Bình Định khắc phục tôm chết hàng loạt

Năm nay, người nuôi tôm ở Bình Định thả nuôi hết hầu hết diện tích theo kế hoạch. Tuy nhiên, do thời tiết quá khắc nghiệt làm tôm bùng phát dịch bệnh.

xử lý hóa chất
Người nuôi tôm ở Bình Định dùng hóa chất xử lý ao hồ bị dịch bệnh.

Theo Sở NN-PTNT Bình Định, đến nay nông dân các địa phương trong tỉnh đã đưa vào sử dụng trên 1.838ha mặt nước để nuôi tôm, chiếm 84,5% diện tích mặt nước hiện có, tương đương cùng kỳ năm 2015.

Tuy nhiên, do thời tiết nắng hạn kéo dài, nguồn nước ngọt bị thiếu hụt, làm cho độ mặn trong ao nuôi tôm tăng cao, khiến cho tôm nuôi bị sốc, sức đề kháng yếu. Trong khi đó, môi trường nước đã bị ô nhiễm nặng, vi rút gây hại tôm nuôi phát triển, nhất là virus đốm trắng.

Địa phương có nhiều diện tích tôm nuôi bị dịch bệnh nhất là Tuy Phước, huyện trọng điểm nuôi tôm với 971ha, trong đó có 100ha nuôi thâm canh và bán thâm canh, số còn lại nuôi thâm anh cải tiến xen tôm với cua, cá tập trung tại các xã Phước Hòa, Phước Sơn, Phước Thắng, Phước Thuận.

Mới bước vào vụ nuôi đầu năm, lũ tôm đã phải hứng chịu những khắc nghiệt của thời tiết, dịch bệnh bùng phát sớm hơn năm, tôm chết hàng loạt. Theo ông Nguyễn Minh Thiện, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Sơn, xã này có tổng diện tích mặt nước nuôi tôm là 274ha, tập trung ở thôn Vinh Quang 2 với 249ha, thôn Dương Thiện 20ha, thôn Lộc Thượng 5ha.

Thời điểm mới xuống giống gặp phải nhiều đợt không khí lạnh, tiếp đến nắng nóng kéo dài, thêm vào đó mùa mưa năm trước không có lũ lụt nên chất thải trong ao nuôi không được rửa trôi nên dịch bệnh phát sinh trên con tôm sớm hơn năm ngoái.

“Tôm mới 35 - 45 ngày tuổi đã chết trắng hồ vì bệnh thân đỏ đốm trắng. Tôm mới lớn bằng đầu đũa, bán chỉ được 50.000 - 60.000 đ/kg nhưng bà con phải thu hoạch sớm để đỡ lỗ vốn”, ông Thiện cho hay.

Ở xã Phước Hòa (huyện Tuy Phước) tình trạng tôm chết còn thê thảm hơn. Ông Nguyễn Văn Nhâm, Chủ tịch xã Phước Hòa cho biết, vụ 1 năm nay xã Phước Hòa đã thả nuôi toàn diện tích 327ha, riêng 2 thôn Huỳnh Giản Bắc và Huỳnh Giản Nam chiếm đến 312ha.

“Vụ nuôi đầu năm nay do nắng nóng gay gắt làm độ mặn trong nước tăng cao bất thường, nên hiện nay đã có trên 50% trong tổng diện tích 327ha tôm nuôi bị dịch bệnh tấn công. Tôm mới thả nuôi 10 - 15 ngày là đã bắt đầu chết, nhiều diện tích tôm đã nuôi được 1 tháng rưỡi cũng chết, tôm chết từ từ đến cạn hồ. Số nào không chết thì do nước nóng quá cũng không lớn nổi”, ông Nhâm cho biết.

Ông Phạm Quang Ân, Phó phòng NN-PTNT huyện Tuy Phước tâm tư: “Những người nuôi tôm trên địa bàn huyện chỉ còn một lối thoát duy nhất là hạ tầng vùng nuôi phải được xây dựng bài bản thì mới tránh được dịch bệnh. Bởi nguồn nước nuôi ngày càng ô nhiễm, hạ tầng vùng nuôi thì chưa có gì, mạnh ai nấy xả thải ra môi trường nên nguồn nước nuôi bị ô nhiễm thêm”.

Hiện toàn tỉnh có 32,37ha tôm nuôi bị nhiễm bệnh. Trong đó có trên 19ha bị bệnh đốm trắng; 11,61ha bệnh do môi trường và 1,68ha bệnh hoại tử gan tụy cấp tính. Sở NN-PTNT Bình Định đang chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với ngành chức năng và chính quyền các địa phương khoanh vùng nuôi tôm bị dịch bệnh, hỗ trợ người dân xử lý những ao tôm bị dịch bệnh để tránh lây lan diện rộng.

Báo Nông Nghiệp VN, 06/07/2016
Đăng ngày 07/07/2016
Vũ Đình Thung
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

5 yếu tố "vàng" bà con cần lưu ý khi lựa chọn máy cho tôm ăn

Thức ăn chiếm tới 70% chi phí trong nuôi tôm – và đó cũng là lý do khiến nhiều hộ nuôi đau đầu với bài toán lợi nhuận. Bà con có biết, chỉ cần một chiếc máy cho tôm ăn tự động phù hợp, bạn có thể tiết kiệm hàng chục triệu đồng mỗi vụ, giảm lãng phí, tăng năng suất vượt trội?

Máy cho tôm ăn
• 17:44 15/01/2025

Các biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm

Đối với người nuôi tôm, việc xử lý nước nuôi tôm là rất quan trọng. Khi nguồn nước trong ao luôn sạch, sẽ giúp cho tôm khỏe mạnh, mau lớn và phòng tránh được rất nhiều loại bệnh. Sau đây là biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm vào ao nuôi.

Xử lý nước
• 17:44 15/01/2025

Giá cá tra xuất khẩu đầu năm 2025: Tín hiệu tăng trưởng lạc quan

Bước vào đầu năm 2025, thị trường cá tra xuất khẩu đang chứng kiến những tín hiệu tích cực. Sau giai đoạn suy giảm trong năm ngoái do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu, giá cá tra hiện đang phục hồi ổn định và có xu hướng tăng.

Cá tra
• 17:44 15/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 17:44 15/01/2025

Vẹm xanh: Nhiều công dụng tuyệt vời với sức khức khỏe con người

Vẹm xanh – loài nhuyễn thể hai mảnh từ đại dương – không chỉ là món ăn giàu dinh dưỡng mà còn mang lại nhiều giá trị tuyệt vời cho sức khỏe. Với hàm lượng dinh dưỡng vượt trội, vẹm xanh thực sự xứng đáng được gọi là “siêu thực phẩm” cho sức khỏe.

Vẹm xanh
• 17:44 15/01/2025
Some text some message..