Bình Định đẩy mạnh nuôi tôm công nghệ cao

Con tôm là thế mạnh trong nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở Bình Định. Tuy nhiên, nuôi tôm theo phương pháp truyền thống đang đối mặt với dịch bệnh, gây nhiều tổn thất cho người nuôi.

hồ tôm
Các hồ nuôi tôm CNC đều được xây dựng trong nhà

Để phát triển NTTS theo hướng bền vững, tỉnh Bình Định đang ưu tiên đẩy mạnh nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao (CNC)...

Theo ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, trong lộ trình tái cơ cấu ngành thủy sản, Bình Định sẽ tập trung phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng CNC. Theo đó, sẽ ưu tiên các dự án đầu tư nuôi tôm trong vùng quy hoạch. “Đến nay đã triển khai các dự án nuôi tôm CNC của Cty CP Thủy sản Việt Úc Bình Định, Cty TNHH Thành Ly, Cty TNHH Thành Hiệp, Cty TNHH Thạnh Vân, Cty TNHH Nuôi trồng và chế biến thủy sản Xanh, Cty TNHH Nam Việt - Bình Định…”, ông Hổ cho biết.

Từ năm 2013, Cty TNHH Nuôi trồng và chế biến thủy sản Xanh (TP Quy Nhơn, Bình Định) đã đầu tư xây dựng khu nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm CNC tại thôn Tân Thắng thuộc xã Cát Hải (huyện Phù Cát). Khu nuôi tôm rộng 9ha của công ty này được bao bọc bởi tường rào kiên cố, có gắn hệ thống camera giám sát. Ra vào cổng, cả người và phương tiện đều phải được tiêu độc, khử trùng. Nhà điều hành nằm cách cổng ra vào khu vực nuôi tôm khoảng 100m được trang bị máy móc hiện đại phục vụ cho việc kiểm tra, giám sát toàn bộ khu vực nuôi tôm.

Hồ nuôi tôm ở đây cũng có sự khác biệt lớn so với các ao nuôi tôm trên cát hay nuôi tôm bán thâm canh tại các vùng nuôi tôm khác ở Bình Định. Ở đây có 7 hồ tôm, trong đó có 1 hồ chuyên chứa nước, mỗi hồ rộng 2.600m2, sâu từ 2 - 2,6m đều nằm trong nhà kín. Hồ tôm xây dựng bằng bê tông xi măng và được phủ 1 lớp bạt bằng cao phân tử. Mỗi hồ được trang bị 4 máy sục khí và hệ thống máy làm lạnh hoạt động liên tục, nhằm đảm bảo nước l nhiệt độ nước luôn ổn định ở 28 độ C. Các tầng nước trong hồ đều cùng 1 nhiệt độ. Các trang thiết bị nói trên có thể di chuyển đến vị trí thích hợp hoặc nâng cao, hạ thấp thấp tùy thuộc vào người điều khiển.

“Trước khi thả tôm giống khoảng hơn một tháng, chúng tôi cho nước biển vào hồ để xử lý và bổ sung vi sinh vật có lợi vào nước. Song song, chúng tôi tiến hành nuôi vi sinh vật, đảm bảo được mật độ thích hợp. Đến khi tất cả đều ổn chúng tôi mới thả tôm vào nuôi”, ông Nguyễn Đức Huy, GĐ Cty TNHH Nuôi trồng chế biến thủy sản Xanh, cho hay.

Tiếp đến, trong năm 2015, Tập đoàn Việt Úc đã xây dựng và đưa vào sử dụng khoảng 150ha mặt nước nuôi tôm, thả nuôi 2 vụ/năm, mật độ tôm thả nuôi từ 200 - 500 con tôm giống/m2, năng suất từ 120 - 300 tấn/ha/năm với quy tình khép kín.


Quy trình nuôi tôm CNC được thực hiện rất nghiêm ngặt 

Ông Lương Thanh Vân, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng GĐ Tập đoàn Việt Úc chia sẻ, tôm nuôi siêu thâm canh trong nhà kính được áp dụng công nghệ rất độc đáo, mang lại cho người nuôi nhiều lợi ích, đặc biệt là an toàn sinh học, khống chế được dịch bệnh lây lan. Công nghệ tiên tiến này quản lý môi trường rất tốt, thời tiết bên ngoài không thể ảnh hưởng đến khu nuôi. Với phương thức nuôi tôm siêu thâm canh có thể thả giống mật độ dày.

Ông Chế Thanh Hưng, Giám đốc Cty CP Việt Úc Bình Định cho biết, giai đoạn 1 công ty ứng dụng CNC vào sản xuất tôm giống đã mang lại hiệu quả cao. Mỗi năm cung ứng khoảng 3 tỷ con giống tôm thẻ chân trắng cho người nuôi tôm trong và ngoài tỉnh. 

