Bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus mang plasmid sản sinh độc tố đã dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng trong tôm thẻ chân trắng ở khắp Châu Á. Các nghiên cứu trước đây báo cáo rằng cú sốc nhiệt ở mức không gây chết tôm (NLHS) có thể làm tăng khả năng chịu bệnh ở động vật thủy sản.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học Thái Lan tiến hành đánh giá liệu NLHS có thể giúp tăng cường sự sống còn của tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei khi thử thách với một dòng gây ra bệnh hoại tử gan tụy cấp AHPND từ V. Parahaemolyticus (VPAHPND).
Thí nghiệm
Hai điều kiện NLHS là NLHS cấp tính và mãn tính, đã được sử dụng.
+ NLHS cấp tính (Acute NLHS): Tôm ấu niên được sốc nhiệt một cách đột ngột từ 28 °C đến 38 °C trong 30 phút chỉ một lần,
+ NLHS mãn tính (Chronic NLHS): Tôm tiếp xúc nhiệt độ lên đến 38 °C trong 5 phút mỗi ngày, thực hiện trong 7 ngày.
Xác định nhiệt độ NLHS ở P. vannamei
Sau đó tôm được xử lý lây nhiễm nhân tạo với VPAHPND vào ngày 3, ngày 7 và ngày 30 trong thời gian sốc nhiệt
Kết quả
Kết quả cho thấy rằng tôm tiếp xúc với NLHS cấp tính hoặc mãn tính có tỷ lệ sống sót cao hơn (> 50%) so với kiểm soát tôm không được sốc nhiệt (20%) khi được thử thách với VPAHPND vào lúc 3 sau gây nhiễm nhân tạo.
- Những nhóm tôm tiếp xúc với NLHS mãn tính cho thấy được bảo vệ bảo vệ cao hơn khi nhiễm VPAHPND vào ngày thứ 7 và ngày 30 sau đó.
- Phân tích qRT-PCR cho thấy sự biểu hiện của các protein gây sốc nhiệt, LvHSP70, LvHSP90 cũng như các gen liên quan đến miễn dịch khác: LvproPO và LvCrustin, được tạo ra khi tôm tiếp xúc với NLHS mãn tính.
Điều đáng chú ý là ở nhóm tôm đối chứng không được sốc nhiệt không có khả năng sinh ra gen LvHSP70 và LvHSP90 đã không có năng chịu đựng vi khuẩn gây bệnh. Điều này cho thấy rằng các gen LvHSP này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tôm kháng lại các vi khuẩn gây bệnh.
Kết luận
Kết quả trên từ các nhà khoa học Thái Lan chứng minh biện pháp sốc nhiệt (NLHS) làm tăng khả năng chịu đựng bệnh của tôm đối với VPAHPND và điều này có thể là do sự phát sinh của gen LvHSP70, LvHSP90 và dẫn đến sự kích hoạt của hệ thống proPO sau đó. Hy vọng trong tương lai không xa đây sẽ là phương pháp bảo vệ tôm trước các mầm bệnh do vi khuẩn gây ra.