng sẽ tỉ lệ thuận với việc các loại tảo sẽ bị san hô xua đuổi và dẫn đến hiện tượng màu của san hô chuyển thành màu trắng. Không dừng tại đó, hậu quả của hiện tượng này còn tác động đến những sinh vật biển khác tồn tại dưới đại dương. 

Hiện tại, nhiều nhà nghiên cứu sinh vật học, cụ thể là tìm hiểu sâu sắc về ý nghĩa trong mối quan hệ cộng sinh của san hô  và tảo đang nỗ lực tìm kiếm thêm nhiều dẫn chứng cụ thể về khả năng cộng sinh và đặc biệt là khả năng thích ứng với nhiệt độ nước biển của san hô trước hiện tượng. 

Như đã biết, san hô hay rạn san hô giữ những chức năng rất quan trọng với môi trường biển. Vấn đề bảo vệ hệ sinh thái biển hay cụ thể là san hô là trách nhiệm của tất cả cộng đồng. Dù một số loài san hô có được kỹ năng thích nghi với biến đổi khí hậu; song, chúng ta cũng cần phải bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực đến thế giới đại dương. 

Đăng ngày 27/12/2023
Nguyệt Hoa @nguyet-hoa
Lạ

Ngắm nhìn loài hải tiêu đáng yêu tựa nhân vật hoạt hình

Nhiều người tự hỏi: “Liệu những nhân vật hoạt hình chúng ta thường thấy có phải là hình mẫu từ thế giới tự nhiên hay không?” Bởi càng ngày chúng ta càng phát hiện nhiều sinh vật biển có ngoại hình độc đáo và chính điều đó khiến chúng trở nên rất “lạc loài” với thế giới thực.

Loài hải tiêu mới
• 10:07 01/10/2024

Những biệt tài của “quý cô” cá dơi môi đỏ

Có lẽ trong chúng ta không ít người ngờ rằng dưới thế giới đại dương lại có một sinh vật biển có tính cách điệu đà và vẻ ngoài nổi bần bật như loài cá sở hữu đôi môi đỏ như tô son dưới đây.

Cá dơi môi đỏ
• 09:29 16/09/2024

Hốt bạc từ lộc của biển trao tặng người dân

Hằng năm, hàng ngàn tấn ốc viết theo mùa gió chướng bị sóng biển đánh vào bờ. Người làng chài Bến Tre lại được hốt bạc từ lộc của biển cả trao tặng.

Ốc viết
• 10:33 07/08/2024

Rồng biển lá: Loài cá đến từ thế giới thần tiên

Rồng biển lá có khả năng “gây lú” cực mạnh không chỉ đối với các sinh vật biển khác mà còn đối với cả con người chúng ta. Bởi dù có tên là rồng lá (tên tiếng Anh là Leafy Seadragon) và có hình dáng như một con rồng đang uốn lượn nhưng thực chất chúng lại là một loài cá.

Phycodurus eques
• 09:40 05/08/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 02:17 06/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:17 06/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 02:17 06/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 02:17 06/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 02:17 06/11/2024
Some text some message..