“Công ty chọn lọc những con tôm giống bố mẹ tốt nhất, đồng thời đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại để sản xuất ra những sản phẩm cho tôm như tảo và các thức ăn tổng hợp khác. Đặc biệt, công ty đã đầu tư công nghệ làm men vi sinh thay thế hoàn toàn chất kháng sinh để sản xuất con giống, nên tôm nguyên liệu sau thu hoạch sẽ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, khi xuất khẩu người nuôi không ngại các rào cản kỹ thuật”, ông Hưng nói chắc.

  Bước sang năm 2016, Bình Định tiếp tục cho Cty TNHH Thương mại Dịch vụ xuất nhập khẩu Thạnh Vân đầu tư Dự án Khu nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm ứng dụng công nghệ Biofloc tại xã Cát Khánh (huyện Phù Cát). Khu nuôi tôm thẻ chân trắng này được xây dựng trên diện tích khoảng 20ha, nằm trong quy hoạch Khu nuôi trồng thủy sản ứng dụng CNC đã được UBND tỉnh phê duyệt, với tổng vốn đầu tư gần 95 tỷ đồng gồm 42 ao tôm, 3 khu xử lý nước, 2 ao lắng và xử lý bùn, nhà điều hành và kho bãi. Khu nuôi tôm dự kiến chính thức hoạt động trong quý 3/2018 với sản lượng 1.575 tấn tôm thẻ chân trắng/năm.

Bình Định hiện có 4.300ha diện tích NTTS; trong đó có 2.300ha nuôi nước lợ, chủ yếu là nuôi tôm. Hàng năm cung cấp ra thị trường khoảng 9.600 tấn thủy sản; trong đó có khoảng hơn 6.600 tấn tôm.

“Theo quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản của tỉnh Bình Định đến năm 2020, vùng nuôi tôm ứng dụng CNC là 680ha; trong đó, 460ha ở xã Mỹ Thành (huyện Phù Mỹ), 220ha ở xã Cát Thành và Cát Hải (huyện Phù Cát), với sản lượng tôm đạt khoảng 11.000 tấn. Đây là đòn bẩy để ngành nuôi tôm ứng dụng CNC của Bình Định phát triển; đồng thời, đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nền nông nghiệp Bình Định theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”, ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định.

Nông Nghiệp Việt Nam, 07/03/2017
Đăng ngày 08/03/2017
Dương Lam
Nuôi trồng

FLOCponics: Sự tích hợp hoàn hảo của công nghệ biofloc và cây thủy canh

FLOCponics là một loại Aquaponics thay thế tích hợp công nghệ biofloc (BFT) với sản xuất cây trồng không sử dụng đất.

flocponics
• 15:51 07/03/2022

Mô hình nuôi ba ba lãi 300 triệu đồng/năm

Mô hình nuôi ba ba của ông Lương Thành Kỷ, ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp. Qua 14 năm phát triển, đến nay đàn ba ba sinh sản của ông Kỷ đã phát triển hơn 1.500 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 8.000-10.000 con giống, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận gần 300 triệu đồng/năm.

Ba ba.
• 09:38 14/06/2021

Kinh tế ổn định nhờ nuôi ba ba sinh sản

Hơn 20 năm nuôi ba ba sinh sản, anh Nguyễn Đức Lợi, ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có cuộc sống khấm khá. Gắn bó lâu năm với con ba ba một phần cũng vì sự yêu thích loài vật này, ba ba lại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, thị trường tiêu thụ tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.

• 15:40 03/03/2021

Thu trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi ba ba

Nuôi ba ba gai là một công việc đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê tận tụy với công việc cùng với áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật mà ông Phạm Tất Đạt ở xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp đã thành công, vươn lên trở thành triệu phú.

kỹ thuật sản xuất giống baba
• 10:00 30/05/2017

Tháo gỡ 'nút thắt' trong cấp phép nuôi biển tại Quảng Ninh

Quảng Ninh nổi bật với hơn 45.100 ha vùng biển quy hoạch cho nuôi trồng thủy sản, mở ra tiềm năng lớn cho ngành nuôi biển. Tuy nhiên, thủ tục hành chính rườm rà, thiếu hướng dẫn cụ thể và nhận thức hạn chế của ngư dân đang kìm hãm sự phát triển. Bài viết phân tích những khó khăn, giải pháp thực tiễn tại Quảng Ninh và định hướng thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững, hướng tới xuất khẩu.

