Bí quyết nuôi baba sinh sản thu tiền tỷ của lão nông U60

Mặc dù đã bước sang tuổi 65, nhưng ông Phạm Bá Trung ở thôn 2, xã Thái Thịnh, huyện Kinh Môn, Hải Dương vẫn đang làm ra cả tỷ đồng mỗi năm từ nghề nuôi ba ba sinh sản.

U60 vẫn kiếm tỷ đồng mỗi năm từ nuôi ba ba sinh sản
Ba ba nuôi hậu bị của ông Trung

Để chứng minh cho nguồn thu nói trên là có thật, ông Trung đã chỉ tay ra trang trại của gia đình rộng chừng 2ha và nói: “Tất cả là nhờ nuôi ba ba sinh sản đó!”.


Kiểm tra ba ba tại trại của ông Trung

Trang trại có 600 gốc nhãn đã tới kỳ khai thác kinh doanh, gần 1 mẫu ao nuôi 2.000 ba ba bố mẹ. Mỗi năm gia đình ông Trung xuất bán ra thị trường trên 150 nghìn con ba ba giống các loại, doanh thu ước đạt 1,2 - 1,3 tỷ đồng, trừ chi phí thức ăn và thuê mướn công lao động, còn lãi hơn 1 tỷ đồng. Như vậy ông Trung vẫn chưa tính tới nguồn thu từ vườn nhãn, mỗi năm cho hàng chục tấn quả.

Trò chuyện với chúng tôi ,ông Trung cho biết: Đã có người đặt giá 6 tỷ đồng để được sở hữu trang trại này, nhưng ông không bán. Vì với kinh nghiệm 19 năm nuôi ba ba sinh sản, cộng uy tín con giống của gia đình đang có trên thị trường, cùng với thời gian, trang trại của ông sẽ tạo ra nguồn thu nhập cao hơn gấp bội.

Từ nhiều năm nay gia đình ông Trung đã cung ứng cho bà con các tỉnh phía Bắc hàng triệu con ba ba giống chất lượng cao. Qua đó, chẳng những làm giàu cho chính mình, ông Trung còn góp phần đẩy mạnh phong trào nuôi ba ba trong cả nước. Riêng Xã Thái Thịnh quê ông, từ lâu đã trở thành địa chỉ cung ứng ba ba thịt nổi tiếng, với gần 100 hộ gia đình chuyên nuôi ba ba thương phẩm.

Ông Trung khuyến cáo, với những hộ gia đình mới bước vào nghề nuôi ba ba giống: Hãy dừng ở quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ 200 - 300m2. Vừa làm vừa học hỏi, đúc rút kinh nghiệm, sau đó mới mở rộng dần diện tích ao nuôi. Nên bắt đầu từ nuôi ba ba nhỏ (loại 8 - 10 nghìn đồng/con) để nhẹ vốn, và nếu không may gặp rủi ro thì thiệt hại không lớn.

Cần mở rộng giao lưu liên kết, liên doanh với các nhà khoa học, các trang trại chăn nuôi ba ba trong cả nước, để cập nhật kịp thời các tiến bộ kỹ thuật nuôi và thị trường tiêu thụ con giống.

Bài học sâu sắc nhất trong nghề nuôi ba ba giống của ông Trung là: Mua thức ăn (ốc, cá) ướp lạnh cho ba ba ăn. Đã làm cho hàng nghìn con ba ba bố mẹ (trị giá 500 - 600 triệu đồng) đang kỳ sinh sản bị phát sinh dịch bệnh chết hầu hết. Ở thời điểm ấy (năm 2003), số tiền đó tương đương gần 100 cây vàng.

Bí quyết nuôi ba ba sinh sản hiệu quả

Chia sẻ về bí quyết nuôi ba ba sinh sản đạt hiệu quả cao của mình, ông Trung đã bật mí: Chu kỳ nuôi khá dài (14 năm mới phải thay mới giống). Vì vậy cần chọn mua ba ba nuôi hậu bị ở những cơ sở sản xuất có uy tín.

Giống nuôi là ba ba lai Việt Nam 25% máu ngoại (Thái Lan). Chỉ chọn những con giống có khối lượng đồng đều, khoẻ mạnh, không trầy xước, không mang mầm bệnh và có màu vàng sáng sủa. Tỷ lệ nuôi ghép ba ba đực/cái khoảng 15%. Mật độ thả 200 con/300m2.

Phải giữ cho nước ao nuôi luôn tĩnh và sạch. Thành ao cần kè cứng thẳng đứng, nhằm hạn chế ba ba bò lên bờ, gây thất thoát. Thả bèo tây ở góc ao sẽ xử lý được nước ao hàng ngày. Ngoài ra, mỗi năm tiến hành xử lý nước ao bằng vôi bột 3 lần vào các tháng 4, 5 và 6.

Định kỳ 3 năm/1 lần bơm rút nước, vét dọn bùn dơ bẩn, kết hợp dùng vôi bột xử lý đáy ao. Thức ăn cho ba ba bố mẹ bao gồm thịt ốc và cá ép các loại. Tỷ lệ trộn 7 phần thịt ốc + 3 phần cá vụn. Mỗi ngày cho ba ba ăn 1 lần từ 8 - 9 giờ sáng. Cho ba ba ăn trong sàng nhựa/tre đặt sâu dưới mặt nước 10 - 15cm, để dễ dàng quản lý thức ăn, tránh rơi vãi lãng phí.

