Bình Định: Dịch bệnh tôm hùm đã được khống chế

Ngày 2/4, bà Nguyễn Thị Liên – Phó trưởng Phòng thủy sản, Sở NN-PTNT Bình Định cho biết: hiện tại, tình hình dịch bệnh trên tôm hùm thương phẩm của ngư dân xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn đã được khống chế, chỉ còn vài lồng bè tôm nuôi chết rải rác đang được tiếp tục theo dõi phòng chống dịch.

Bình Định: Dịch bệnh tôm hùm đã được khống chế

Tại thôn Hải Giang, xã Nhơn Hải, 80 hộ ngư dân đã thả nuôi tôm hùm thịt thương phẩm tổng số 33 bè/532 lồng, với sản lượng tôm nuôi 40.060 con. Tuy nhiên, từ cuối tháng 11/2011 đến nay, tôm hùm nuôi thương phẩm chết rải rác, đến tháng 1 và tháng 2/2012, dịch bệnh đã xảy ra trên diện rộng. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do các hộ nuôi mật độ dày trên diện tích hẹp với 532 lồng/20 ha mặt nước và 8 – 10 con/m2, cao gấp 2 lần so với quy định làm mất vệ sinh môi trường, nhiễm khuẩn vùng nuôi do thức ăn dư thừa gây nên, kết hợp với thời tiết biển động, lạnh… đã gây bệnh dẫn đến tôm chết xảy ra 253/532 lồng, với số lượng tôm chết đến nay là 2.152 con gây thiệt hại về kinh tế cho người nuôi tôm.

Trước tình hình dịch bệnh như vậy, Sở NN-PTNT Bình Định đã chỉ đạo Chi cục Thú y tiến hành lấy 5 mẫu tôm còn sống gửi vào Viện Nuôi trồng thủy sản 3 Nha Trang xét nghiệm, đồng thời mời chuyên gia khảo sát thực tế, kiểm tra vùng nuôi, tôm bị bệnh. Kết quả xét nghiệm cho thấy tôm nuôi bị bệnh đen mang và đỏ thân. Phòng Kinh tế TP. Quy Nhơn phối hợp với Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Chi cục Thú y tổ chức tập huấn và hướng dẫn các hộ nuôi tôm áp dụng các biện pháp phòng, trị cho tôm hùm, hỗ trợ 1.640 kg chlorin cho các hộ nuôi thực hiện tẩy rửa, sát trùng lồng nuôi và môi trường vùng nuôi.

Theo Phòng Kinh tế TP. Quy Nhơn, qua tập huấn hướng dẫn phòng trị bệnh và hỗ trợ thuốc chlorin, đến nay số tôm bị bệnh dần dần hồi phục và ổn định.
 

Đăng ngày 03/04/2012
Phi Hùng
Dịch bệnh

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 18:17 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 18:17 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 18:17 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 18:17 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 18:17 25/11/2024
Some text some message..