Biện pháp tái tạo nguồn lợi tôm hùm giống

Thời gian qua, do nhu cầu nuôi tôm hùm tăng mạnh tại tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên, đã khiến lượng lớn tôm hùm giống bị khai thác quá mức, dẫn đến cạn kiệt.

Tái tạo nguồn lợi tôm hùm giống
Nguồn tôm hùm giống khai thác ngoài tự nhiên ngày càng cạn kiệt (Ảnh: Internet)

Hiện tôm hùm giống khai thác ngoài tự nhiên chỉ đáp ứng từ 10 - 15% nhu cầu người nuôi, còn lại phải nhập từ các nước lân cận.

Do đó việc tái tạo nguồn lợi tôm hùm giống sẽ có ý nghĩa rất lớn, giúp nghề nuôi tôm hùm phát triển bền vững.  

Tôm hùm giống suy giảm

Trong năm 2016 - 2017, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III (Viện III) đã nghiên cứu hiện trạng nguồn lợi tôm hùm giống tại các vịnh Nha Trang và Vân Phong (Khánh Hòa) và toàn tỉnh Phú Yên.

Kết quả sau 2 năm, theo TS Thái Ngọc Chiến, Trưởng phòng Nghiên cứu Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Viện III), nguồn lợi tôm hùm giống đang có chiều hướng suy giảm. Cụ thể, số lượng tôm hùm giống ở vịnh Nha Trang trong năm 2016 khoảng 292.700 con, trong đó 224.500 con giống tôm hùm bông và 68.200 con giống tôm hùm xanh. Số lượng tôm hùm hậu ấu trùng (tôm hùm trắng) chiếm 88%, tôm hùm con (Juveniles) chiếm 12%. Còn năm 2017 số lượng tôm hùm giống ở vịnh Nha Trang khoảng 281.500 con (220.000 con tôm bông và 61.500 con tôm xanh) và vịnh Vân Phong khoảng 376.641 con/năm.

Nhìn chung nguồn lợi tôm hùm giống ở vịnh Vân Phong nhiều hơn ở vịnh Nha Trang. Riêng nguồn lợi tôm hùm giống ở vịnh Nha Trang có chiều hướng giảm nhẹ khoảng 11.200 con.

Tương tự, tại tỉnh Phú Yên sản lượng khai thác tôm hùm giống trong toàn tỉnh năm 2016 hơn 1,5 triệu con. Trong đó, sản lượng khai thác tôm hùm bông (859.361 con giống/năm) cao hơn gấp 1,5 lần so với tôm hùm xanh (583.586 con giống/năm), còn lại là các loài tôm hùm khác ít giá trị kinh tế (73.108 con/năm).

Tuy nhiên, trong năm 2017 sản lượng khai thác tôm hùm giống trong toàn tỉnh chỉ còn hơn 1,4 triệu con. Trong đó, sản lượng khai thác tôm hùm bông (826.788 con giống/năm) cao hơn gấp 1,4 lần so với tôm hùm xanh (596.045 con giống/năm), còn lại là các loài tôm hùm khác ít giá trị kinh tế (62.641 con/năm). Như vậy sản lượng tôm hùm giống tại Phú Yên năm 2017 đã giảm 30.081 con.


Các khu bảo vệ tôm hùm giống (Ảnh: Ngọc Khanh)

Cũng theo TS Thái Ngọc Chiến, kết quả điều tra cho thấy tôm hùm giống xuất hiện ở các vùng biển ven bờ của Khánh Hòa gần như quanh năm, mùa chính từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau và mùa phụ từ tháng 5 đến tháng 9 tính theo dương lịch. Còn Phú Yên mùa chính từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau và mùa phụ từ tháng 3 đến tháng 11. Mùa vụ khai thác tôm hùm giống liên quan đến mưa bão, chế độ gió. Vì sau kỳ mưa bão thì tôm hùm giống được dòng chảy đưa vào vùng biển ven bờ nhiều. Kết quả điều tra, số lượng tôm giống khai thác có liên quan đến chế độ gió bão và theo kinh nghiệm của người dân năm nào có gió bão nhiều, thì năm đó lượng tôm giống nhiều.

Về phương pháp khai thác, tại tỉnh Phú Yên có 4 phương pháp khai thác tôm hùm giống bằng lưới mành thúng, lưới mành ghe, bẫy và lặn. Song, phương pháp phổ biến và cho sản lượng khai thác lớn nhất là lưới mành ghe, chiếm hơn 67% tổng sản lượng tôm hùm giống khai thác. Còn phương pháp bẫy là thấp nhất, chiếm hơn 2% tổng sản lượng tôm hùm giống khai thác. Riêng phương pháp khai thác bằng lưới mành thúng chỉ có ở Từ Nham (xã Xuân Thịnh), còn phương pháp lặn chỉ có ở thôn Mỹ Quang Nam và Mỹ Quang Bắc (xã An Chấn). Bên cạnh đó, trong 4 phương pháp khai thác trên, tôm hùm giống khai thác bằng phương pháp lặn có kích thước lớn nhất và chất lượng tốt nhất.

