Biện pháp giảm độc hại của Aflatoxin trên tôm

Nghiên cứu gần đây đã cung cấp một phương pháp khắc phục độc tố do nấm mốc có thể gây hại cho tôm nuôi.

Biện pháp giúp tôm hạn chế sự gây hại của Aflatoxin
Nếu thức ăn không được bảo quản đúng cách những độc tố nấm mốc trong thức ăn sẽ ảnh hưởng đến tôm. Ảnh minh họa

Aflatoxin, được sản xuất bởi nấm Aspergillus flavus hoặc nấm Aspergillus parasiticus trong quá trình chế biến và bảo quản ngũ cốc và thức ăn, có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và giảm năng suất trong quá trình nuôi tôm.  


Aflatoxin B1 được coi là dạng độc nhất và được sản sinh bởi Aspergillus flavusAspergillus parasiticus.

Aflatoxin B1 là một chất gây ô nhiễm phổ biến trong nhiều loại thực phẩm khác nhau bao gồm đậu phộng, bột hạt, ngô và các loại ngũ cốc khác; cũng như thức ăn chăn nuôi. Aflatoxin B1 được coi là aflatoxin độc nhất và nó có liên quan mật thiết với ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) ở người. Ở động vật, aflatoxin B1 cũng đã được chứng minh là gây đột biến, gây quái thai dị hình và gây ức chế miễn dịch.


Hợp chất Kẽm Curcumin được điều chế bằng cách khuấy curcumin với kẽm clorua khan ở tỷ lệ mol là 1: 1. 

Nghiên cứu này để đánh giá ảnh hưởng độc hại của Aflatoxin B1 (AFB1) ở tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương (Litopenaeus vannamei) và hiệu quả bảo vệ tiềm năng của kẽm currcumin (Zn-CM) đối với loại độc tố này.

Kẽm curcumin giảm tác hại của độc tố Aflatoxin trên tôm

Bốn chế độ ăn thử nghiệm (đối chứng; 500 μg/kg AFB1, 500 μg /kg AFB1+ 100 mg / kg Zn-CM, 500 μg / kg AFB1 + 200 mg / kg Zn-CM. Thí nghiệm được thực hiện trong 8 tuần, mỗi nghiệm thức có bốn lần lặp lại.

Kết quả cho thấy Aflatoxin B1 làm giảm đáng kể trọng lượng cơ thể cuối cùng của tôm (FBW), tăng trọng (WG,%) và các biến thể nhìn thấy được của cấu trúc gan tụy trong cơ thể tôm thẻ chân trắng.

So với nhóm tôm bị ảnh hưởng bởi aflatoxin B1 thì nhóm được bổ sung kẽm currcumin Zn-CM 100 mg/kg cải thiện đáng kể tác hại của độc tố AFB1 lên hiệu suất tăng trưởng của tôm, trong khi nhóm AFN1 + 100 mg/kg Zn-CM không ảnh hưởng đến hiệu suất tăng trưởng của tôm.

Bên cạnh đó Chế độ ăn AFB1 + 100 mg / kg Zn-CM tăng cường hoạt tính phenoloxidase (PO) một cách đáng kể so với đối chứng (P<0,05). Cả hai chế độ ăn AFB1 + 100 và 200 mg / kg Zn-CM làm giảm hoạt tính của nitric oxide synthase (iNOS) và glutathione (GSH), làm giảm hàm lượng malondialdehyde (MDA) (P <0,05) trong gan tụy AFB1. Chứng tỏ hệ gan tụy của tôm được cải thiện đáng kể. 

Phân tích kính hiển vi điện tử (TEM) đã chứng minh rằng Zn-CM cũng làm giảm sự tích lũy do AFB1 gây ra trong ty thể. 

Thông quá nghiên cứu này, các kết quả đã chứng minh rằng Kẽm curcumin phù hợp có thể làm giảm độc tính gây độc cho gan và các tác dụng gây độc miễn dịch đối với tôm thẻ chân trắng L.vannamei bởi các nguy cơ nhiễm độc từ thức ăn có thành phần thực vật. Qua đó tìm được một phương pháp khắc phục độc tố do nấm mốc có thể gây hại cho tôm nuôi. 

Đăng ngày 25/05/2018
TRỊ THỦY Lược dịch
Kỹ thuật

Tổng quan về công nghệ MBBR trong nuôi trồng thủy sản

MBBR là Moving Bed Biofilm Reactor, hứa hẹn là công nghệ xử lý nước thải ưu việt trong nuôi trồng thủy sản.

công nghệ MBBR
• 18:17 25/09/2021

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP không chỉ loại bỏ hiệu quả nồng độ Ammonium mà còn xử lý đến 90% chất hữu cơ.

