Biện pháp kỹ thuật để hạn chế bệnh cá trong giai đoạn chuyển mùa

Thâm canh hóa làm bệnh cá dễ xảy ra - nhất là vào giai đoạn chuyển mùa. Do vậy, người nuôi cần tuân thủ theo kỹ thuật để hạn chế tối đa thiệt hại có thể xảy ra do cá bệnh.

Biện pháp kỹ thuật để hạn chế bệnh cá trong giai đoạn chuyển mùa
Biện pháp kỹ thuật để hạn chế bệnh cá trong giai đoạn chuyển mùa

I. Những nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh cá:

1. Chất lượng nước bị thay đổi:

- Nhiệt độ nước thay đổi đột ngột vào tháng 12 đến tháng 02 (có thể xuống thấp đến 16-22oC) hoặc nhiệt độ tăng cao vào tháng 3-5 (lên đến 30-35oC) tạo điều kiện cho sinh vật gây bệnh cá phát triển, cá bỏ ăn, suy yếu làm cho cá dễ bệnh.

- Nguồn nước nuôi bị nhiễm bẩn bởi nguồn thải từ các nhà máy, thuốc trừ sâu, và nước phèn đổ ra từ ruộng vào các tháng mùa khô cũng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cá nuôi.

- Đối với cá nuôi trong lồng, bè khi nước đứng hoặc chảy yếu, cá nuôi trong điều kiện mật độ cao có thể thiếu oxy, cá sẽ bơi lội hỗn loạn, nhảy nhào trong lồng và có thể chết. Lúc này cần phải kịp thời dùng máy bơm quạt nước để tăng cường trao đổi nước, cải thiện hàm lượng oxy trong môi trường nuôi. Khi nước chảy quá mạnh, cá phải bơi lội liên tục, tiêu tốn nhiều năng lượng, cá giảm ăn chậm lớn, từ đó tạo điều kiện cho mầm bệnh dễ dàng xâm nhập vào cá nuôi. Trường hợp này phải điều chỉnh khoảng cách giữa các thanh gỗ hay tre ở hai đầu bè cho thích hợp.

2. Chất lượng thức ăn kém:

Chất lượng thức ăn có vai trò rất quan trọng đối với nuôi cá thâm canh, đặc biệt là nuôi cá bè. Thức ăn chất lượng tốt sẽ phòng tránh các bệnh dinh dưỡng và cần cho việc phòng các bệnh liên quan tới nhiễm trùng và stress khác.

Nếu cá bị đói sau một thời gian dài hoặc thức ăn kém chất lượng sẽ dẫn đến cá bị suy yếu, chậm lớn và có thể tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh tấn công.

3. Quản lý và chăm sóc cá:

Các dụng cụ cho ăn không được vệ sinh thường xuyên là nơi ẩn chứa mầm bệnh.

Các dụng cụ vận chuyển, bắt cá như lưới vợt, thùng… có thể làm xay xác cá trong quá trình thao tác và vì thế mầm bệnh có điều kiện xâm nhập vào cá nuôi. Do đó phải dùng các dụng cụ nhẵn, lưới không gút để hạn chế trường hợp này.

4. Nguồn giống thả kém chất lượng:

Cá có thể đã bị mắc bệnh từ nguồn giống thả nuôi chưa qua kiểm tra chất lượng, chưa được chọn lựa kỹ còn mang mầm bệnh hoặc giống chưa được xử lý, khi cá thả xuống nuôi một thời gian gặp thời tiết thay đổi sẽ thuận lợi cho mầm bệnh phát triển. Cá yếu là cơ hội cho bệnh cá phát sinh và gây hại cho cá trong ao nuôi.

II. Phòng bệnh cho cá

1. Phòng bệnh:

Trong giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột dễ làm cho cá bị stress, tác nhân gây bênh có điều kiện phát triển và xâm nhập vào vật nuôi. Nên điều cơ bản để giữ sức khỏe và phòng bệnh cho đàn cá là việc tránh stress bằng cách duy trì chất lượng môi trường qua việc chăm sóc đúng.

1.1 Cải tạo môi trường:

a. Chuẩn bị ao, bè nuôi:

Sau khi thu hoạch, các ao, bè muốn sử dụng lại nhất thiết phải được cải tạo để tạo môi trường sống tốt cho thủy sản nuôi nhằm phòng bệnh và nâng cao năng suất cá nuôi.