Theo Thông tư số 62/2008/TT-BNN của Bộ NN-PTNT không được phép khai thác tôm hùm bố mẹ từ tháng 4 - 7 hàng năm, đây là thời điểm tôm hùm sinh sản. Nhưng kết quả điều tra cho thấy nghề lặn bắt tôm hùm diễn ra gần như quanh năm.  

Giải pháp

Theo TS Thái Ngọc Chiến, để tái tạo nguồn lợi tôm hùm giống, thời gian qua Viện III đã thực hiện một số chương trình nghiên cứu như xây dựng các khu bãi đẻ, bảo tồn và xây dựng mô hình nuôi tôm hùm quản lý cộng đồng. Đồng thời Viện đưa ra đề xuất khai thác tôm giống bền vững có quy định về mùa vụ và kích thước khai thác.

Bên cạnh đó, Viện cũng đã và đang thực hiện những nghiên cứu liên quan đến sinh sản nhân tạo tôm hùm, để chủ động nguồn giống, giúp giảm áp lực khai thác con giống trong tự nhiên.

Đối với các khu bảo vệ tôm hùm giống, Viện xây dựng mô hình tại đảo Hòn Chùa (Phú Yên), với diện tích 6ha và thả rạn nhân tạo bằng bê tông tại khu vực phía đông phường Vĩnh Hòa (vịnh Nha Trang), để bảo vệ nguồn lợi tôm hùm. Phương pháp sử dụng loại rạn nón cụt có kích thước 1,0 x 6,0 x 0,7m, ổn định rất cao, vừa có chức năng định vị trí, vừa tạo nơi trú ẩn cho các loài sinh vật thủy sinh. Từ kết quả khảo sát cho thấy, khu vực rạn nhân tạo có mật độ tôm hùm con trung bình cao hơn khu vực ngoài rạn. Đặc biệt khu vực rạn nhân tạo này thu hút các loài cá ở về đây trú ẩn rất nhiều.


Tạo rạn san hô nhân tạo để bảo vệ tôm hùm giống (Ảnh: Ngọc Khanh)

Còn việc xây dựng mô hình nuôi tôm hùm đồng quản lý ở xã Vạn Hưng (vịnh Vân Phong) triển khai từ năm 2016 - 2017, theo TS Thái Ngọc Chiến, sau một thời gian hoạt động, nhóm nghiên cứu của đề tài kết hợp với Chi hội (nhóm nòng cốt) và các cấp chính quvền đã thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của bà con về việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản (trong đó có tôm hùm con) tại khu vực xây dựng mô hình.

Đồng thời nhóm nghiên cứu, nhóm nòng cốt và các tổ chức cấp chính quyền liên quan cũng đã kết hợp thực hiện công tác tuần tra, bảo vệ khu vực bãi giống, bảo vệ nguồn lợi tôm hùm giống.

“Qua các cuộc họp và hội thảo ý thức của bà con ngư dân khai thác tôm hùm giống đã được nâng lên rất nhiều. Sau khi xây dựng mô hình tài nguyên và nguồn lợi đã trở thành của chung của cộng đồng trong vùng. Người dân được hưởng lợi từ mô hình, yên tâm trong việc đầu tư phát triển, có trách nhiệm bảo vệ khu vực bãi giống. Từ đó hạn chế được việc xung đột giữa những người làm nghề khai thác tôm hùm giống với nhau, và giữa nghề khai thác này với các nghề khác. Hiện mô hình này đang chính quyền địa phương tiếp tục duy trì và sẽ nhân rộng trong thời gian tới”, TS Thái Ngọc Chiến chia sẻ.

Để tái tạo nguồn lợi tôm hùm giống, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III đề xuất, đối với tôm hùm giống không nên khai thác tôm hùm quá nhỏ (tôm trắng), kích thước khai thác tốt nhất là tôm giống đạt 3 - 4cm (chiều dài toàn thân) để tăng tỷ lệ sống. Hạn chế, khai thác có kiểm soát tôm hùm giống vào mùa chính (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau). Đây là thời kỳ tôm hùm nhỏ còn sống trôi nổi (hậu ấu trùng), chúng vẫn còn biến thái tiếp tục lột xác để trở thành tôm hùm con (Juveniles). Cơ thể chúng rất yếu ớt, rất mẫn cảm với các tác động vật lý, hóa học và là thời kỳ có tỷ lệ sống rất thấp trong khai thác và thả nuôi. Đối với tôm con, có thể khai thác vào mùa hè thu (từ tháng 5 - 9) là thời kỳ chúng chuyển sang sống đáy. Bên cạnh đó, không nên sử dụng ngư cụ khai thác bằng bẫy san hô trong khai thác tôm hùm giống và cần phải giảm số lượng ghe khai thác bằng lưới mành.

NNVN
Đăng ngày 29/06/2018
Kim Sơ - Ngọc Khanh
Đánh bắt

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 02:45 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 02:45 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 02:45 27/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 02:45 27/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 02:45 27/11/2024
Some text some message..