Nuôi biển
• 10:32 13/06/2025

Bão giá thức ăn, con giống năm 2025: Lời giải cho bài toán lợi nhuận

Năm 2025 đang đến gần, đặt ra cho ngành tôm Việt Nam một bài toán kinh tế nan giải: làm thế nào để tồn tại và phát triển khi các chi phí đầu vào cốt lõi là thức ăn và con giống được dự báo sẽ tiếp tục ở mức cao? Trong bối cảnh này, quản lý chi phí không còn là một lựa chọn, mà đã trở thành yếu tố sống còn, quyết định sự thành bại của mỗi vụ nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:47 12/06/2025

Nuôi trồng kết hợp đa bậc dinh dưỡng (IMTA): Giải pháp bền vững cho ngành thủy sản

Trong bối cảnh ngành thủy sản toàn cầu đang đối diện với các thách thức nghiêm trọng như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, dịch bệnh thủy sản và áp lực cạnh tranh gia tăng, nhu cầu chuyển đổi sang các mô hình sản xuất bền vững ngày càng trở nên cấp thiết.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:59 12/06/2025

Cà Mau quyết liệt bảo vệ nguồn lợi thủy sản, xử lý nghiêm vi phạm

Ngày 9‑6‑2025, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã phát đi chỉ đạo khẩn cấp và toàn diện về tăng cường quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn. Động thái này được đưa ra dù thời gian qua, qua nỗ lực của chính quyền và cộng đồng, nguồn lợi thủy sản đã có sự phục hồi rõ rệt, mang lại thu nhập cao hơn cho ngư dân. Tuy nhiên, tình trạng khai thác cá non, cá bố mẹ khi chưa đến thời gian sinh sản vẫn tiếp diễn, gây lo ngại về tác động lâu dài đến hệ sinh thái cũng như hiệu quả tái tạo nguồn lợi.

• 13:43 10/06/2025

Đà Nẵng: Người nuôi mất trắng sau một đêm

Đợt mưa lũ trái mùa từ ngày 11 đến 13 tháng 6 năm 2025, do ảnh hưởng của cơn bão số 1 (WUTIP), đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho người dân các tỉnh miền Trung, đặc biệt là các hộ nuôi trồng thủy sản tại Đà Nẵng. Lũ lên nhanh và bất ngờ trong đêm đã khiến nhiều gia đình mất trắng tài sản, với ước tính thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.

Bão
• 09:29 15/06/2025

Vắc-xin uống từ vi tảo

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu đang chịu áp lực bởi các đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng, vắc-xin được xem là giải pháp hiệu quả để nâng cao miễn dịch và giảm sự phụ thuộc vào hóa chất. Một xu hướng nổi bật gần đây là ứng dụng vi tảo làm nền tảng sản xuất vắc-xin, mở ra triển vọng phát triển các loại vắc-xin uống bền vững, hiệu quả và ít tốn kém.

Vi tảo
• 09:29 15/06/2025

Tháo gỡ 'nút thắt' trong cấp phép nuôi biển tại Quảng Ninh

Quảng Ninh nổi bật với hơn 45.100 ha vùng biển quy hoạch cho nuôi trồng thủy sản, mở ra tiềm năng lớn cho ngành nuôi biển. Tuy nhiên, thủ tục hành chính rườm rà, thiếu hướng dẫn cụ thể và nhận thức hạn chế của ngư dân đang kìm hãm sự phát triển. Bài viết phân tích những khó khăn, giải pháp thực tiễn tại Quảng Ninh và định hướng thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững, hướng tới xuất khẩu.

Nuôi biển
• 09:29 15/06/2025

Doanh nghiệp thủy sản bị ép giá: Người nuôi và người lao động chịu thiệt

Trong chuỗi cung ứng thủy sản, doanh nghiệp đóng vai trò cầu nối giữa người nuôi và thị trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đang đối mặt với sự chên ép giá từ các chuỗi bán lẻ lớn quốc tế. Và hậu quả không chỉ dừng lại ở mức doanh thu doanh nghiệp bị suy giảm, mà gánh nặng còn trực tiếp chuyển về người nuôi.

Tôm thẻ
• 09:29 15/06/2025

VASEP nhiệm kỳ mới (2025-2030): Chủ động thích ứng – Đổi mới sáng tạo – Phát triển bền vững

Trước bối cảnh thị trường đầy biến động và những yêu cầu ngày càng khắt khe, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa tổ chức thành công Đại hội tàn thể lần thứ 7, bầu ra ban lãnh đạo mới và đặt ra phương châm hành động cho 5 năm tới. Đây là thông điệp quan trọng, định hướng cho toàn ngành, từ doanh nghiệp lớn đến từng hộ nuôi trồng.

Vasep
• 09:29 15/06/2025
Some text some message..