Chế biến cá tra
• 07:00 22/04/2020

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản bằng cảm biến nano

Sử dụng được cả trên bờ, dưới nước để quan trắc chất lượng nước, hệ thống cảm biến nano do Viện Công nghệ nano (INT) thuộc Đại học Quốc gia TPHCM nghiên cứu giúp người nuôi trồng thủy sản yên tâm khi chất lượng nước nuôi được cảnh báo tự động kịp thời khi có sự cố.

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản
• 14:35 05/02/2020

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ

Quản lý môi trường ao nuôi tôm nước lợ là khâu quan trọng, đòi hỏi người nuôi có sự hiểu biết cần thiết về mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường và biến động của chúng.Từ đó, có biện pháp điều chỉnh phù hợp, giảm nguy cơ thiệt hại, góp phần vào thành công của vụ nuôi.

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ
• 08:46 30/10/2019

Một số bệnh nguy hiểm trên tôm có thể từ tôm bố mẹ

Trong nghề nuôi tôm, việc hiểu rõ các bệnh nguy hiểm có thể truyền từ tôm bố mẹ sang tôm con là vô cùng quan trọng. Những bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn tôm mà còn gây thiệt hại kinh tế đáng kể. Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số bệnh nguy hiểm thường gặp và cách phòng ngừa hiệu quả.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:30 24/03/2025

Lưu ý một số nguyên tắc sử dụng chế phẩm sinh học

Việc tối ưu hoá quy trình sản xuất không chỉ đảm bảo nâng cao năng suất, mà còn giảm thiểu tác động môi trường. Trong đó, chế phẩm sinh học đã trở thành một giải pháp đáng tin cậy, giúp kiểm soát môi trường nuôi, hạn chế mầm bệnh, và tăng cường sức khỏe cho đối tượng nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 23/03/2025

Nhận biết sớm tôm bệnh trong ao nuôi

Phòng bệnh luôn hiệu quả hơn chữa bệnh. Việc thường xuyên theo dõi, quan sát và kiểm tra tình trạng sức khỏe của tôm nuôi là yếu tố quan trọng giúp người nuôi phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường như tôm yếu hoặc nhiễm bệnh từ đó có kịp thời đưa ra biện pháp điều trị kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:19 21/03/2025

Nuôi tôm là nuôi nước hay nuôi tôm?

Nuôi tôm là một trong những ngành nghề quan trọng và có tiềm năng lớn trong nông nghiệp, đặc biệt là tại các vùng ven biển của Việt Nam.

Tôm thẻ
• 09:37 21/03/2025

Khẩn cấp tìm kiếm 4 ngư dân mất tích sau vụ chìm tàu ở Quảng Nam

Chiều 21-3, chính quyền huyện Núi Thành (Quảng Nam) xác nhận một tàu chụp mực của ngư dân địa phương đã bị chìm trên biển, khiến một người tử vong và bốn người mất tích. Hiện công tác tìm kiếm cứu nạn đang được triển khai khẩn cấp.

Tàu bị nạn
• 19:28 24/03/2025

Các phương pháp đánh bắt thủy sản bền vững và thân thiện với môi trường

Trong bối cảnh nguồn lợi thủy sản toàn cầu đang đối mặt với nguy cơ cạn kiệt do khai thác quá mức, việc áp dụng các phương pháp đánh bắt bền vững và thân thiện với môi trường trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Tàu cá
• 19:28 24/03/2025

Tôm càng giống toàn đực: Lợi hay hại

Trong những năm gần đây, việc nuôi tôm càng xanh toàn đực đang trở thành xu hướng được nhiều hộ nuôi trồng thủy sản quan tâm. Tuy nhiên, việc sử dụng tôm càng giống toàn đực liệu có thực sự mang lại lợi ích như mong đợi hay tiềm ẩn những rủi ro cần cân nhắc?

Tôm càng đực
• 19:28 24/03/2025

Một số bệnh nguy hiểm trên tôm có thể từ tôm bố mẹ

Trong nghề nuôi tôm, việc hiểu rõ các bệnh nguy hiểm có thể truyền từ tôm bố mẹ sang tôm con là vô cùng quan trọng. Những bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn tôm mà còn gây thiệt hại kinh tế đáng kể. Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số bệnh nguy hiểm thường gặp và cách phòng ngừa hiệu quả.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:28 24/03/2025

Lưu ý một số nguyên tắc sử dụng chế phẩm sinh học

Việc tối ưu hoá quy trình sản xuất không chỉ đảm bảo nâng cao năng suất, mà còn giảm thiểu tác động môi trường. Trong đó, chế phẩm sinh học đã trở thành một giải pháp đáng tin cậy, giúp kiểm soát môi trường nuôi, hạn chế mầm bệnh, và tăng cường sức khỏe cho đối tượng nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:28 24/03/2025
Some text some message..