Trung bình 100kg ba ba bố mẹ, cho ăn 8 - 11kg thức ăn/ngày (tuỳ theo trọng lượng cơ thể): Ba ba trên 1,4kg/con, cho ăn 8 kg thức ăn/ngày. Từ 0,9 - 1,1kg/con, cho ăn 9 - 10kg thức ăn/ngày. 0,6 - 0,9kg/con, cho ăn 10 - 11 kg/ngày).

Chú ý, ba ba thuộc nhóm máu lạnh, nên chỉ cho ăn vừa đủ hoặc hơi thiếu. Nếu cho ăn no hoặc quá no chúng dễ bị tiêu chảy, phát sinh nhiều dịch bệnh khác. Vào các ngày thời tiết có mưa phải dừng cho ăn.

Ba ba nuôi hậu bị sau 3 năm sẽ sinh sản (đẻ trứng). Trứng được ấp trong điều kiện nhiệt độ tự nhiên. Tuyệt đối không dùng bóng điện thắp sáng, gia tăng nhiệt độ kích cho trứng nhanh nở. Vì như vậy, ba ba con sinh ra sẽ yếu và chậm lớn. Cát ấp trứng phải đảm bảo luôn tơi và ẩm (tơi nhưng khô, ẩm nhưng không bết)...

NNVN
Đăng ngày 04/04/2018
Nguyễn Hải Tiến
Kỹ thuật

Những dấu hiệu cho thấy tôm bị bệnh hoại tử gan tụy

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính còn được gọi là hội chứng tôm chết sớm là một trong những bệnh nguy hiểm nhất đối với ngành nuôi tôm hiện nay. Bệnh này có thể gây ra tỷ lệ chết cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng tôm nuôi. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh là yếu tố then chốt giúp người nuôi có biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:46 19/03/2025

Infographic: Thị trường thủy sản Châu Âu tháng 2 2025

Thị trường thủy sản Châu Âu tháng 2/2025 ghi nhận nhiều biến động đáng chú ý, với sự tăng trưởng mạnh mẽ của một số mặt hàng nhưng cũng có những sản phẩm chịu áp lực giảm giá. Xu hướng tiêu thụ thay đổi do yếu tố mùa vụ, nguồn cung và nhu cầu từ các thị trường lớn.

Thủy sản Châu Âu
• 11:07 18/03/2025

Bệnh gan tụy cấp tính: Những điều cần biết để bảo vệ mùa màng

Bệnh gan tụy cấp tính là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất đối với tôm nuôi, gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và kinh tế. Bệnh xuất hiện phổ biến trên tôm thẻ chân trắng và tôm sú, với tỷ lệ tử vong cao ngay trong giai đoạn đầu vụ nuôi. Để giảm thiểu rủi ro và bảo vệ mùa màng, người nuôi cần hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và các biện pháp phòng tránh bệnh.

Tôm bị bệnh gan tụy
• 10:18 18/03/2025

Bệnh đỏ chân ở ếch: Cách phòng tránh để bảo vệ đàn ếch

Bệnh đỏ chân ở ếch là một trong những căn bệnh phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tốc độ phát triển của đàn ếch nuôi. Nếu không có biện pháp phòng tránh và xử lý kịp thời, bệnh có thể lan rộng, dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế. Vậy bệnh đỏ chân ở ếch do đâu mà có? Làm thế nào để phòng ngừa và bảo vệ đàn ếch hiệu quả? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Ếch nuôi
• 10:06 14/03/2025

Săn bắt lươn bằng ná trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè: Nghề mưu sinh hay hành vi vi phạm?

Những ngày gần đây, hiện tượng dùng ná bắn lươn, cá trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đang gây xôn xao dư luận. Hành động này không chỉ vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả người thực hiện lẫn cộng đồng xung quanh.

Người
• 20:45 19/03/2025

Cá hồi có thể chịu được tiếng ồn ở biển không?

Thực tế, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cá hồi có khả năng phân biệt được tần số âm thanh từ 100Hz đến 1000Hz, tương đương với một bàn hòa các loại âm tần từ tiếng thúc đầu của cá voi cho đến tiếng động cơ xa xa. Điều này giúp chúng định hướng trong môi trường nước tối tăm, nơi ánh sáng không thể chiếu tới.

Cá hồi
• 20:45 19/03/2025

Bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng ngập mặn gắn với bảo tồn và đa dạng hệ sinh thái

Rừng ngập mặn là một trong những hệ sinh thái quan trọng nhất đối với môi trường tự nhiên.

Rừng ngập mặn
• 20:45 19/03/2025

Đa dạng hóa các loài nuôi thủy sản nước lợ, mặn

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng cao và điều kiện môi trường thay đổi, việc đa dạng hóa các loài nuôi thủy sản nước lợ, mặn trở thành một xu hướng quan trọng, giúp phát triển bền vững ngành thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Cá nâu
• 20:45 19/03/2025

Gấp rút chuẩn bị cho vụ nuôi thuỷ sản xuân hè 2025: Đảm bảo chất lượng, tăng cường hiệu quả

Ngành nuôi trồng thủy sản đang bước vào giai đoạn quan trọng khi các hộ nuôi đồng loạt cải tạo ao đầm, xử lý môi trường nuôi và sẵn sàng thả giống cho vụ nuôi xuân hè 2025.

Thả giống
• 20:45 19/03/2025
Some text some message..