- Tát cạn nước, sên vét bùn ra khỏi ao, phơi ao 5-7 ngày;

- Tu sửa lại bờ ao, làm vệ sinh cống cấp, thoát nước;

Đối với lồng bè nuôi cá, kích lồng lên cao và có thể dùng nước vôi loãng, quét trong và ngoài để khử trùng. Dùng vôi khử trùng ao không những tiêu diệt được mầm bệnh mà còn có tác dụng cải tạo cung cấp Ca++, nâng và ổn định pH của nước, làm giàu chất dinh dưỡng trong môi trường nuôi.

b. Tẩy độc cho ao, bè nuôi:

- Dùng vôi (CaO) để tẩy độc và trung hòa pH: sử dụng 10-15kg/100m2 rãi đều đáy ao, bờ ao; trường hợp ao có phèn (pH nhỏ hơn 5) thì dùng 15-20kg/100m2; đối với những ao không thể rút cạn nước, dùng vôi từ 0,5- 1kg/m3 để rãi trực tiếp xuống ao. Nên rãi vôi vào ngày nắng, chú ý những nơi có bùn đọng.

- Dùng rễ cây thuốc cá: 4g/m3 hay saponin để diệt tạp.

- Chà rửa sạch, phơi khô lồng bè, sau đó quét hoặc phun Chlorua vôi Ca(OCl)2 với lượng 200-250g/m3 bè.

1.2 Tăng cường chăm sóc quản lý:

a. Tẩy trùng cho cá:

Khi nhận giống về nuôi, trước khi thả nên:

- Tắm cá: bằng cách dùng muối ăn 2-4 g/l trong 15-20 phút hoặc dùng formalin 25-30 g/m3 để diệt trùng và nấm gây bệnh cho cá;

- Phun thuốc xuống ao: dùng Chlorin 1g/m3 hoặc CuSO4 0,2-0,5g/m3 nước ao;

Trong quá trình nuôi, định kỳ bón vôi xuống ao từ 1,5-2kg/100m3 và treo túi thuốc trong lồng bè: có thể dùng Chlorin 10-20g/m3 bè.

b. Tẩy trùng nơi cho ăn:

Vôi 2-4kg/túi treo quanh chỗ cho ăn, 5-7 ngày thay túi;

Clorin 200- 250g/m3 để tẩy trùng dụng cụ trong 12-24 giờ.

c. Chọn giống thả:

Không nên thả với mật độ quá dày, giống thả mới hoặc bổ sung phải được chứng nhận kiểm dịch và phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng. Có thể quan sát một số đặc điểm như sau để đánh giá sơ bộ về chất lượng giống:

Kích cỡ đồng đều, ngoại hình cân đối, không dị hình;

Khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh; bơi lội nhanh nhẹn.

Không xây xát, nhiều nhớt

Lưu ý, trong quá trình nuôi:

cá bệnh, hạn chế cá bệnh, nuôi cá giai đoạn chuyển mùa, nuôi cá mùa lạnh, kỹ thuật nuôi cá, phòng bệnh cho cá

* Định kỳ 2 lần/tuần bổ sung Vitamin C cho cá ăn với liều trộn 40g/100kg thức ăn.

* Định kỳ bổ sung men tiêu hóa dùng cho cá theo hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất.

Ngoài ra còn phải thường xuyên theo dõi hoạt động của cá để kịp thời phát hiện những vấn đề không bình thường; cho cá ăn thức ăn phải đảm bảo chất lượng và đủ số lượng; nguồn nước nuôi cá phải được xử lý đảm bảo chất lượng cho cá phát triển; thường xuyên vệ sinh chung quanh khu vực nuôi, thức ăn dư thừa và diệt trừ địch hại.

Chi cục Thủy sản Cần Thơ
Đăng ngày 25/01/2018
Kỹ thuật

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 09:49 19/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 09:46 16/04/2024

Nước ao nuôi bị xanh đen xử lý thế nào đơn giản và đạt hiệu quả cao

Làm thế nào để xử lý nước ao nuôi bị màu xanh đen một cách hiệu quả và nhanh chóng là một vấn đề mà hầu như tất cả người chăn nuôi thủy sản đều quan tâm. Mỗi khi nước ao trong quá trình nuôi trở nên xanh đen, đó là dấu hiệu cho thấy các điều kiện môi trường đang không còn ổn định.

Nước ao nuôi
• 08:00 15/04/2024

Làm thế nào để hiệu quả việc tăng kiềm trong ao tôm?

Độ kiềm là thông số rất quan trọng, góp phần vào một trong những yếu tố quyết định thành công của vụ nuôi, bởi độ kiềm có liên quan trực tiếp đến độ ổn định của pH nước và hoạt động lột xác của tôm. Việc hiểu và kiểm soát hiệu quả, đúng lúc tính kiềm trong ao sẽ giúp hoạt động nuôi tôm của bà con trở nên dễ dàng hơn.

Độ kiềm
• 09:50 12/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:43 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 10:43 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 10:43 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 10:43 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 10:43 19/04/2024