Bình Định: Ghi nhận đóng góp của những chiến binh xanh thầm lặng

Người buôn bán ve chai, thu gom phế liệu là những chiến binh xanh thầm lặng trực tiếp, góp phần bảo vệ môi trường.

Hội nghị
Ra mắt Câu lạc bộ thu gom phế liệu Quy Nhơn. Ảnh: ICISE

Việc ghi nhận, hợp tác, hỗ trợ, củng cố vai trò và sự đóng góp của người lao động phi chính thức trong lĩnh vực chất thải là một yếu tố then chốt nhằm tăng cường hiệu quả của hệ thống quản lý rác thải là hoạt động đang được quan tâm thực hiện tại thành phố Quy Nhơn, Bình Định.

Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE)  vừa tổ chức sự kiện “Lễ ra mắt CLB thu gom phế liệu Quy Nhơn” với gần 200 lao động thu gom phế liệu trên địa bàn thành phố tham gia. Đây là sự kiện thuộc Dự án “Nhân rộng các mô hình quản lý chất thải tổng hợp thông qua việc trao quyền cho nhóm lao động phi chính thức và thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn” được tài trợ bởi Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) và Đại sứ Quán Nauy.

Sự kiện này mong muốn kết nối và tôn vinh các lao động phi chính thức trong lĩnh vực rác thải là những người đang thực hiện công tác thu mua phế liệu, nhặt rác trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, đồng thời đưa ra các giải pháp giúp cải thiện sinh kế của nhóm lao động này, góp phần thúc đẩy hoạt động phân loại rác tái chế hướng đến nền kinh tế tuần hoàn tại thành phố Quy Nhơn. 

Học sinhHọc sinh tham gia hoạt động vẽ tranh về lao động thu gom phế liệu. Ảnh: ICISE

CLB thu gom phế liệu Quy Nhơn được thành lập với 5 mục tiêu chính: Kết nối các lao động trong lĩnh vực thu gom phế liệu với nhau để thuận lợi hơn trong công tác đào tạo, tập huấn, giúp cải thiện sinh kế của người lao động; Thúc đẩy sự ghi nhận vai trò của nhóm lao động này tại địa phương; Tăng cường sự kết nối giữa cộng đồng và người thu mua nhằm thúc đẩy hoạt động phân loại rác tái chế trong cộng đồng; Kết nối lao động thu gom phế liệu với cơ sở phục hồi vật liệu (MRF) nhằm cải thiện cuộc sống của người lao động; Cung cấp cơ sở dữ liệu về lao động thu gom phế liệu cho chính quyền góp phần hoàn thiện các chính sách và kế hoạch quản lý chất thải rắn tại địa phương.

Tại sự kiện, TS. Đỗ Thị Thu Trang – Nhóm trưởng Nhóm Môi trường và Phát triển bền vững, Viện IFIRSE, ICISE “Giới thiệu về Câu lạc bộ thu gom phế liệu” bao gồm mục tiêu của câu lạc bộ, quyền lợi và vai trò của các thành viên, cũng như cách thức hoạt động của câu lạc bộ. TS. Trần Văn Vinh, Chi cục phó Chi cục Thủy sản Bình Định, sẽ chia sẻ về “Vai trò của cộng đồng và chính quyền trong việc thúc đẩy hiệu quả của Câu lạc bộ thu gom phế liệu Quy Nhơn”.

CLB thu gom phế liệuGần 200 người thu gom phế liệu ở TP Quy Nhơn dự lễ ra mắt CLB thu gom phế liệu Quy Nhơn. Ảnh: ICISE

Tại buổi Lễ, các lao động thu gom phế liệu đã chia sẻ về công việc, những trở ngại, khó khăn trong quá trình làm việc, cũng như những mong muốn và đề xuất của mỗi cá nhân liên quan đến công việc thu gom phế liệu. 

Bên lề Lễ ra mắt CLB, còn diễn ra các hoạt động, như: Đổi rác lấy quà kết hợp với hoạt động giáo dục môi trường tìm hiểu về lao động phi chính thức do UBND TP Quy Nhơn phối hợp với UNDP, đại sứ quán Na Uy và ICISE tổ chức. Hoạt động vẽ tranh về lao động thu gom phế liệu được thực hiện bởi 10 học sinh đến từ lớp vẽ Mỹ thuật Bình Định

Đăng ngày 31/01/2024
Ái Trinh @ai-trinh
Môi trường

Bảo vệ, phòng chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Bão lũ tác động trực tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Ao tôm
• 10:02 31/10/2024

Nguồn nước ở khu nuôi ô nhiễm nghiêm trọng

Ô nhiễm nguồn nước trong khu vực nuôi tôm đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng và ngày càng gây lo ngại cho nhiều người nuôi tôm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm mà còn làm giảm năng suất, tăng chi phí nuôi và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi.

Nước ô nhiễm
• 09:49 30/10/2024

Giải pháp kiểm soát giá giống thủy sản sau bão

Sau mỗi cơn bão, việc kiểm soát giá giống thủy sản trở thành vấn đề nóng, khi giá cả thường tăng cao do tình trạng đầu cơ và nguồn cung bị gián đoạn.

Nuôi tôm thẻ
• 09:47 24/10/2024

Giải pháp phục hồi bền vững nguồn lợi thủy sản tại Việt Nam

Nguồn lợi thủy sản đóng vai trò quan trọng trong cả hệ sinh thái tự nhiên và nền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc khai thác quá mức, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đã dẫn đến suy giảm nghiêm trọng trữ lượng thủy sản, gây ảnh hưởng lớn đến sự cân bằng sinh thái và sinh kế của người dân.

Đánh bắt cá
• 09:38 23/10/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 05:10 05/11/2024

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:10 05/11/2024

Oxy viên hỗ trợ ao nuôi tôm như thế nào?

Oxy viên là một sản phẩm được sử dụng khá phổ biến trong nuôi tôm, đặc biệt trong các hệ thống ao nuôi thâm canh và bán thâm canh. Sản phẩm này có vai trò cung cấp oxy trực tiếp vào nước ao nuôi, giúp tăng cường khả năng hô hấp của tôm và duy trì điều kiện môi trường thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của chúng.

Tôm thẻ
• 05:10 05/11/2024

Thị trường Ấn Độ: Đối thủ hay cơ hội hợp tác của Việt Nam?

Năm 2024 đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng trong ngành thủy sản Ấn Độ, khi quốc gia này ngày càng khẳng định vai trò trong xuất khẩu thủy sản toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam - một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu đang đối diện câu hỏi quan trọng: liệu Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay một đối tác chiến lược tiềm năng?

Tôm thẻ
• 05:10 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 05:10 05/11/2024
Some text some message..